| Hotline: 0983.970.780

Người mẹ già nuôi hai con điên loạn

Thứ Sáu 22/02/2013 , 10:30 (GMT+7)

20 năm qua, giấc ngủ của người mẹ già ấy đêm nào cũng đứt đoạn bởi tiếng kêu gào, cấu xé, khóc la thê thiết của 2 người con trai bị bệnh tâm thần.

20 năm qua, giấc ngủ của người mẹ già ấy đêm nào cũng đứt đoạn bởi tiếng kêu gào, cấu xé, khóc la thê thiết của 2 người con trai bị bệnh tâm thần.

Đã sang tuổi 84, ngày về với ông bà cũng dần đến bởi trong mình đã trở đi trở lại nhiều bệnh tuổi già, nhưng bà vẫn day dứt một nỗi đau khôn nguôi. Ai sẽ nuôi, sẽ chăm lo cho 2 người con của bà khi bà qua đời? Nước mắt đã rơi từng đêm thức trắng. Đó là hoàn cảnh của bà Trần Thị Biện, ở tổ 10, khối phố Thanh Nam, phường Cẩm Châu, thành phố Hội An (Quảng Nam).

Chiều cuối năm 2012, trong cái lạnh thấu buốt đến tận xương, chúng tôi vào nhà bà Trần Thị Biện khi chiều đã buông xuống. Ngồi thẫn thờ bên chiếc bàn đặt giữa nhà, bà trông ra ngoài trời dần đen lại như mong mỏi một sự diệu kỳ nào đó. Anh con trai Nguyễn Nhẫn, 41 tuổi của bà ngồi co ro nơi góc nhà, hoảng sợ khi thấy người lạ vào. Dỗ dành mãi anh mới ngồi trở lại tư thế bình thường. Nhưng được vài phút đã lại hoảng loạn và bỏ chạy đi đâu mất. Màn đêm hút anh vào sâu trong những con ngõ dài và những bờ rào cao quá đầu người. Bà Biện nhìn theo con mà nước mắt lưng tròng. 

Bước từng bước nặng nhọc pha nước mời khách mặc dù chúng tôi đã bảo là mình đã uống nước, bà cụ vừa phân trần: "Khổ quá, thằng Nhẫn ni hắn bị nhẹ mà đã rứa rồi. Chỉ lâu lâu mới quậy phá, bỏ chạy, la hét. Nhất là khi thấy người lạ là hắn lại như rứa. Già rồi, lại còn phải trông nom, dỗ dành khi con lên cơn. Trời phạt cái thân già ni quá trời ơi. Nhưng còn thằng Lên nằm trong kia nữa..."


Bà Biện chỉ biết dỗ dành anh Lên mỗi khi cơn điên trở đến với anh

Chưa hết câu nói của bà, trong căn phòng phía trong chợt vang lên những tiếng động mạnh, những tiếng thét ré rợn người, những câu cười khóc lẫn lộn liên hồi. Lấy hết sức bình tĩnh, chúng tôi men theo sát tường nhà để vào vì biết anh này cũng bị bệnh như anh lúc nãy. Cánh cửa phòng vừa hé mở, một gương mặt ám ảnh với cặp mắt trợn ngược, bọt mép sùi ra cùng với tay chân đập mạnh xuống giường. Đó là anh con trai tên Nguyễn Lên, năm nay 37 tuổi của bà Biện. Bà bảo do anh này hay chạy nhảy, quậy phá nên gia đình đã phải hội ý và mua xích về xích anh lại trên giường. Ăn uống và vệ sinh của anh đều phải làm hết tại một vị trí.

Đôi mắt anh Lên trợn ngược nhìn chúng tôi như kẻ thù mà cũng như cầu cứu một điều gì đó. Rồi anh òa khóc, đôi tay bám chặt lấy bàn tay tôi. Nước mắt anh nhỏ xuống đầy cả tay tôi. Vừa sợ lại vừa xót xa, bởi đây là lần đầu tiên tôi tiếp cận với một người bệnh tâm thần ở cự ly cần như thế. Bàn chân bị xích của anh cố lôi đi, đến nỗi vòng xích vướng lại đến rướm máu. Tôi bảo bà Biện mở xích ra cho anh Lên một chút, bà lắc đầu, quay mặt đi, nước mắt tuôn dài trên đôi gò má nhăn nheo. Tôi biết, bà cũng muốn con mình trở lại bình thường, được mở xích để như mọi người. Nhưng không được...

Câu chuyện lại bắt đầu khi chúng tôi dìu bà Biện ra bàn nhà ngoài. Trong nước mắt, trong dòng suy tưởng lúc thông, lúc đứt đoạn của mình, bà kể lại nỗi đau khôn nguôi của gia đình mình. Khoảng 20 năm trước, lần lượt anh Nguyễn Nhẫn và Nguyễn Lên đang là những thanh niên khỏe mạnh bình thường bỗng trở nên ngơ ngác, hành động mất kiểm soát. Ban đầu thì nhẹ, dần dần chuyển sang nặng...

Do gia đình bà nằm trong diện có công cách mạng nên cách đây khoảng 10 năm, chính quyền địa phương đã tạo điều kiện để vợ chồng con cái bà về nơi ở hiện tại trong 1 ngôi nhà mới khang trang. Nhưng xây xong nhà, tiền bạc hết, sức người cũng hết. Căn nhà rộng càng ai oán, thảm thiết hơn trước tiếng gào thét, kêu la của hai đứa con. Tuổi già, bệnh tật, lại thêm nỗi đau con cái, chồng bà Biện đã qua đời cách đây hơn 3 năm, để lại bà cùng ngôi nhà ngập tràn điên loạn.

Bà cho biết, bà con 3 người con nữa nhưng đều là công nhân và thợ tự do, thu nhập bấp bênh, không đủ trang trải cuộc sống nên không thể giúp mẹ và 2 anh nhiều được. Lâu lâu, về cho mẹ và 2 anh vài chục hay nấu giúp một bữa ăn là quá lắm rồi. Không phải vì họ vô tâm mà cuộc sống quá nhiều cái để lo với gia đình riêng và bản thân họ...

Gia cảnh trên đang rất cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm. Mọi sự giúp đỡ xin gửi về địa chỉ trên hoặc gửi về văn phòng Báo NNVN tại ĐBSCL, số 49 Lý Tự Trọng, TP Cần Thơ, ĐT: 0710385431, chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm