| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi "rồng đất" đầu tiên ở Đà Nẵng

Thứ Sáu 23/12/2011 , 10:43 (GMT+7)

Đó là anh Nguyễn Ngọc Lan (48 tuổi), nguyên là sĩ quan Quân đội nhân dân chuyển ngành (hiện là tổ trưởng tổ nông dân 12 Xuân Thiều, P. Hòa Hiệp Nam. Q. Liên Chiểu)...

Anh Lan chia sẽ kinh nghiệm nuôi kỳ đà với khách tham quan, tìm hiểu

Trên khu đất cát trắng rộng khoảng 1.000 m2, anh Nguyễn Ngọc Lan (48 tuổi), nguyên là sĩ quan Quân đội nhân dân chuyển ngành (hiện là tổ trưởng tổ nông dân 12 Xuân Thiều, P. Hòa Hiệp Nam. Q. Liên Chiểu – TP. Đà Nẵng) cho xây hàng chục lô để nuôi ếch, bồ bâu Pháp, cá lóc, cá trê lai, thỏ, nhông, kỳ tôm… Nhưng đặc biệt nhất là lô nuôi kỳ đà (rồng đất) rất ấn tượng.

Anh Lan cho biết, cách đây hơn 4 năm, anh nuôi gần 1.000 con thỏ, cung cấp nhu cầu thỏ thịt trong và ngoài TP. Song cơn bão dữ Xangsane đã làm hư hại chuồng trại và cướp mất số thỏ nói trên. Cách đây hơn nửa năm, đang loay quay tìm con gì để nuôi mang lại hiệu quả cao thì được một người bạn cho anh biết ở thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn - Quảng Ngãi) có ông Trần Duy Nhị nổi tiếng với nghề nuôi kỳ nhông, kỳ đà, ba ba... Anh Lan liền tức tốc khăn gói đến tận nơi để “mục sở thị”, học hỏi, đồng thời đặt tiền cọc con giống kỳ đà.

Sau chuyến đi ấy, anh về hăm hở đầu tư xây dựng 2 chuồng nuôi (mỗi chuồng 15 triệu đồng). Đến tháng 4/2009, anh vào lại Quảng Ngãi nhận 30 con giống (5 đực và 25 cái) với giá 30 triệu đồng. Sau 7 tháng khởi nuôi, từ những con kỳ đà giống có trọng lượng trung bình từ 1- 2kg, nay tất cả đã là 5- 7kg. Trong đó đã có 15/25 con kỳ đà đã đẻ trên 200 trứng.

Sau khi lựa những trứng đủ tiêu chuẩn ấp, số trứng còn lại anh đã bán cho người có nhu cầu mua ăn hơn 100 trứng với giá từ 25-30.000 đồng/quả, bởi trứng kỳ đà có thể chữa được nhiều bệnh như thiếu máu, nhức mỏi, đau đầu…Giá bán hiện nay cứ 1kg kỳ đà giống từ 400- 500.000 đồng. Anh Lan tính, nếu trong vòng một năm, 25 con kỳ đà cái của anh đều đẻ trứng, ấp thành công thì anh sẽ bán con giống thu về từ 150- 200 triệu đồng.

Anh Lan cho biết: Thông thường, kỳ đà khi nặng 3-4kg sẽ bắt đầu động dục, mỗi năm đẻ một lần từ tháng 7 đến tháng 10. Chừng 4 tháng mang thai, mỗi con kỳ đà đẻ được 20-30 trứng. Từ khi đẻ trứng đến khi ấp thành con khoảng 30-45 ngày (tỷ lệ trứng ấp thành công chiếm 50-70%). Hiện nay, trứng đủ tiêu chuẩn anh gửi vô TP. Hồ Chí Minh, nhờ một người bạn “chuyên nghề” ấp để tỉ lệ nở con cao hơn. Hiện anh cũng đang mày mò, nghiên cứu “công nghệ” ấp trứng kỳ đà này.

Có thể nói, mô hình nuôi các con vật nói trên của anh Lan rất khoa học, mở ra một hướng mới cho nông dân ở các vùng quê nghèo sống trên đất cát, nhất là vùng ven biển của dải đất miền Trung rất nhiều tiềm năng và thử thách, có cơ hội phát triển kinh tế, góp phần XĐGN. Hàng ngày có nhiều nông dân trong vùng đến tham quan học hỏi, anh Lan đều vui vẻ, tận tình sẻ chia kiến thức và kinh nghiệm.

Xây chuồng trại nuôi kỳ đà rất đơn giản, chỉ cần mình làm thế nào tạo cho kỳ đà một không gian tương tự với khung cảnh hoang dã bên ngoài, có hang đá, suối, hồ tắm, gốc cây, bãi cát để kỳ đà đẻ trứng trong mùa sinh sản. Trong lô, anh cho xây từng ngăn có diện tích khoảng 20m2, tường cao 2mét. Đặc biệt, kỳ đà là giống có thể leo trèo rất khoẻ nên bề mặt trên bờ tường ở phía trên, anh cho gắn đá ốp lát cao 0,30 mét để làm “trơn” tường, các chú kỳ đà đến đây thì đành quay về. Ngoài ra, dưới lớp cát khoảng 0,5 mét, anh cho láng bê tông 1 lớp dày để chống kỳ đà đào lỗ chui ra ngoài.

Món ăn thích nhất của kỳ đà là nhái, ốc hoặc những phế phẩm thải ra từ các lò mổ heo, bò... nên người nuôi dễ kiếm. Với số lượng 30 con kỳ đà, mỗi tháng nuôi chỉ tốn khoảng 200 ngàn đồng tiền thức ăn. Chuột và cóc là hai con vật chúng khoái ăn nhất. Kỳ đà chỉ cần ăn 1 con cóc, 3-4 ngày sau mới ăn lại và chúng trở nên “hoạt bát”, nhanh nhẹn sau khi ăn cóc.

Kỳ đà có tập quán “đại tiện, tiểu tiện” trong bể tắm nên không gian nơi ở sạch sẽ, không có mùi hôi vì vài ngày anh Lan thay nước một lần. Ngoài ra, nước thải này được đưa vào các bể ngầm nuôi cá trê lai. Cá trê lai mau lớn, anh lại bán cá mua thức ăn cho kỳ đà. Anh nói vui: Đúng cái vòng tròn lẩn quẩn: "Kỳ nhông là ông kỳ đà, kỳ đà là cha cắc ké, cắc ké là mẹ kỳ nhông…”.

Trao đổi với tôi, anh Lan cho biết đang mở rộng mô hình để phục vụ con giống cho nhu cầu nuôi kỳ đà của địa phương. Song nguồn tài chính của gia đình đã hết. Nguyện vọng của anh lúc này là cần vay số tiền lớn để đầu tư chăn nuôi, giải quyết công ăn việc làm tại địa phương.

Xem thêm
Hơn 300 đại lý tham gia Hội nghị khách hàng Japfa Việt Nam

Ngày 28/3, Hội nghị khách hàng khu vực miền Bắc của Công ty TNHH Japfa Comfeed Việt Nam (Japfa Việt Nam) được tổ chức tại Vĩnh Phúc với chủ đề 'Đồng kiến tạo giá trị'.

Đề xuất không xử phạt hành chính thuốc thú y chưa kịp công bố hợp quy

Bộ NN-PTNT đề xuất Chính phủ không xử phạt thuốc thú y đã được cấp chứng nhận lưu hành nhưng chưa thực hiện công bố hợp quy từ ngày 14/2/2024 đến ngày 31/5/2025.

Giá ớt giảm mạnh, nông dân không buồn thu hoạch

QUẢNG NGÃI Dù mới bước vào đầu vụ nhưng giá ớt giảm mạnh. Bên cạnh đó, một số diện tích sụt giảm năng suất khiến nông dân đứng trước nguy cơ thua lỗ, không buồn thu hoạch.

Tháo gỡ 2 điểm nghẽn chính

Ngành mía đường có những điểm nghẽn cần phải giải quyết để phát triển ổn định, bền vững, đó là chia sẻ của TS Cao Anh Đương, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Mía đường (SRI).

Bình luận mới nhất