| Hotline: 0983.970.780

Người phụ nữ 7 năm uống nước đá thay cơm

Thứ Năm 02/05/2019 , 08:54 (GMT+7)

Suốt 7 năm liên tục, dù mùa nắng hay mùa mưa, mỗi lần thấy đói là chị Bình lại uống 1 ly nước đá chứ không ăn một chút cơm nào.

Thậm chí các loại hoa quả chị Bình cũng không dám ăn vì mỗi lần ăn là bụng lại phình to, khó chịu. Vậy nhưng nhìn bề ngoài cơ thể của chị vẫn như người bình thường khiến ai cũng cảm thấy lạ lùng.
 

Bất hạnh ập xuống

Nghe tin tại Quảng Nam có một người phụ nữ uống nước đá liên tục suốt 7 năm mà không ăn cơm, chúng tôi không khỏi bất ngờ và quyết tâm tìm đến để được “mục sở thị”. Cách TP Tam Kỳ hơn 70km, căn nhà của nhân vật trong câu chuyện này nằm tút sau một con đường nhỏ chỉ đủ cho một chiếc xe máy đi lọt.

1142526925
Căn nhà nơi chị Bình sống cùng chồng và 2 người con.

Với những người dân sống ở thôn 3 (xã Hiệp Thuận, huyện Hiệp Đức), khi hỏi nhà của chị Nguyễn Thị Bình (34 tuổi) không ai là không biết. Bởi cách đây gần chục năm, thông tin chị Bình không ăn cơm mà chỉ uống nước đá cầm hơi qua ngày đã trở thành một câu chuyện khiến cho người dân xôn xao bàn tán.

“Trước đây nghe vậy chúng tôi thấy rất lạ, làm gì có người nào không ăn gì mà vẫn sống được nhưng khi nhiều người trong thôn chứng kiến và xác nhận thì mới dám tin. Không biết cô ấy mắc bệnh gì mà chỉ cần uống nước đá là hết đói”, bà Phan Thị Kim Dung (55 tuổi, trú thôn 3, Hiệp Thuận) vừa chỉ đường cho chúng tôi vừa nói.

Vào đến nhà chị Bình, hình ảnh đầu tiên mà chúng tôi nhận thấy là một người phụ nữ bình thường như bao người khác, chị cũng có 1 gia đình nhỏ đầm ấm với người chồng và 2 đứa con 1 trai, 1 gái. Rót nước mời khách, chị Bình bắt đầu kể lại câu chuyện của mình.

Chị Bình sinh ra trong một gia đình có 4 anh chị em, mẹ mất sớm, chị phải bỏ học để nuôi các em. Hồi đó, chị cũng có cuộc sống bình thường như bao người khác thậm chí còn rất khỏe mạnh. “Lúc trẻ, vợ tôi gánh vác hầu như tất cả mọi việc trong gia đình, việc gì cũng làm được hết, ít khi ốm đau, bệnh tật gì lắm”, anh Nguyễn Công Tình (chồng chị Bình) kể.

Năm 2006, chị kết hôn với anh Tính rồi sinh 1 đứa con trai. Thế nhưng, khi cháu bé được 1 tháng tuổi thì chị Bình đột nhiên ngã bệnh, liệt nửa người. Thương vợ còn trẻ mà đã gặp bất hạnh, anh Tính đưa vợ đi khắp các bệnh viện từ Huế đến Quảng Nam để chạy chữa nhưng bệnh tình của chị Bình không hề thuyên giảm.  

“Dù uống không biết bao nhiêu là thuốc mà vợ tôi vẫn không thể nào vận động được, cứ nằm một chỗ, mọi sinh hoạt của cô ấy lúc đó đều phụ thuộc vào tôi và hai bên gia đình. Tính ra số thuốc mà vợ tôi uống cũng có thể được vài bao đựng lúa. Suốt một thời gian dài như thế tôi cũng chỉ biết ở bên cạnh cô ấy, không làm đực việc gì. Tài sản trong gia đình cũng đêm bán hết để lấy tiền chạy chữa”, anh Tính tâm sự.

2142527137
Suốt 7 năm qua, chị Bình chỉ uống nước đá

Suốt 6 tháng trời ròng ra như thế thì cuối cùng chị Bình cũng bắt đầu vận động được tay chân và tập di chuyển. Và rồi quyết tâm của 2 vợ chồng chị cũng được đền đáp khi ít lâu sau đó, chị Bình đã có thể tự đi lại bình thường mà không còn cần phải có người khác giúp đỡ, cuộc sống của gia đình chị bắt đầu trở lại bình thường. Ngày ngày, 2 vợ chồng lại ra đồng rồi lên rẫy cấy lúa, trồng keo kiếm tiền trang trải cuộc sống.
 

Bệnh hiếm gặp

Khi kinh tế gia đình đã tạm ổn, 2 vợ chồng chị sinh đứa con gái thứ 2. Vậy nhưng, nỗi bất hạnh vẫn không chịu rời bỏ chị Bình. Con gái chị chưa đầy 1 tuổi thì chị lại tiếp tục mắc một căn bệnh lạ cho đến tận bây giờ vẫn không thể nào chữa khỏi.

Đến tận bây giờ, chị Bình vẫn còn nhớ rõ cái ngày định mệnh 5/5/2012. Bắt đầu từ ngày này, chị Bình không còn có thể ăn được gì bởi cứ mỗi lần ăn vào bụng chị lại đau đớn quằn quại thậm chí còn ói ra máu. Đói bụng lại thèm nhưng những cơn đau buộc chị phải chấp nhận từ bỏ suy nghĩ ăn uống. Và rồi, một lần tình cờ uống ly nước đá chị thấy cơn đói của mình tiêu tan. Bắt đầu từ đó, cuộc sống của chị Bình cũng gắn liền với nước đá.

“Mỗi lần thấy mọi người ăn cơm hay ăn gì đó tôi cũng thấy thèm lắm nhưng cũng đành chịu. Cùng lắm thì cũng chỉ húp một ít nước canh nhưng chỉ khi thấy người khỏe một chút mới dám. Ngoài nước đá ra thì tôi cũng chỉ có thể uống thêm được ít nước cocacola và mật ong. Các thứ khác như trái cây hay sữa nếu dùng vào thì bụng lại trương phình lên như người mang bầu”, chị Bình tâm sự.

Lại thêm một lần nữa, vợ chồng chị lại lặn lội tìm đến nhiều nơi đểu chữa căn bệnh lạ. Từ Tây y đến Đông y, hễ có ai mách ở đó có bác sĩ hay thầy thuốc giỏi là anh chị lại tìm đến nhưng đều không thể nào thay đổi được tình hình. Suốt 2 năm liên tục, hầu như vợ chồng chị ở bệnh viện nhiều hơn ở nhà. Khi cảm thấy không còn hy vọng, anh chị quyết định trở về “sống chung với lũ”.

“Các bác sĩ bảo là tôi bị xuất huyết dạ dày, có thể do thời gian bị liệt trước đó uống quá nhiều thuốc nên mới bị như vậy. Nên bây giờ mà uống thuốc Tây nữa tôi cũng không chịu được, cứ uống vào là ói ra máu. Tôi cũng đã uống nhiều loại thuốc lá rồi mà chẳng đỡ chút nào cả. Bây giờ cuộc sống của tôi chỉ phụ thuộc vào nước đá thôi. Tôi cũng không biết mỗi ngày uống hết bao nhiêu nữa nhưng hễ thấy đói, thấy khát là lại uống”, chị Bình chia sẻ. 

3142527504
Chị Bình lúc nào cũng cảm thấy mệt mỏi nên chỉ ở nhà làm các công việc vặt

Cũng theo lời chị Bình, dù chỉ uống nước đá nhưng nhìn bề ngoài cơ thể của chị vẫn như một người bình thường. Tuy nhiên trong người chị lúc nào cũng có cảm giác mệt mỏi, nhiều khi chân tay co cứng lại phải nằm nghỉ một thời gian mới khỏe lại. Thế nên tất cả mọi công việc trong nhà đều do một tay chồng chị lo liệu, chị chỉ có thể ở nhà làm các công việc vặt trong nhà như nấu ăn giặt giũ...

“Càng ngày tôi càng thấy mình yếu dần đi, không biết còn gắng gượng thêm được bao lâu nữa, 2 đứa con của tôi thì còn nhỏ quá nên không biết phải làm sao. Bây giờ tôi chỉ có ước mong là có cách nào đó để giúp cho tôi khỏi bệnh, phụ giúp chồng làm việc chứ nhìn anh ấy lủi thủi một mình lo lắng hết tất cả mọi thứ trong nhà cũng thương chồng lắm”, chị Bình nghẹn ngào.

Bác sĩ Lê Ngọc Quang, Giám đôc Trung tâm y tế huyện Hiệp Đức cho biết, nghe thông tin về việc chị Bình bị mắc căn bệnh lạ, các bác sĩ của Trung tâm y tế Hiệp Đức đã xuống kiểm tra và đúng sự thật là như thế. Tuy nhiên, hiện nay các giấy tờ khám chữa bệnh của chị Bình đã mất hết. Bây giờ muốn kiểm tra lại thì phải có Hội đồng và mời chị Bình lên xét nghiệm, nội soi.

“Hiện tại chúng tôi vẫn không thể khẳng định được là bệnh gì có thể về mặt tâm lý hoặc về mặt cơ địa. Có thể nói đây là chuyện lạ và rất hiếm gặp”, ông Quang nói.

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm