| Hotline: 0983.970.780

Những cựu binh "toả sáng" giữa đời thường

Người thương binh 'một tay dựng cơ đồ'

Thứ Sáu 29/07/2022 , 08:16 (GMT+7)

'Một tay' theo đúng nghĩa đen, bởi bàn tay phải đã bị chiến tranh làm hỏng hẳn. Nhưng, chỉ sau hơn chục năm khởi nghiệp, tiếng tăm của ông đã vượt ra ngoài biên giới.

Ông là lương y, thương binh Đoàn Văn Khanh (Tư Khanh), sinh năm 1954, ở ấp Mỹ Phú, xã Song Thuận, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.

Thương binh, doanh nhân, lương y Đoàn Văn Khanh. Ảnh: Phúc Lập.

Thương binh, doanh nhân, lương y Đoàn Văn Khanh. Ảnh: Phúc Lập.

Hơn 50 tuổi mới cắp sách đến trường

Tôi đến nhà ông Tư Khanh, người đàn ông thân hình mảnh khảnh trong chiếc áo sơ mi rộng, chân mang dép tổ ong, bàn tay phải co quắp, lấp ló trong tay áo dài. Nhìn ông, tôi thấy dáng dấp của một nông dân, “hai lúa” miệt vườn chính hiệu chứ không có vẻ gì là một giám đốc công ty như tưởng tượng trước đó. Có vẻ như từng có không ít khách tìm gặp, nên ông Khanh không tỏ vẻ ngạc nhiên khi thấy chúng tôi.

Sau khi gật đầu chào đáp lễ khách và giới thiệu mình là Tư Khanh, ông dẫn chúng tôi vào căn nhà gỗ cũ kỹ bên cạnh ngôi nhà xây khang trang. “Đây là nhà cũ ông bà để lại, giờ có nhà mới rồi nhưng tôi vẫn muốn giữ nó lại làm nơi trưng bày vật dụng kỷ niệm. Đó cũng là lý do tôi muốn ngồi nói chuyện ở đây”, ông Tư Khanh giải thích.

Dù chỉ còn một tay lành lặn, nhưng ông Tư Khanh vẫn lập nên 'cơ đồ', tiếng tăm vươn tầm thế giới. Ảnh: Phúc Lập.

Dù chỉ còn một tay lành lặn, nhưng ông Tư Khanh vẫn lập nên "cơ đồ", tiếng tăm vươn tầm thế giới. Ảnh: Phúc Lập.

Lướt qua một lượt quanh căn nhà, nổi bật nhất là trên tường gỗ nhuốm màu thời gian, treo đầy bằng khen, giấy khen, chứng nhận thành tích của ông Tư Khanh từ thời tham gia cách mạng đến khi thành lập doanh nghiệp tư nhân Long Thuận. Sát dưới nền nhà là những dãy tủ gỗ chuyên dụng cho nhà thuốc đông y với nhiều ô kéo riêng biệt, được đánh số, dán nhãn.

Sau khi mời chúng tôi ăn kẹo dừa sáp, uống trà bưởi do chính tay mình ướp, chế biến, ông Khanh bắt đầu kể về quá khứ hào hùng và những thành tựu hôm nay.

Cuối những năm thập niên 60 thế kỷ trước, Mỹ lập căn cứ quân sự Đồng Tâm ở Tiền Giang với mục đích khống chế toàn bộ vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Đây cũng là một trong những điểm nóng được gọi là vành đai Bình Đức (thuộc địa bàn các xã Bình Đức, Trung An, Song Thuận, Đông Hòa, Vĩnh Kim, huyện Châu Thành, Tiền Giang - PV).

Cậu bé Tư Khanh khi đó chưa đến 10 tuổi, nhưng nhờ từng gặp, tiếp xúc nhiều với các chú bộ đội hoạt động bí mật tại địa phương mà "giác ngộ” khi nào không hay. Con đường tham gia cách mạng của cậu cũng tự nhiên như vậy, ban đầu là làm giao liên, sau đó tham gia đội du kích, trực tiếp cầm súng đánh giặc khi mới 12 tuổi.

Vành đai Bình Đức là một trong những điểm nóng nhất ở miền Tây thời đó. Chỉ trong vòng 4-5 năm trực tiếp chiến đấu, cậu thiếu niên Tư Khanh đã có đến 7 lần bị thương. Bây giờ, chân ông không mang được giày, người đầy sẹo nên lúc nào cũng phải mặc quần áo dài để “người ta đỡ ghê”.

Vườn bưởi của ông Khanh được chăm sóc theo quy trình sạch. Ảnh: Phúc Lập.

Vườn bưởi của ông Khanh được chăm sóc theo quy trình sạch. Ảnh: Phúc Lập.

Ông Tư Khanh là thương binh hạng 2/4, với tỷ lệ thương tật 65%. Nói về cánh tay “hỏng”, ông kể: “Cánh tay này bị thương lúc tui mới 12 tuổi, khi đang điều trị thì bệnh viện dã chiến bị giặc tấn công làm tan hoang. Cánh tay vì thế không thể điều trị mà tự lành, nhưng đã không còn nguyên vẹn như tay trái. Mặc dù vậy, lúc đó nó vẫn hoạt động được chứ không đến nỗi. Nhưng sau đó, cánh tay tiếp tục bị thương lần nữa, và hỏng hẳn”.

Sau khi bị thương, ông Tư Khanh lùi về hậu phương, đảm nhiệm nhiều chức vụ, từng làm đến chức Phó Chủ tịch UBND huyện khi mới 23 tuổi. Năm 1994, ông đột ngột xin hưu non khi mới 40 tuổi và đang giữ chức Giám đốc Công ty khai thác gỗ của Tỉnh đội Tiền Giang, một công việc mà không ít người mong muốn có được. Cứ nghĩ nghỉ hưu về quê để vui thú điền viên với gia đình, nhưng không phải. Nhìn thấy đồng đội cũ trong Hội Cựu chiến binh và nhiều nông dân còn nghèo khó, ông lại trăn trở nghĩ cách giúp họ thoát nghèo.

Hầu hết các sản phẩm của Long Thuận đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và hiện có mặt ở nhiều thị trường nước ngoài như Mỹ, châu Âu, châu Á. Ảnh: Chụp lại.
Hầu hết các sản phẩm của Long Thuận đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và hiện có mặt ở nhiều thị trường nước ngoài như Mỹ, châu Âu, châu Á. Ảnh: Chụp lại.

Hầu hết các sản phẩm của Long Thuận đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao và hiện có mặt ở nhiều thị trường nước ngoài như Mỹ, châu Âu, châu Á. Ảnh: Chụp lại.

Năm 2005, truyền thông bỗng đăng lại thông tin từ báo chí nước ngoài rằng, ăn bưởi tăng nguy cơ ung thư. Thực tế, loại bưởi bài báo nói là bưởi chùm Mỹ chứ không phải bất cứ loại bưởi nào ở Việt Nam. “Trái bưởi gắn bó bao đời với người dân miền Tây, là một trong số những trái cây tốt nhất cho sức khỏe, làm sao có chuyện gây ung thư. Thời điểm đó, hàng ngàn tấn bưởi của nông dân không bán được, rụng, thối đầy vườn, người dân chẳng biết làm gì ngoài ủ rũ, khóc ròng. Nhìn cảnh ấy mà tôi đau lòng”.  

Sau nhiều đêm thức trắng suy nghĩ, ông Tư Khanh đưa ra quyết định táo bạo không kém lúc xin hưu non khiến nhiều người 1 lần nữa bảo ông “khùng”, đó là lên TP.HCM học nghề Đông y. Với mục đích “giải oan” cho bưởi. Ngay sau đó, ông âm thầm “trốn” vợ lên Sài Gòn bắt đầu những ngày “miệt mài đèn sách” ở tuổi 53.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm của Long Thuận. Ảnh: Phúc Lập.

Gian hàng trưng bày các sản phẩm của Long Thuận. Ảnh: Phúc Lập.

Trở thành "vua bưởi" miền Tây

Trong hai năm học trung cấp Đông y, ông dành hết tâm trí vào nghiên cứu các công dụng liên quan đến bưởi. Từ trái đến hoa, lá. Vì ông biết, toàn bộ những thứ đó đều có thể cho ra những tinh chất quý đối với sức khỏe con người. Một trong những đề tài nghiên cứu đầu tiên của ông là tận dụng những phần bỏ đi của trái bưởi và hoa bưởi rụng để chiết xuất tinh dầu.

Sau một thời gian nghiên cứu, ông chính thức sản xuất thử, và sản phẩm “tinh dầu bưởi” đầu tiên với công dụng kích thích mọc tóc, chống rụng tóc ra đời. Tuy nhiên, khi mang thử nghiệm thì sản phẩm lại cho kết quả…ngược lại. Tóc mọc không thấy, mà còn rụng nhiều hơn. “Sau khi tìm hiểu, tui nhận thấy nguyên nhân có thể là do hàm lượng tinh dầu nhiều quá, nên gây tác dụng ngược”, ông Khanh kể.

Ông Tư Khanh bảo: Một ngày không ra vườn bưởi, không vuốt ve 1 trái bưởi, hay hít hà 1 bông bưởi, thấy như thiếu thiếu. Ảnh: Phúc Lập.

Ông Tư Khanh bảo: Một ngày không ra vườn bưởi, không vuốt ve 1 trái bưởi, hay hít hà 1 bông bưởi, thấy như thiếu thiếu. Ảnh: Phúc Lập.

Không nản chí, ông tiếp tục nghiên cứu, thử nghiệm, điều chỉnh công thức, thành phần tinh chất, đầu tư cả trăm triệu đồng xây dựng lò chưng cất hiện đại thay cho lò chưng cất cũ. Và, sản phẩm tiếp theo ra đời. Lần này, ông tự lấy mình ra làm thí nghiệm. Và thành công tới trong niềm hạnh phúc tột cùng của ông, của gia đình, và bạn bè, đồng đội cũ.

Đến nay, sau hơn 10 năm mày mò, nghiên cứu, thử nghiệm, ông Khanh đã cho ra đời gần 30 sản phẩm từ cây bưởi, dừa sáp và thuốc nam. Doanh nghiệp tư nhân Long Thuận ra đời, mở rộng sản xuất rồi bao tiêu toàn bộ đầu ra cho bà con.

Mùa bưởi ra bông, ông thu mua về chiết xuất tinh dầu hoa bưởi trị hói đầu, rụng tóc. Khi cây bưởi cho thu hoạch trái, ông thu mua về ép lấy nước, kết hợp với một số loại thảo dược, cho ra đời loại nước ép bưởi theo công thức riêng mang tên Long Thuận. Vỏ bưởi ông tận dụng để chưng cất tinh dầu, làm mứt; bã quay trở lại gốc bưởi làm phân bón hữu cơ.

Ông Tư Khanh trăn trở làm sao để toàn bộ bưởi cũng như các loại nông sản khác của bà con được chế biến sâu, từ đó nâng giá trị, tăng thu nhập. Ảnh: Phúc Lập.

Ông Tư Khanh trăn trở làm sao để toàn bộ bưởi cũng như các loại nông sản khác của bà con được chế biến sâu, từ đó nâng giá trị, tăng thu nhập. Ảnh: Phúc Lập.

Riêng sản phẩm tinh dầu hoa bưởi và nước ép bưởi của ông đoạt giải “Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh Tiền Giang” lần thứ 7 năm 2008. Cùng năm đó, giải pháp “Biến vỏ, hoa bưởi thành tinh dầu kích thích mọc tóc” của ông được Liên hiệp Các hội KHKT Việt Nam cấp chứng nhận “Điển hình sáng tạo Việt Nam”. Ông được mệnh danh là “vua bưởi”.

Với quan điểm phải sản xuất tuyệt đối sạch, đặc biệt là với các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cho con người, nên ngay từ đầu, ông Tư Khanh đã đặt ra quy trình vô cùng nghiêm ngặt về sử dụng các chế phẩm sinh học, tuyệt đối không dùng chế phẩm hóa học độc hại.

Với khẩu hiệu “lấy thiên nhiên bảo vệ thiên nhiên”, ông đầu tư cả một khu vườn trồng các loại cây thuốc Nam. Sau đó, tự nghiên cứu ra một số loại thuốc nam để trị sâu bệnh cho cây. Nhờ vậy, trải qua nhiều lần kiểm nghiệm của cơ quan chức năng, sản phẩm của doanh nghiệp Long Thuận đều đạt chuẩn và được công nhận không chứa hóa chất, tạo được sự tín nhiệm với người dùng.

Hiện, những sản phẩm của Long Thuận đều đạt chứng nhận hàng Việt Nam chất lượng cao nhiều năm liền và các tiêu chuẩn quốc tế như CGMP, ISO-HACCP, ORGANIC… Khu vườn bưởi, thuốc nam diện tích 8.000m2 của ông Tư Khanh hiện còn là điểm tham quan, du lịch thu hút rất nhiều du khách tìm đến.

Một số sản phẩm tinh chế từ bưởi của ông Tư Khanh. Ảnh: Chụp lại.
Một số sản phẩm tinh chế từ bưởi của ông Tư Khanh. Ảnh: Chụp lại.
Một số sản phẩm tinh chế từ bưởi của ông Tư Khanh. Ảnh: Chụp lại.

Một số sản phẩm tinh chế từ bưởi của ông Tư Khanh. Ảnh: Chụp lại.

Trả lời câu hỏi vì sao học Đông y mà về lại chỉ tập trung vào cây bưởi? Ông Tư Khanh nói: “Mình phải biết rõ thế mạnh của mình ở chỗ nào, là gì thì mới thành công được. Chữa bệnh bằng các phương pháp thông thường thì đã có nhiều lương y khác, họ giỏi hơn tui nhiều. Còn chữa bệnh từ các sản phẩm của bưởi thì chưa có ai. Ngoài ra, mình làm chuyên về cây bưởi còn giúp bà con tiêu thụ sản phẩm tốt hơn nữa".

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Xuất siêu nông sản 3 tháng đầu năm 2024 tăng gần 100% so với cùng kỳ năm ngoái

Ba tháng đầu năm 2024, nông nghiệp vẫn tăng trưởng khá. Năng suất, sản lượng nhiều; sản phẩm chủ lực tăng; đảm bảo đủ nguồn cung lương thực, thực phẩm.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Giông lốc gây thiệt hại tài sản, hoa màu của người dân Si Ma Cai

Lào Cai Giông lốc, mưa lớn gây ảnh hưởng đến mùa màng của người dân trên địa bàn huyện Si Ma Cai và huyện Mường Khương.

Bình luận mới nhất