| Hotline: 0983.970.780

Người ngồi lặng thấy phong ba

Thứ Năm 01/10/2015 , 06:10 (GMT+7)

Nhà thơ Nguyễn Kim Ngân trưởng thành trong phong trào sinh viên đấu tranh đô thị ở miền Nam trước năm 1975.

15-53-35_nguyen-kim-ngn-ky-tng-sch
Tác giả “Người mẹ Bàn Cờ” nổi tiếng một thời!

Minh chứng rõ nhất cho tháng ngày dấn thân của ông là bài thơ “Người mẹ Bàn Cờ” được nhạc sĩ Trần Long Ẩn phổ nhạc, ghi dấu trong lòng công chúng gần 40 năm qua. Thế nhưng, mãi khi ngoài 60 tuổi, tác giả Nguyễn Kim Ngân mới ra mắt tập thơ đầu tay có tên gọi “Sông chảy bên trời”.

Nhà thơ Nguyễn Kim Ngân ngại nói về bản thân. Ông đã quen sống khiêm nhường và lặng lẽ. Ngay tập thơ “Sông chảy bên trời” cũng do bạn bè thương tình gom góp in cho. Tuy nhiên, chỉ cần đọc thơ Nguyễn Kim Ngân cũng ít nhiều thấy được hành trình qua năm tháng của ông.

Thơ Nguyễn Kim Ngân bất đầu giục giã lên, bởi nỗi đau quê hương bị giày xéo. Ngày gặp lại “Vườn hoang” xót xa: “Ai trả lại tôi, quê hương vô tội/ Tôi trả lại người nửa kiếp si mê”. Vào học khoa Triết - Đại học Văn Khoa Sài Gòn, chàng sinh viên Nguyễn Kim Ngân tham gia xuống đường đòi hòa bình và công lý. Nhiều đồng môn bị bắt, bị kết án, bị lưu đày, Nguyễn Kim Ngân đã nhặt được ở ranh giới sinh tử cao đẹp ấy những câu thơ giản dị mà xúc động viết nên bài thơ “Chiếc còng sắt”: “Đừng cho biết, mẹ già anh sẽ khóc/ Nếu có hỏi, bảo anh còn đi học/ Vẫn bình yên và đỗ đạt như xưa/ Thôi giã từ các bạn giữa đêm mưa/ Tôi đã nếm đủ mùi trong ngục thất…”.

Thơ Nguyễn Kim Ngân giai đoạn này là những tiếng gào xé ruột xé gan: “Ta lạc tay ngã xuống giữa mơ hồ/ Làm cầu gãy trên dòng sông tuyệt vọng… Người đi đi, ta ở lại một mình/ Trọn một kiếp chỉ mơ ngày chiến thắng”. Chính vì niềm tin mãnh liệt ấy, con - người - thi-  sĩ dễ dàng nhận ra nét đẹp “Người mẹ Bàn Cờ”: “Đường Việt Nam Bàn Cờ/ Tình Việt Nam như tơ/ Đồng Việt Nam lầy lội/ Giặc đợi chết từng giờ”.

Từ tâm trạng một người dân mất nước dằn vặt “Đêm nay trời chắc còn mưa/ Mình về cho gió bớt lùa vết thương”, nhà thơ Nguyễn Kim Ngân đón chờ ngày quê hương giải phóng để chạy về miền Trung ở với mẹ già: “Xin mẹ chớ buồn đau/ Với lều tranh đạm bạc/ Giếng chưa bao giờ đục/ Lòng mẹ vẫn trong xanh”.

Nguyễn Kim Ngân bỏ lại sau lưng Sài Gòn đô hội và những tuổi trẻ hào hùng, ông chọn nghề dạy học ở thôn Triều Sơn, xã Xuân Thọ, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên và mở lòng ra với miền quê nghèo “Về đây sống với núi rừng/ Nỗi đau trên đá, nỗi mừng trên cây”.

Làm hiệu trưởng một trường cấp 2 hơn mười năm, nhưng nhà giáo - nhà thơ Nguyễn Kim Ngân vẫn ở nhà tranh vách đất. Để kiếm thêm tiền nuôi vợ và ba con, ông cũng học nghề nuôi tôm nhưng có lẽ vận làm giàu chưa đến, nên chuyện làm ăn cứ thất bát luôn.

Vượt lên tất cả, nguồn thơ trong Nguyễn Kim Ngân vẫn âm mạch ngầm tuôn chảy. Không chỉ thao thiết thương người, trái tim ông cũng khắc khoải “Thương rừng” bị tàn phá: “Một ngày lửa đốt lời chim/ Chỉ còn ngơ ngác mắt em mảnh rừng”. Hai câu thơ chầm chậm mà ray rức như một tiếng thở dài.

Bây giờ nhà thơ Nguyễn Kim Ngân đã trở thành một nhà giáo về hưu. Ông để lại trường lớp “Phía sau lưng gió” trong hồi hộp trang nghiêm: “Trên bảng đen, hay trên bầu trời có những dòng kẻ ngang song cửa/ Em hãy để trống một dòng cho tôi nhớ về em”.

Cuộc nuôi tôm của Nguyễn Kim Ngân vẫn còn tiếp diễn, được thua thế nào chưa ai biết. Dù ông nghĩ “Được thì kẻ bại khiến buồn lây/ Thua thì kẻ thắng làm ta nhục”, nhưng lối nhỏ ông chọn vẫn nằm phía trắc ẩn nhân sinh: “Đi qua ngôi đền các triết gia/ Đi qua nhà rách các nhà thơ/ Gặp trái tim người ta sững lại/ Không biết đường nào đứng ước mơ”.

Chàng sinh viên đấu tranh đô thị khí phách với bài thơ nổi danh “Người mẹ Bàn Cờ” đã trở thành một lão nông bên đìa tôm quạnh vắng. Số phận an bài như thế, và Nguyễn Kim Ngân thanh thản sống, thanh thản nghĩ, rồi thanh thản viết: “Có giận hờn, oán trách gì đâu/ Đời một người chưa bao giờ dễ hiểu/ Hãy thoảng qua đủ lay từng cánh liễu/ Để cho người ngồi lặng thấy phong ba”.

Vâng, cứ thoảng qua thôi. “Sông chảy bên trời” thoảng qua ký ức cuộc đời Nguyễn Kim Ngân, dù mỗi ngày ông “ngồi lặng” vẫn phải “thấy phong ba”!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm