| Hotline: 0983.970.780

Người Triều Tiên ở Hàn Quốc kỳ vọng về hội nghị Trump - Kim tại Việt Nam

Chủ Nhật 17/02/2019 , 09:23 (GMT+7)

Nhiều người Triều Tiên đào tẩu lạc quan về triển vọng kinh tế quê hương sau hội nghị Trump - Kim lần hai, dù vẫn còn một số hoài nghi. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump (phải) bắt tay lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại hội nghị thượng đỉnh ở Singapore hồi tháng 6/2018. Ảnh: Reuters.

Han Sae-in, 24 tuổi, rời khỏi Triều Tiên cùng mẹ và chị gái vào năm 2012. Khác với phần lớn người Triều Tiên đào tẩu, cô hy vọng hội nghị thượng đỉnh sắp tới giữa lãnh đạo Kim Jong-un và Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ mang lại sự đổi thay cho quê hương mình.

"Dù sống ở Hàn Quốc, tôi có thể cảm nhận những thay đổi đang diễn ra ở quê nhà. Đó là lý do tôi hy vọng về kết quả tốt đẹp tại Việt Nam. Theo những gì tôi biết, người dân tại Triều Tiên cũng đang rất kỳ vọng, đặc biệt trong việc cải thiện kinh tế và đời sống", Al Jazeera hôm qua dẫn lời Han cho biết.

Sau hội nghị thượng đỉnh đầu tiên tại Singapore hồi tháng 6/2018, lãnh đạo Triều Tiên và Mỹ dự kiến họp lần hai tại Hà Nội vào 27-28/2. Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên tiếp tục là nội dung then chốt trong cuộc gặp, khi Washington đang tìm cách đảm bảo Bình Nhưỡng từ bỏ chương trình tên lửa, hạt nhân nhằm đem lại hòa bình lâu dài cho bán đảo. Các quan chức Mỹ cũng hứa hẹn sẽ giúp Triều Tiên hội nhập với thế giới khi từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Han cho biết người Triều Tiên đều khao khát về một nền kinh tế thịnh vượng, vì vậy vấn đề này cũng nên được quan tâm sâu sắc trong hội nghị ở Hà Nội.

Theo ước tính của Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc, kinh tế Triều Tiên năm 2017 sụt giảm mạnh nhất trong vòng hai thập kỷ do các lệnh trừng phạt quốc tế và hạn hán, trong bối cảnh điều kiện sống có dấu hiệu đi xuống.

"Triều Tiên nên phi hạt nhân hóa để thu hút đầu tư nước ngoài, từ đó thúc đẩy kinh tế và cải thiện đời sống người dân. Càng cô lập thì càng chịu thiệt hại. Tôi nghĩ rằng Chủ tịch Kim hiểu điều này, và đó là lý do ông ấy đặt ra mục tiêu phát triển kinh tế", Han nhận định.

Những bước tiến về kinh tế có thể bao gồm việc nối lại hoạt động thương mại với Hàn Quốc, cũng như kết nối tuyến đường sắt qua biên giới và mở cửa lại khu công nghiệp Kaesong. Khu công nghiệp này được Hàn Quốc quản lý và đầu tư, tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập cho hàng nghìn người lao động Triều Tiên, nhưng bị đóng cửa ba năm trước do căng thẳng trong quan hệ Hàn - Triều.

Tuy nhiên, vẫn có một số người Triều Tiên sống ở Hàn Quốc ít tin tưởng hơn vào một kết quả tốt đẹp của hội nghị, nhất là những người từng trải qua thời kỳ khó khăn ở quê hương. "Việc họ có phản ứng mạnh là bình thường, bởi vẫn chưa vượt qua được những ký ức đó. Họ rõ ràng khó có thể tin những gì Kim Jong-un nói", Joo Seong-ha, người Triều Tiên đào tẩu cách đây 18 năm, giải thích.

Kang Chul-hwan, một người Triều Tiên đào tẩu đang sống ở Hàn Quốc. Ảnh: Al Jazeera.

Kim Yong-hwa, cựu nhân viên an ninh đào tẩu khỏi Triều Tiên vào năm 1988, cho rằng ngoài vấn đề phi hạt nhân hóa và hợp tác kinh tế, lãnh đạo Mỹ - Triều cũng cần thảo luận các biện pháp giúp người dân quê hương ông có điều kiện sống tốt hơn.

Chủ tịch Trung Tâm Chiến lược Triều Tiên tại Hàn Quốc Kang Chul-hwan cho hay nếu hội nghị thượng đỉnh Trump - Kim lần hai không đề cập đến những vấn đề này, nó sẽ bị coi là một phần trong chiến dịch tuyên truyền của cả hai bên và "sẽ không ai nghĩ rằng sẽ đạt được tiến bộ nào đó hoặc chính quyền sẽ thay đổi".

"Tôi không có ý nói rằng các cuộc đàm phán là vô ích. Chúng đều có ý nghĩa, nhưng không gắn liền với hoàn cảnh... Phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên khác với phi hạt nhân hóa Triều Tiên. Đó là những nội dung cần thiết", ông nhấn mạnh. Kang coi hội nghị thượng đỉnh ở Việt Nam là "cơ hội cuối cùng" của Bình Nhưỡng mà Mỹ nên "tận dụng một cách tỉnh táo".

(VnExpress)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm