| Hotline: 0983.970.780

Người Nhật bớt chăm chỉ thì nước Nhật có còn là chính nó hay không?

Thứ Năm 08/06/2017 , 13:20 (GMT+7)

Hai vụ chết người vì làm việc quá mức gần đây đã khiến nhiều người lên tiếng yêu cầu chính phủ phải làm nhiều hơn nữa để giảm nhẹ sức ép công việc đối với người lao động.

11-14-02_kroshi-in-jpn-2
Mỗi năm có hàng ngàn người Nhật thiệt mạng liên quan đến làm việc quá mức (Ảnh minh họa: factriver.com)

Joey Tocnang chỉ là một trong 210.000 người thuộc chương trình đón tu nghiệp sinh nước ngoài của Nhật Bản. Chương trình này được khởi động từ năm 1993 và được mở rộng trong thời kỳ của thủ tướng đương nhiệm Shinzo Abe. Tuy nhiên, theo Guardian, các nghiệp đoàn lâu nay vẫn chỉ trích chương trình này được cho phép thuê nhân công trả lương thấp và người lao động được hưởng ít quyền lợi.
 

Bước tiến lịch sử

Ghi nhận rằng Nhật Bản là quốc gia có tiêu chuẩn kém nhất đối với việc làm thêm giờ trong số các nước phát triển, tờ báo có khuynh hướng bảo thủ Yomiuri Shimbun nói một dự luật ra đời năm 2014 nhằm ngăn chặn những cái chết do áp lực công việc nhưng chẳng làm thay đổi văn hóa làm việc của người Nhật vốn đề cao sự cống hiến và hy sinh, thậm chí cả sức khỏe. “Những chỗ làm việc bắt buộc người lao động làm việc ngoài giờ quá nhiều cuối cùng vẫn không thể tăng hiệu suất công việc của họ”, tờ Yomiuri Shimbun viết.

Theo hãng tin Bloomberg, Thủ tướng Shinzo Abe đã hứa sẽ làm thay đổi thói quen làm việc của người Nhật, bao gồm cả việc cắt giảm số giờ làm việc dài dằng dặc khiến người lao động suy kiệt. Tuy nhiên, những nỗ lực của ngài thủ tướng chưa mang lại hiệu quả gì đáng kể.

Một kế hoạch được Chính phủ Nhật Bản đưa ra hồi tháng 3 vừa qua và dự kiến sẽ được luật hóa, chưa hoàn toàn đưa ra được những giới hạn để bảo vệ người lao động khỏi hội chứng karoshi, theo nhận định của các nhà hoạt động bảo vệ người lao động và kinh tế gia.

Trong diễn tiến mà ông Abe gọi là “bước đi lịch sử”, một ủy ban của chính phủ do ngài thủ tướng dẫn đầu đã quyết định rằng, thời gian làm ngoài giờ chính thức của một người lao động cần được giới hạn ở mức 100 giờ trong bất kỳ tháng nào và trung bình không quá 80 giờ mỗi tháng trong giai đoạn từ 2-6 tháng. Giới hạn của một năm là không quá 720 giờ.

Tuy nhiên, Noriko Nakahara, một nhà hoạt động vì quyền lợi người lao động, có chồng là một nhà vật lý chết vì hội chứng karoshi, cho rằng giới hạn 100 giờ là quá cao và thậm chí hợp pháp hóa văn hóa làm thêm giờ vốn gây hại cả thể chất lẫn tinh thần của người lao động.
 

“Chúng ta đang chết”

“Hoàn toàn không thể chấp nhận được. Chúng ta đang chết”, Nakahara, thành viên Hiệp hội quốc gia Các gia đình quan tâm về karoshi, nói. “Trong văn hóa doanh nghiệp của Nhật Bản, nhân viên làm việc chăm chỉ, có trách nhiệm cao là những người phải gánh vác mọi thứ. Làm việc quá mức là vấn đề không thể được giải quyết từ cấp độ cá nhân”.

Và có một thực tế là dù có giới hạn số giờ làm thêm (cho dù bị chỉ trích là còn quá cao), các quy định này có thể bị chối bỏ dễ dàng nếu người lao động và giới chủ cùng ngầm không thực hiện.

11-14-02_kroshi-in-jpn-3
Mỗi năm có hàng ngàn người Nhật thiệt mạng liên quan đến làm việc quá mức (Ảnh minh họa: factriver.com)

Các nhà kinh tế nói cải cách lĩnh vực lao động là một trong những vấn đề trọng yếu nhất mà Nhật Bản phải đối mặt, là chìa khóa để giải phóng thêm tiềm năng của đất nước này. Làm việc quá mức khiến người dân Nhật khó mà có được một đời sống cân bằng, bao gồm những việc như chăm sóc trẻ em, người già. Không những thế, chẳng tăng được năng suất lao động quốc gia.

Hiểu rõ điều này, chính phủ đã có những bước đi nhằm thúc đẩy một nền văn hóa lao động lành mạnh hơn. Một trong những việc đó là tạo ra chiến dịch “Ngày thứ sáu đặc biệt” để khuyến khích các doanh nghiệp cho nhân viên nghỉ sớm vào thứ sáu cuối cùng của tháng. Nhưng Keidanren, nhóm vận động hành lang thương mại lớn nhất Nhật Bản, phản đối các nỗ lực áp đặt giới hạn nghiêm ngặt hơn về số giờ làm thêm. Họ cho rằng làm như vậy sẽ khiến sức cạnh tranh của Nhật Bản trên thương trường quốc tế giảm sút.

Trong khi đó, giới hạn mới về số giờ làm thêm còn bị cho là không những chẳng giúp người lao động dễ thở hơn mà còn làm xấu thêm tình hình khi các tòa án có thể chấp nhận các chứng cứ ít chặt chẽ hơn để quy một vụ chết người nào đó là do làm việc quá mức, theo nhận định của Keiichi Ito, giám đốc phụ trách mảng luật lao động của Liên minh Nghiệp đoàn quốc gia.

Kế hoạch cải tổ lao động của Chính phủ Nhật cũng không quên đề cập đến việc tạo điều kiện tốt hơn cho người lao động nước ngoài làm việc tại Nhật. Một trong những việc cụ thể là quy định “trả lương ngang bằng (lao động bản địa) với cùng một công việc”, thúc giục các công ty bảo đảm một số quyền lợi khác như trả tiền đi lại, hỗ trợ khi có chuyện tang gia…

Nhưng như nhận định của nhiều chuyên gia, thói quen làm việc quật quật như “Oshin” của người Nhật Bản đã hằn sâu vào tiềm thức của đa số người dân trong rất nhiều thế hệ. Sự chăm chỉ của người dân Nhật Bản cũng được cho là một lý do khiến quốc gia ít tài nguyên nhưng phải đối mặt nhiều thiên tai này trở thành một cường quốc hàng đầu thế giới. Thay đổi thói quen chăm chỉ ấy không hề dễ dàng. Và còn đó câu hỏi: người Nhật bớt chăm chỉ hơn thì nước Nhật có còn là chính nó hay không?

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm