| Hotline: 0983.970.780

Người miền Nam điêu đứng vì nắng nóng

Thứ Ba 11/05/2010 , 08:50 (GMT+7)

Sáng sớm đã 28-30 độ C, mồ hôi chảy ướt đẫm lưng áo. Trưa nóng hơn 38 độ. Hoàng hôn, mặt đường Sài Gòn lại hầm hập phả vào mặt người. Những ngày qua người dân kêu trời vì nóng.

Sáng sớm đã 28-30 độ C, mồ hôi chảy ướt đẫm lưng áo. Trưa nóng hơn 38 độ. Hoàng hôn, mặt đường Sài Gòn lại hầm hập phả vào mặt người. Những ngày qua người dân kêu trời vì nóng.

Tại khu phòng trọ công nhân trên đường Bùi Văn Ba, quận 7, 22h đêm ngày 9/5, hàng chục nam nữ công nhân khu chế xuất Tân Thuận thay vì ngủ lấy sức để sáng đi làm, lại kéo nhau ra đường ngồi hóng gió.

Nam, một công nhân trong nhóm cho hay, phòng trọ của họ vốn đã chật chội, nay lại thêm cái nóng hừng hực vừa đặt lưng xuống đã chảy mồ hôi, mở quạt thấy toàn hơi nóng nên không thể ngủ được. “Đêm nào nóng quá, chúng em phải ngồi chơi ở bên ngoài cho đến khi thật buồn ngủ rồi mới vào phòng”, Nam nói.

Để tránh nắng nóng, nhiều người khi ra phố phải che chắn bằng khăn che, áo khoác và găng tay

Cùng tình cảnh “chảy mồ hôi” trong phòng trọ ẩm thấp lợp mái tôn không có trần chắn nhiệt tại quận 2, nhóm sinh viên trường Đại học Văn hóa cho biết, dù đã mở quạt số lớn nhất kết hợp với giải pháp tắm thường xuyên nhưng vào buổi trưa, ai nấy đều ướt đẫm mồ hôi.

“Cứ vài phút em vào nhà tắm xối nước lên đầu một lần nhưng vẫn không khỏi nóng. Chúng em là con trai còn có thể mặc quần đùi ở trần. Chỉ tội nghiệp các bạn sinh viên nữ”, Khải, sinh viên năm hai nói.

Chị Hương, nhà ở quận Bình Tân cùng một số nữ công của khu công nghiệp Tân Tạo, thì cho hay, nhà trọ không có máy lạnh, trời nóng khiến trẻ không chịu ngủ, không dám chĩa thẳng quạt máy vào các bé nên mẹ phải thức quạt cả đêm.

Ở trong nhà đã thế, với những người có công việc phải đi suốt ngày ngoài đường càng khổ hơn, bởi nắng bắt đầu gay gắt từ 7h sáng kéo dài cho đến tận chiều. Trên các tuyến phố, dễ thấy cảnh những phụ nữ, thậm chí ngay cả đấng mày râu cũng mặc áo khoác, khăn che kín mặt.

Nhóm công nhân giao nhận của một công ty nước giải khát ở quận 3 cho hay, chưa năm nào họ bị nắng nóng “tra tấn” như năm nay. “Chạy xe ngoài đường 30 phút là nắng đã làm hoa mắt. Cực nhất là những lúc phải khuân vác hàng, người lúc nào cũng ướt đẫm mồ hôi”, một công nhân nói.

Để tránh nắng, tại các ngã tư khi có đèn đỏ, đoạn nào có bóng râm là dòng người lại tranh nhau đứng, bất chấp bóng râm cách xa vạch vôi hàng chục mét.

Không chỉ gây khó chịu, dễ cáu gắt, ảnh hưởng đến ngủ nghỉ, theo nhiều người dân Sài Gòn, nắng nóng kéo dài còn làm cho việc ăn uống trở nên thay đổi theo hướng chỉ muốn uống mà chẳng muốn ăn.

Chủ quán cơm tấm có tiếng trên đường Võ Văn Tần, quận 3, cho biết, từ khi trời nóng bức, quán này ế khách hẳn. Các quán chuyên kinh doanh thức ăn nướng cũng cho hay, dù quán đã thiết lập hệ thống phun hơi nước để làm mát nhưng khách hàng vẫn thưa thớt. Trong khi đó, các quán cơm văn phòng, các quán ăn có máy lạnh, món ăn có nước lại đông khách hơn.

“Cực hình nhất vào những ngày này là ăn ở những nơi không có máy lạnh. Cuối tuần qua, một người bạn ở Hóc Môn mời đi ăn cưới vào buổi trưa. Cả nhóm chúng tôi ngồi tí rồi về vì không chịu nổi nóng”, chị Ly nhà ở Bình Thạnh nói.

Để tránh nắng, ngoài việc trùm kín khi ra đường, nhiều người còn chọn giải pháp trốn biệt trong phòng máy lạnh không đi ra ngoài, đến hồ bơi để giải nhiệt hoặc mở quạt máy suốt đêm. Tuy nhiên theo các bác sĩ, việc lạm dụng các giải pháp này rất dễ sinh bệnh, nhất là đối với trẻ.

Cụ thể, trong hơn một tháng qua, số trẻ em nhập viện vì các chứng cảm, sổ mũi, viêm họng, nổi hạch, viêm màng não cũng tăng cao. Nguyên nhân được xác định do bố mẹ cho ngủ quạt hoặc mở máy lạnh suốt đêm, số khác do trầm mình vào hồ bơi nhiều giờ. Một số bé viêm họng do uống nhiều nước đá.

Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, nhiệt độ tại TP HCM mấy ngày qua lên đến gần 38 độ C và đây là thời điểm nóng nhất kể từ đầu mùa khô đến nay.

Cũng theo các chuyên gia, do tình hình biến đổi khí hậu toàn cầu, mùa nóng năm nay kéo dài hơn những năm trước. "Lẽ ra thời tiết đã bớt nóng, tuy nhiên hiện có một đợt không khí lạnh tăng cường về miền Bắc đẩy áp thấp nóng nén về khu vực Trung và Nam bộ nên nhiệt độ vẫn còn duy trì ở mức cao, kéo dài trong vài ngày tới. Tại Đà Lạt - nơi vốn được mệnh danh là chiếc máy lạnh của miền Nam, nhiệt cao nhất 28 đến 29 độ C", chuyên gia về dự báo thời tiết Lê Thị Xuân Lan nói.

(Theo VnExpress)

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sìn Hồ thiệt hại nhiều cao su do mưa đá, gió lốc

Mưa đá gió lốc đã khiến hàng nghìn cây cao su bị gãy đổ, hàng trăm hécta phải dừng khai thác, cạo mủ. 

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm