| Hotline: 0983.970.780

"Người Mỹ sẽ phải ăn cá tra Việt Nam đắt hơn"

Thứ Bảy 18/09/2010 , 08:30 (GMT+7)

Ngày 15/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra thông báo chính thức về kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) cá tra với mức thuế suất cao phi lí. Trước sự áp đặt này, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP.

Ông Trương Đình Hoè
Ngày 15/9, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) ra thông báo chính thức về kết quả sơ bộ đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá (CBPG) cá tra với mức thuế suất cao phi lí. Trước sự áp đặt này, NNVN đã có cuộc trao đổi với ông Trương Đình Hoè, Tổng thư ký VASEP.

Thưa ông, cá tra Việt Nam XK vào Mỹ chưa bao giờ bị tính thuế cao như lần này?

Đúng vậy. Trước đây, mức thuế cao nhất được gọi là thuế chung cho toàn quốc (thuế nation-wide), áp dụng cho các doanh nghiệp chưa có mức thuế suất riêng biệt, là 63%. Còn lần này, một số doanh nghiệp Việt Nam có thuế suất riêng biệt lại bị tính thuế tới 130%, cao gấp đôi cả thuế nation-wide trước đây. Cụ thể như Cty Vĩnh Hoàn, Agifish, ESS LCC và South Vina bị tính mức thuế suất 4,22 USD/kg (tương đương với 130%), Cty Vinh Quang chịu thuế suất 2,44 USD/kg. Các DN còn lại chịu thuế suất toàn quốc là 2,11 USD/kg. 

Đây là một điều vô lý?

Không sai. Bởi theo nguyên tắc, thuế nation-wide luôn cao hơn so với các DN đã có thuế suất riêng biệt, tức là đã bị xem xét trong vụ kiện CBPG. Lần này, DN có thuế suất riêng biệt lại phải chịu thuế cao gấp hơn 2 lần thuế nation-wide. Đây là một điều rất không bình thường.

Sự vô lý này vẫn là do DOC đã không đúng khi lấy các giá trị thay thế từ Philippines?

DOC lấy các giá trị thay thế từ Philippines là không có cơ sở. Nghề nuôi cá tra ở Philippines chỉ mới bắt đầu hình thành, sản lượng còn rất nhỏ và hầu như chưa có xuất khẩu, thì không thể đem áp dụng vào Việt Nam là nước mỗi năm sản xuất tới 1,2 triệu tấn cá tra, đứng đầu trong việc xuất khẩu cá tra vào Mỹ. Trước đây, chính DOC đã từ chối việc lấy các giá trị thay thế từ Philippines. Lần này, họ bỗng lấy giá trị thay thế từ Philippines mà không đưa ra một bằng chứng nào cho thấy giá trị đó đã có những điểm mới mẻ, được cải thiện so với thời điểm mà họ đã từng từ chối.

Nếu kết quả sơ bộ này được giữ nguyên khi DOC công bố kết quả chính thức, nó sẽ chỉ tác động tới những doanh nghiệp bị áp thuế cao hay cả ngành cá tra Việt Nam?

Quyết định của DOC sẽ ảnh hưởng lớn tới cả ngành sản xuất cá tra Việt Nam. Bởi đợt xem xét hành chính lần 6 đã như vậy, thì không thể loại trừ các đợt xem xét hành chính lần 7, lần 8 ... cũng sẽ có kết quả tương tự. Mà các giai đoạn thời gian trong các đợt xem xét hành chính lần 7, lần 8, số DN Việt Nam tham gia xuất khẩu cá tra vào Mỹ nhiều hơn số doanh nghiệp ở lần 6. Vả lại, nếu kết quả sơ bộ được giữ nguyên, các doanh nghiệp bị áp thuế quá cao sẽ không dám xuất khẩu vào Mỹ nữa, vì khi ấy, giá mỗi kg cá tra bán lẻ ở Mỹ sẽ lên tới ... 8 USD/kg. Cá thịt trắng mà bán với giá ấy, ai dám ăn?

Các DN chưa bị áp thuế cao cũng sẽ mang tâm lý hoang mang, lo sợ, bởi không biết những lô hàng mà mình đang xuất, trong những đợt xem xét hành chính sắp tới, sẽ bị áp thuế ra sao với cách hành xử đầy tính áp đặt của DOC. Hậu quả là xuất khẩu cá tra Việt Nam vào Mỹ sẽ bị suy giảm nặng nề, gây tác hại xấu tới những người nuôi cá tra Việt Nam, tới những nỗ lực cải thiện chất lượng cá tra mà Việt Nam đang thực hiện.

Và khi đó người tiêu dùng Mỹ sẽ phải mua cá tra VN đắt hơn?

Đúng thế. Không chỉ người nuôi, DN và ngành cá tra của Việt Nam bị ảnh hưởng, mà các nhà nhập khẩu và người tiêu dùng Mỹ cũng chịu thiệt thòi không nhỏ, khi mà cá tra đã lọt vào top 10 trong các sản phẩm thuỷ sản được ưa chuộng nhất ở Mỹ. Quyết định này cũng sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ thương mại Việt - Mỹ.

VASEP và các doanh nghiệp sẽ ứng phó ra sao?

Đây là vấn đề mang tính pháp lý, nên trước hết, VASEP và các DN sẽ cùng nhau tiến hành biện luận, tranh luận với DOC, thu thập và cung cấp cho DOC những thông tin liên quan đến giá trị thay thế, nhằm thuyết phục DOC thay đổi quốc gia thay thế trước khi ra quyết định cuối cùng. Bên cạnh đó, VASEP cũng sẽ thực hiện một chiến lược truyền thông, nhất là giới truyền thông Mỹ, sẽ vận động sự tham gia và lên tiếng ủng hộ từ các nhà nhập khẩu, từ người tiêu dùng Mỹ. Đồng thời chúng tôi cũng đã báo cáo lên các Bộ, ngành có liên quan để có những phản ứng kịp thời tới DOC.

Xin cám ơn ông!

Xem thêm
Gạo ST24, ST25 chưa được hưởng ưu đãi thuế quan khi xuất khẩu sang châu Âu

Vừa qua, xuất hiện thông tin về việc giống gạo ST24 và ST25 đã được ưu đãi thuế xuất khẩu sang thị trường EU. Tuy nhiên, đây là các thông tin chưa chính xác.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Phía sau mặt cỏ xanh của Sân vận động Thiên Trường

Thiên Trường, sân nhà CLB Bóng đá Thép Xanh Nam Định gần đây được đánh giá có chất lượng mặt cỏ top đầu V-League, vậy điều gì đã làm nên màu xanh tươi mới này?

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm