| Hotline: 0983.970.780

Người tái tạo thời gian

Thứ Sáu 09/10/2015 , 07:15 (GMT+7)

Từ say mê chiêm ngưỡng đến mê đắm nét đẹp trên những tượng cổ Chăm, anh tìm thấy và học nghề chế tác những tượng Chăm giả cổ. 

Sau hơn 15 năm hành nghề, đến nay anh đã trở thành nghệ nhân nức tiếng tại Bình Định khi tạo tác thành công bộ ngẫu tượng Linga-Yoni đặt tại Tháp Đôi (TP. Quy Nhơn) và phục chế tượng thần Shiva 10 tay tại đền chính cụm tháp Bánh Ít (huyện Tuy Phước). Người chơi tượng cổ Chăm khắp cả nước đặt cho anh cái tên là “người tái tạo thời gian”.

Anh là Lương Quốc Phúc (SN 1970), ngụ tại phường Bình Định (TX. An Nhơn).

Chữ tài liền với chữ tai

Sinh ra trên vùng đất từng là kinh đô của Vương quốc Chămpa xưa, ngay từ tấm bé, Lương Quốc Phúc đã biết say mê chiêm ngưỡng những tượng thần Shiva, hoa văn cổ trên những tháp Chăm nằm rải rác trên địa bàn tỉnh Bình Định.

Niềm đam mê tượng cổ Chăm theo anh đến lớn. Sau khi tốt nghiệp phổ thông, thi rớt đại học, anh thực hiện nghĩa vụ quân sự. Gian khổ của đời lính không làm nguôi ngoai lòng đam mê tượng cổ Chăm trong anh. Năm 1991, vừa rời quân ngũ là anh tìm đến ngay nghệ nhân Sáu Bê, người cùng quê, “ông tổ” khai sinh ra nghề làm tượng Chăm giả cổ thời bấy giờ để học nghề.

Lương Quốc Phúc nhớ lại: “Trong thời gian học nghề, tôi phải trang bị cho mình vốn kiến thức về những tác phẩm Chăm có giá trị nghệ thuật cao, nhất là những mẫu tượng thị hiếu người chơi đồ Chăm cổ đang ưa thích.

Tôi lang thang khắp các đền tháp, bảo tàng Chăm trong và ngoài tỉnh để ngắm, để học, để hiểu đường nét và đặc biệt là thần thái của những Visnu, Sarasvati, Laksmi, Aspara. Chúng ăn vào máu tôi đến nỗi nhắm mắt lại tôi cũng tưởng tượng ra kích cỡ, đường nét từng bức tượng, bức phù điêu.

Kiến thức ấy giúp tôi rất nhiều khi chọn đá để làm. Kích cỡ mình đã thuộc, khi nhìn đá mình biết ngay nó có phù hợp với tác phẩm mình định làm không để chọn”.

Theo anh Phúc, nghệ nhân chế tác tượng Chăm cổ khi ngồi trước đá nguyên liệu phải “thấy” được dáng vóc, nét mặt của bức tượng trong đá. Hình dung được như vậy, nghệ nhân mới dễ dàng đục bỏ những phần thừa, cục đá nguyên liệu dần hình thành bức tượng như mong muốn.

Nhờ sự chỉ dạy tận tình của sư phụ Sáu Bê, cộng với đôi tay tài hoa vốn sẵn đã giúp tâm hồn nghệ sĩ của Lương Quốc Phúc nhanh chóng bay cao. Ngay trong năm đầu học nghề, Phúc đã trực tiếp tạo ra sản phẩm để sư phụ Sáu Bê bán cho người chơi tượng Chăm giả cổ.

Đá nguyên liệu làm tượng giả cổ thời bấy giờ là đá đúng cổ, cùng niên đại với những tác phẩm Chăm cổ thời Vijaya được lấy từ những vùng quanh những ngôi tháp Chăm. Cộng với đôi bàn tay tài hoa, những tác phẩm đầu đời của anh Phúc giống cổ đến mức khó phân biệt, nhất là đối với những người “tay ngang”.

15-30-02_2
Anh Phúc bên tượng thần Shiva đã được phủ “màu thời gian” chờ giao cho khách hàng

“Để tác phẩm giả cổ của mình đạt được như vậy, yêu cầu đầu tiên là mọi nét trên bức tượng trông phải như bản “phô tô” của tác phẩm thật đang được trưng bày tại các bảo tàng hoặc những tác phẩm còn gắn trên những tháp Chăm.

Sau đó còn phải nghiên cứu kỹ từ những tác phẩm nguyên bản để xem thời gian đã làm cho bề mặt của chúng trở nên thế nào. Sau đó mình mới tỉ mẩn đục thành từng cái vảy trên bề mặt tượng, để chúng trông như đã bị thời gian bào mòn. Rồi mình phải pha cho ra cái màu trông như rêu, như màu sương gió phủ lên bề mặt”, anh Phúc chia sẻ.

Sau 2 năm miệt mài học tập, Lương Quốc Phúc được thầy sáu Bê cho ra nghề. Thị trường tượng Chăm giả cổ có thêm tác phẩm mới của nghệ nhân trẻ. Theo trí nhớ của Phúc, mỗi tác phẩm khi ấy anh bán được từ 20 đến 30 chỉ vàng. Khách đến mua hàng có người là dân chơi tượng Chăm cổ chính hiệu, có người là thương lái ở Sài Gòn, Hà Nội đến mua về cung ứng cho khách du lịch.

Tác phẩm của Lương Quốc Phúc giống thật đến mức bị nghi là “tên trộm tượng cổ”. Lần ấy tại địa phương có vụ trộm cổ vật, trong đó có tượng cổ Chăm. Những bức tượng cổ anh Phúc chế tác đã hoàn thành bị nghi là vật chứng của vụ trộm.

Cơ quan điều tra về xác minh, anh bảo đó là tượng giả cổ do anh làm ra. Không ai tin. Cực chẳng đã anh mới dùng xăng chà lên bề mặt bức tượng để rửa “màu thời gian” do anh tạo ra, đến khi ấy ngành chức năng mới tin đó chỉ là tượng giả cổ, nhờ vậy anh mới được thoát nạn!

Đam mê và trách nhiệm

Đầu thập niên 2000 thế kỷ XX, mặt hàng tượng Chăm giả cổ không còn được thịnh hành, lúc này anh Lương Quốc Phúc chuyển sang làm hàng thị trường. Khách đến đặt loại tượng gì, loại phù điêu nào, anh làm, kể cả những mẫu tượng của Campuchia, Thái Lan.

15-30-02_3
Bức phù điêu 4 mặt khắc 4 tượng thần Shiva

Tác phẩm làm ra càng giống với nguyên bản thì giá trị càng cao. Tuy thị trường tượng Chăm cổ không còn sôi động như trước đây, nhưng anh Phúc vẫn có đơn hàng làm đều đều. Có đơn đặt hàng, anh không nghĩ nhiều đến thu nhập, chỉ thấy vui vì mình có điều kiện thực hiện niềm đam mê.

“Tôi đến với nghề làm tượng Chăm trước hết vì lòng say mê cái đẹp, trân trọng văn hóa, ngưỡng vọng tài hoa của người xưa chứ chưa bao giờ xem đó là một nghề mưu sinh. Mỗi người có sở thích, đam mê, năng khiếu riêng và họ nỗ lực vì điều đó, tôi cũng vậy. Nếu để kiếm sống thì có nhiều nghề dễ làm, ít hao tâm hơn”, anh Phúc tâm sự.

Sản phẩm tượng Chăm giả cổ của nghệ nhân Lương Quốc Phúc chu du khắp nơi, dần trở thành một thương hiệu, địa chỉ tin cậy trong lòng người chơi tượng Chăm cả nước. Còn ở Bình Định, anh được chính các cơ quan chuyên môn như Ban Quản lý Di tích tỉnh thuộc Sở VH-TT&DL Bình Định “chọn mặt gửi vàng”. Năm 2008, anh được mời tham gia tạo tác bộ ngẫu tượng Linga - Yoni đặt tại Tháp Đôi (TP. Quy Nhơn).

Đơn hàng mới nhất anh Phúc nhận làm cho Sở VH-TT&DL Bình Định là vào cuối năm 2013, anh nhận phục chế tượng thần Shiva 10 tay để phục hồi không gian tâm linh cho tháp Chăm cổ có tên Bánh Ít nằm trên địa bàn huyện Tuy Phước. Anh không xem đây là chuyện làm ăn, mà là niềm vinh dự và là một trọng trách.

“Sau khi thưởng lãm tượng thần Shiva 10 tay tại tháp Bánh Ít, một khách du lịch đã tìm đến tôi đặt làm một bức phù điêu giống hệt như vậy nhưng với kích cỡ nhỏ hơn một nửa, cao chỉ hơn 8 tấc, ngang 6 tấc với giá 40 triệu đồng. Bức tượng này đang trong giai đoạn hoàn tất”, nghệ nhân Lương Quốc Phúc cho hay.

Tượng thần Shiva 10 tay là một trong những báu vật của nghệ thuật Việt Nam - điêu khắc Chămpa thế kỷ V-XV được đặt tại tháp Bánh Ít, năm 1885 bị đưa về Pháp và hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng nước này.

Không có điều kiện mục sở thị bức tượng, cơ sở để anh Phúc bắt tay vào phục chế theo nguyên mẫu chỉ là bức ảnh chụp chính diện cùng các thông số về kích thước. Anh bắt tay vào phục chế bức tượng với tất cả tâm huyết và trút vào đó tất cả tài hoa trời ban. Đến ngày nghiệm thu, anh mới giật mình vì mình đã quên “làm nháp”.

Lương Quốc Phúc kể: “Thường những đơn hàng quan trọng hay tượng tuân thủ nguyên bản đến từng chi tiết nhỏ nhất, nghệ nhân chúng tôi làm nháp vài bức để quen tay, phát hiện sai sót thì điều chỉnh. Bởi từng nhát đục đều phải chuẩn xác, một chi tiết vụng phải bỏ nguyên khối đá. Riêng bức này, có lẽ vì tập trung tâm trí khiến tôi quên bẵng khâu làm nháp. Hơn thế, tuy áp lực nhưng tôi lại làm tượng trong tâm trạng rất tự tin, thăng hoa, nhờ đó đã thành công mỹ mãn”.

15-30-02_4
Anh Phúc bên những tác phẩm đầu tay còn được giữ lại để làm kỷ niệm

Nghĩ ngợi một lát, Phúc nói trút lòng về tượng thần Shiva 10 tay anh mới phục chế: “Tôi cứ day dứt nghĩ, qua ảnh mà tượng đẹp và sống động đến vậy, tượng thật bên ngoài còn khiến ta phải rung động đến mức nào. Chỉ tiếc là tượng cổ thật đã không còn trong nước mình. Là người làm nghề, tôi khao khát tạo nên một phiên bản giống và thật hết mức có thể, như một cách làm điều gì đó cho quê hương”.

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm