| Hotline: 0983.970.780

Người lưu giữ những giá trị văn hóa Thái

Thứ Sáu 17/08/2018 , 14:05 (GMT+7)

Những người Thái đen sống trên cánh đồng Mường Lò không mấy người là không biết tới ông Lò Văn Biến, người bản Cang Nà, phường Trung Tâm, TX Nghĩa Lộ, tỉnh Yên Bái. 

15-35-20_b1
Ông Lò Văn Biến ngồi dịch sách

Năm nay ông 84 tuổi, nhưng vẫn còn khỏe và minh mẫn, người ta kính trọng gọi ông là ải pú (cụ già), ải lung (bố bác)… Ông là “pho sử sống” của người Thái đen, bởi ông đang lưu giữ những giá trị văn hóa Thái vô cùng đặc sắc trên vùng Tây Bắc…

Đặt bàn tay lên những cuốn sách viết bằng chữ Thái cổ ông trầm ngâm bảo tôi: Không biết các cụ viết từ thời nào, chắc là lâu lắm rồi, nhiều từ bây giờ không mấy người dùng nữa. Hồi còn nhỏ tôi học chữ Thái từ ông tôi, sau này lớn lên tôi tiếp tục được học từ các thầy dạy cùng với chữ quốc ngữ. Sau khi học hết tiểu học thời Pháp, nhờ biết chữ nên tháng 2/1955 tôi được cử đi học sơ cấp Sư phạm đặt ở Khu Tự trị Thái Mèo trên Sơn La, năm 1956 thì ra trường, tôi được phân công lên Than Uyên (nay thuộc tỉnh Lai Châu) dạy học. Khi đó cả Than Uyên chỉ có ba thầy giáo, tôi dạy ở xã Mường Than. Hồi ấy dạy song ngữ, chữ Thái và chữ quốc ngữ. Đến năm 1963 thì thôi không dạy chữ Thái nữa...

Ông rít một hơi thuốc dài mắt lơ mơ nhìn làn khói thuốc bay vấn vít trên mái nhà kể tiếp: Cách nay hơn chục năm, khi đi sưu tầm những truyện dân gian, ca dao, tục ngữ của người Thái, tôi phát hiện ra những cuốn sách cổ được người ta cất trong rương, trong hòm hay vất trên gác nhà, nhiều cuốn đã bị mối mọt gặm nhấm gần hết. Đọc trong những cuốn sách ấy thấy nhiều điều người xưa nói rất hay về mùa màng, kinh nghiệm sản xuất, về cúng tế, cất nhà, làm ruộng nương và tình yêu trai gái… Tôi thấy đây chính là những viên ngọc ẩn chứa trong những cuốn sách cổ người xưa truyền lại mà sao mình lại bỏ phí? Thế là tôi cất công đi sưu tầm được vài chục cuốn, nhiều cuốn không còn đọc được nữa vì rách nát, một số cuốn còn đọc được ít nhiều. Tôi bắt tay vào dịch, lại nghĩ mình tuổi cao, sức yếu nhỡ khi mai này nằm xuống ai sẽ thay mình dịch nốt những cuốn sách kia? Từ ý nghĩ đó, năm 2002 tôi quyết định mở lớp dạy chữ Thái cho các cháu và những ai say mê chữ Thái cổ.

15-35-20_b2
Ông Biến say sưa đọc các bài dân ca bằng tiếng Thái

Lớp học chữ Thái do ông Biến mở, mới đầu chỉ 3 - 4 người học, sau lên 10 người... Qua mấy năm dạy, số người ở các bản làng trên cánh đồng Mường Lò đến xin học ngày một đông, trong đó có nhiều cán bộ đang công tác trong các cơ quan nhà nước ở thị xã Nghĩa Lộ. Năm 2006 ông soạn thành giáo trình 100 tiết dạy cho những ai yêu chữ Thái.

Ông dẫn tôi ra ngôi nhà sàn nho nhỏ phía sau nhà lớn, đây là nơi ông ngồi dịch sách và tiếp những người yêu chữ Thái. Trong số đó có hai sinh viên người Nhật tên là Hakiga Namasao và Ôkađa Masasi, rồi Du Tỷ người Thái Lan và tiến sĩ người Pháp tên là Răc đơ mon cũng xin được làm học trò của ông. Hiện nay trên miền núi phía Bắc có 7 tỉnh dạy chữ Thái theo giáo trình do ông soạn, gồm 19 nguyên âm và 19 cặp phụ âm.

Những cuốn sách ông Lò Văn Biến dịch đã in thành sách, trong đó có cuốn: Cầm Hánh đánh giặc cờ vàng, Tìm hiểu tục cúng vía dân tộc Thái đen Mường Lò, Cúng mường, cúng bản, Lễ hội Hạn Khuống, Cúng người chết về Mường trời (Xống phi tai), Cúng vía trâu (Tam khuôn quai)...

Ông tự hào kể rằng: Tháng 9/2013 khi thị xã Nghĩa Lộ xác lập màn đại xòe cổ lớn nhất Việt Nam, tôi và bà Điêu Thị Xiêng là hai người sưu tầm 6 điệu xòe cổ, tham gia hướng dẫn và luyện tập cho các nghệ nhân và diễn viên quần chúng…

Với người Thái, ông chính là báu vật, một pho sách lớn đang gìn giữ những giá trị văn hóa Thái không ai có thể sánh bằng.

15-35-20_b3
Ông Biến (phải) trong một lần nghe thầy mo trình bày một điệu kèn cúng
15-35-20_b4
Ông Biến dạy các cháu chữ Thái trong lễ hội đường phố tháng 9/2017
15-35-20_b5
Điệu xòe cổ do ông Lò Văn biến và bà Điêu Thị Xiêng sưu tầm, truyền dạy

 

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm