| Hotline: 0983.970.780

Người "nghĩ khác" trên đỉnh Pha Đin

Thứ Năm 10/11/2011 , 12:09 (GMT+7)

Ở đỉnh đèo Pha Đin quanh năm mây phủ và heo hút gió, cuộc sống của bà con người Mông nơi đây còn gặp vô vàn gian khó. Ấy vậy mà ở chính cái mảnh đất khắc nghiệt đó đã sinh ra một tỷ phú.

Ở đỉnh đèo Pha Đin quanh năm mây phủ và heo hút gió, cuộc sống của bà con người Mông nơi đây còn gặp vô vàn gian khó. Ấy vậy mà ở chính cái mảnh đất khắc nghiệt đó đã sinh ra một tỷ phú.

>> Khổ tận đến ngày cam lai
>> Khát vọng Tây Bắc

20 tuổi mới học lớp...1

Dừng xe bên quán nước trên QL 6, nơi đỉnh đèo Pha Đin đoạn giữa Sơn La và Điện Biên, để kiếm điếu thuốc lào, chúng tôi gặp một người đàn ông dân tộc Mông chừng 50 tuổi đang bán táo mèo (sơn tra) với điệu bộ hoạt bát, nói tiếng phổ thông rất sõi. Hỏi ra thì biết đó là tỷ phú vùng cao Mùa Dũng Dua (bản Lồng, xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, Điện Biên), người có tới 23 ha rừng thông tự trồng và mấy ha cây ăn quả, cây lương thực và rất nhiều vật nuôi. Ngày nào anh cũng cùng vợ, con bán hàng ở đỉnh đèo này.

Sau một hồi lân la làm quen, Dua cởi mở mời tôi vào thăm trang trại của anh để cùng thưởng thức món thịt lợn bản và gà mèo do anh nuôi được. Anh bảo mình là người Mông, chẳng mê tín, bói toán gì nhưng có lẽ người ta sinh ra cũng có số thật. Anh sinh ra và lớn lên ở chính cái mảnh đất khi xưa vốn là nơi "chó ăn đá, gà ăn sỏi" này vì nó vừa xa trung tâm, lại quanh năm mịt mù mây phủ.  

"Cánh rừng kia là công sức mấy chục năm qua của vợ chồng tôi đấy"

Ngó ra khỏi cửa nhà chỉ có mây ngàn, gió núi và cây rừng, ngay cả ánh nắng cũng hiếm hoi. Ngày ấy dân ở đây hầu hết đói nghèo, đẻ nhiều, ốm đau chỉ cúng bái. Còn việc trồng cây thuốc phiện và nghiện ngập là chuyện thường ngày.

Nhà anh cũng nghèo. Vì thế ngay từ nhỏ anh đã phải phụ giúp bố, mẹ làm nương. Năm 1977, khi đã 20 tuổi anh mới đi học lớp 1 và may mắn cũng đến với anh trong năm ấy: Lấy được vợ. "Mà yêu nhau hẳn hoi chứ không phải cưỡng ép, bắt cướp gì đâu nhé. Mình đến nhà bố người yêu chơi, khi về còn được ông ấy sai người mổ gà, đồ xôi gói đi ăn đường đấy", Dua khoe vậy. Tuy học giỏi, viết chữ o rất tròn, viết con số rất thẳng, lại biết cộng, trừ tới 3 chữ số nhưng từ ngày có vợ, nỗi nhớ vợ và lo đói cơm lớn hơn yêu chữ, thế là học xong lớp 2, Dua bỏ học.

Với chứng nhận đã học hết lớp 2, lại nhanh nhẹn, tháo vát, Dua trở thành xã viên HTX chăn nuôi bò xã Toả Tình và được đảm nhiệm chân kế toán HTX. Chỉ mấy năm sau, HTX ấy đổ bể nhưng kế toán Mùa Dũng Dua đã kịp rút ra bài học xương máu: "Trong làm ăn phải thật sự hết lòng với công việc, không thể làm ăn chung với những ai vừa thiếu trách nhiệm lại thiếu hiểu biết".

Dồn hết vốn tích cóp của cả nhà, vay thêm của anh em, Dua mua lại được của HTX 5 con bò cái gầy trơ xương. Ai cũng khuyên Dua nếu ít tiền thì chỉ chọn mua lấy 1-2 con nhưng phải béo tốt, chứ cái khung xương di động này thì sống làm sao nổi. Nhưng Dua biết, nếu cho nó ăn uống tử tế thì chỉ mấy tháng sẽ thành đàn bò đẹp.

Lần đầu tiên có tới 5 con bò là tài sản riêng, vợ chồng Dua mừng lắm. Ngày ngày chăm sóc đàn bò như chăm sóc con cái mình. 6 tháng sau, con bò cái lớn nhất đàn cho thêm 1 con bê và 5 năm sau, đàn bò của Dua đã lên tới gần 30 con. Thấy chăn nuôi trâu lãi hơn nuôi bò, vợ chồng Dua quyết định bán đi hơn 20 con bò để mua 5 con trâu nái, còn lại thì tu sửa cái nhà cửa vững chãi hơn. Vào những năm đầu thập kỷ 90 (TK XX), thấy Dua chăn nuôi mà thu tiền dễ như vào rừng lấy gỗ, nhiều người đã kéo đến học cách chăn nuôi và được Dua chỉ bảo cẩn thận.

Cũng như khi nuôi bò, đàn trâu của Dua cứ béo nung núc, đẻ sòn sòn nên chỉ dăm năm sau đã lên tới hơn 20 con. Mùa Dũng Dua đã trở thành ông "vua" trâu, bò trên đỉnh Pha Đin. Nhưng đó mới chỉ là một phần thu nhập nhờ cái cách "nghĩ khác" của anh. Ấy là chuyện Dua quyết từ bỏ việc trồng cây thuốc phiện và chuyển sang nhận 23 ha đất trồng rừng, trồng cây ăn quả.

Vào những năm 80 và đầu thập kỷ 90 (thế kỷ XX), cây thuốc phiện là nguồn thu chủ yếu của bà con các dân tộc vùng cao. Toả Tình khi ấy cũng tím ngắt hoa thuốc phiện với diện tích chẳng ai thống kê được nhưng chắc chắn là nhiều hơn diện tích cây lúa, cây ngô. "Tôi trồng thuốc phiện vào loại tốt nhất vùng. Nhiều cây cho tới 12 quả to như cái chén uống nước - Dua kể - mỗi ngày thu được tới 5-6 lạng thuốc phiện, ấy vậy mà cũng chẳng làm giàu được. Dân bản nghiện hút ngày một nhiều. Nhiều người thân của tôi cũng mắc nghiện mà chẳng cai được".

Tuy học ít nhưng Dua lại nhận thấy rõ tác hại của thuốc phiện nên dẫu là chủ nương thuốc phiện lớn, quanh nhà luôn sẵn bàn đèn, nhiều người rủ rê nhưng anh chẳng bị mắc bẫy nàng tiên nâu. Năm 1993, khi Nhà nước thực hiện chuyển hướng sản xuất, xoá bỏ cây thuốc phiện, Dua hưởng ứng ngay. "Tuy ngày ấy mình chưa biết trồng cây gì để thay nguồn thu lớn như từ cây thuốc phiện nhưng mình thấy cây thuốc phiện cần được bỏ đi, nếu không sẽ hỏng cả con, cháu mình, thế là mình không trồng cây thuốc phiện nữa".

Nghĩ khác, làm khác

Dua lang thang tìm học hỏi kinh nghiệm làm ăn ở các xã, bản lân cận, nhân tiện học thêm tiếng phổ thông. "Nhiều người bảo tôi có cái tuổi Đinh Dậu - 1957, lại được vợ cùng tuổi nữa nên cứ đi buôn bán với họ là sẽ giàu nhanh lắm, tuổi con gà vàng mà. Nhưng tôi nghĩ mình là nông dân, vốn ít, kinh nghiệm ít, cứ chăm chỉ làm nông nghiệp cho chắc ăn". 

Nhờ nuôi bò sinh sản, anh Dua dã thoát nghèo và có vốn để làm giàu

Anh dành hơn 2 ha đất để trồng lúa nương, ngô, bí đỏ đảm bảo nguồn lương thực hàng ngày của gia đình và làm chỗ chăn thả trâu, bò. Còn lại hơn 1 ha đất, thấy quả táo mèo ở một số nơi bán được giá mà lại dễ trồng, phù hợp với vùng lạnh như Pha Đin, anh liền kiếm hạt về ươm, trồng. Hơn 20 ha đất rừng đã nhận, anh cứ túc tắc đào hố trồng thông đuôi ngựa.

"Mất mấy năm trời chúng tôi mới trồng hết được cánh rừng này đấy. Bây giờ thì rừng thông đã 7-8 năm tuổi rồi, cây to đã có đường kính hơn 10-15cm. Có người muốn trả nhiều tỷ đồng để mua hết cánh rừng này nhưng tôi không bán, để lại làm vốn cho con, cháu thôi. Đỉnh Pha Đin này mà làm du lịch sinh thái thì ai cũng thích", anh Dua vui vẻ.

Tiếng chuông điện thoại di động đổ dồn, anh Dua nghe xong, gọi đứa con rể út ngoài vườn về, bảo: "Mổ ngay 1 con lợn bản để tý nữa có người sang lấy, giá móc hàm là 150 ngàn đồng/kg. Nhân tiện có nhà báo ở đây, để lại 1 ít thịt và lòng làm vài món nhắm".

Quay sang tôi, anh bảo: Thế là trưa nay ta có món tiết canh, thịt lợn bản và gà mèo rồi. Cán bộ phải ở lại đây, vui cái vui của người làm nông nghiệp với chúng tôi đấy!

Chấp nhận đi lên bằng nghề nông nên anh Dua rất chịu khó học hỏi, tìm tòi những cách sản xuất hàng hoá của lợi nhuận cao. 5-6 năm nay, vườn táo mèo của anh đã cho thu hoạch với mức bình quân 1 triệu đồng/ngày hái quả. Chỉ vào cây táo mèo sai trĩu quả như cây táo cảnh, anh bảo: "Có nhiều cây cho tới hơn 2 tạ quả 1 vụ. Tính ra mỗi cây táo mèo cũng thu được từ 1-3 triệu đồng/vụ. Tôi lại tự nhân giống dưa mèo, trồng xen khắp nương lúa, mỗi ngày cũng thu được hơn nửa triệu tiền bán dưa mèo cho khách vãng lại đấy. Nông sản vùng cao có nhiều cái bán được giá mà nông dân lại bỏ quên, mình phải tìm cách phát triển nó".

Trong khu trang trại của anh Dua có rất nhiều khu chuồng chăn nuôi, cái dành cho trâu, bò; cái dành cho lợn, gà rồi khu cho sóc, gà lôi, gà gô... Dua bảo: Bây giờ mình cũng yếu rồi, không thể cứ trồng lúa, ngô và chăn nuôi nhiều đại gia súc được nên tôi đang tính chuyển sang nuôi nhưng con vật nhỏ mà thu lớn hơn. Mấy trăm con gà mông thuần chủng này cũng có giá tới 60-70 triệu đồng đấy. Còn cặp gà lôi kia tuy mới nhân giống nhưng đã có người trả tới gần 6 triệu đồng. Con sóc, con don bây giờ thành đặc sản, nếu nuôi được thì thu tiền triệu hàng ngày dễ như chơi.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Sụt lún nghiêm trọng tại kho một công ty lương thực thiệt hại 10 tỷ đồng

CẦN THƠ Vụ sụt lún xảy ra tại kho Bến Thủy của một công ty lương thực, ước tính thiệt hại 10 tỷ đồng, ngành chuyên môn đang tìm hiểu nguyên nhân.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm