| Hotline: 0983.970.780

Người trồng điều điêu đứng kép!

Thứ Ba 10/04/2012 , 09:35 (GMT+7)

Hàng trăm hộ trồng điều ở Đồng Nai đang điêu đứng vì bỗng nhiên điều đang thời kỳ trổ hoa, và cho thu hoạch thì bị bệnh hàng loạt.

* Bão vừa qua, sâu bệnh tới

Hàng trăm hộ trồng điều ở Đồng Nai đang điêu đứng vì bỗng nhiên điều đang thời kỳ trổ hoa, và cho thu hoạch thì bị bệnh hàng loạt. Theo người dân, tình trạng điều bị bệnh bất thường khiến cho năng suất bị giảm nghiêm trọng cùng với cơn bão vừa qua đã “hái” đi không dưới 50% sản lượng trong khi giá cả thì không bằng một nửa năm ngoái khiến người trồng như bị… nốc ao. 

Hạt điều thâm đen, năng suất lại ít khiến cho nông dân điêu đứng

Điều bệnh hàng loạt

Cả trăm nông dân trồng điều tại các huyện Trảng Bom, Thống Nhất, Xuân Lộc, Định Quán, Tân Phú (Đồng Nai) đang hết sức u buồn do điều mất mùa lại bị trượt giá thê thảm. Không những thế, dịch bệnh cùng với cơn bão số 1 vừa qua đã làm cho vườn điều vốn đang ốm yếu càng thêm… liêu xiêu.

Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Cường ở ấp Hoà Bình, xã Đông Hoà (Trảng Bom) buồn rầu cho biết: Hiện nay điều vẫn đang trổ bông và cho thu hoạch nhưng do thời tiết bất thường đã làm cho điều bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Anh Cường cho biết, nhà tui có hơn 1 héc ta điều đã 8 năm tuổi nhưng năm nay điều đang trổ bông đậu trái và cho thu hoạch thì đổ bệnh do bọ xít muỗi đỏ, đến gần một nửa. Không những thế, nhiều diện tích điều bị thêm bệnh thán thư khiến cho chùm hoa bị thui gần như hoàn toàn làm điều rất khó đậu trái. Theo ghi nhận của chúng tôi tại vườn điều nhà anh Cường: nhiều chùm hoa bị thâm đen thui chột, một số cành hoa đậu lác đác vài hạt thì quăn queo, rất nhỏ và xấu… Anh Cường cho biết thêm: Ở khu vực này hầu như vườn điều của nhà nào cũng bị bệnh, tuy nhiên là bị nhiều hay ít mà thôi. Tình trạng điều bị bệnh khiến năng suất giảm sút nghiêm trọng.

Chúng tôi tìm đến vườn điều của anh Nguyễn Văn Tú ở ấp Hưng Phát, xã Hưng Lộc, Trảng Bom. Nói về bệnh trên vườn điều gần 2 héc ta của mình anh Tú rầu rĩ: Vườn điều nhà tui đã trồng được 12 năm, thế nhưng vụ này điều bị bệnh hàng loạt. Do nhà có cửa hàng bán thuốc bảo vệ thực vật nên tui thường xuyên phun xịt nhưng bệnh vẫn hoành hành. Hiện bệnh thán thư (nấm trên thân) và bệnh sâu đục thân khiến gia đình tui vô cùng mệt mỏi. Do sâu đục thân hoành hành khá mạnh khiến cho vườn điều nhà tui phần nhiều bị rỗng thân nên đợt mưa bão vừa qua đã khiến cho khoảng 1/3 diện tích điều bị gãy đổ, thiệt hại không thể thống kê được.

Đã mất giá lại gặp bão

Trao đổi với chúng tôi, nhiều người trồng điều ở Đồng Nai cho biết bao nhiêu năm nay gắn bó với cây điều nhưng chưa năm nào lại thê thảm như hiện nay. Điều trượt giá hơn một nửa so với năm ngoái, lại phải hứng thêm cơn bão khiến điều gãy đổ, trái non thì rụng tả tơi, còn hoa thì bị thui chột.

Ông Lương Thành Trung, Chi cục trưởng Chi cục BVTV tỉnh Đồng Nai: Hiện nay trên địa bàn tỉnh ở những vùng trọng điểm trồng điều đang xảy ra tình trạng điều bị bệnh. Trước tình hình trên, chúng tôi đã cho kiểm tra và yêu cầu các Trạm BVTV báo cáo tình hình cụ thể hàng ngày. Các bệnh phổ biến trên điều hiện nay là nhiễm bệnh thán thư, bọ trĩ, bọ xít muỗi đỏ… Việc điều bị những bệnh này khiến cho trái non bị rụng hoặc khó đậu trái.

Anh Nguyễn Văn Tú cho biết, nếu như vườn điều gần 2 héc ta của tui năm ngoái thời điểm này thu được hơn 5 tấn bán với giá 30.000 – 32.000đ/kg thì nay chưa đầy 2,5 tấn giảm hơn 50%. Đáng buồn nhất, nhà buôn vào vườn nhà tui chê ỏng chê eo nào là màu điều xấu, sâu nhiều hạt lại lép và bé… nên chỉ mua 15.000 – 16.500đ/kg. Anh Tú nhẩm tính, bình quân mỗi héc ta điều tiền phân bón, nhân công thu hoạch… hàng chục triệu đồng mà giá thấp như thế này khiến gia đình tui cả năm làm không đủ vốn.

Chúng tôi tìm về ấp 4, xã Suối Nho, huyện Định Quán ghi nhận nhiều vườn điều bị “đổ như ngả rạ” sau bão. Anh Trần Công Việt (ngụ ấp 4) cho biết: năm ngoái vườn điều hơn 1 héc ta nhà tôi thu được gần 3 tấn tổng cộng được gần trăm triệu đồng. Năm nay hồi đầu mùa, vườn điều cho nhiều hoa, vợ chồng tôi ai cũng vui, nào ngờ điều đổ bệnh và gặp bão khiến cho sản lượng không bằng một nửa năm ngoái. Tệ hại hơn, khi đang thu hoạch thì lại gặp thêm mấy cơn mưa trái mùa khiến hạt điều bị méo, màu sậm nên thương lái vào ép giá chỉ 14.000-15.000đ/kg. Vừa qua, cơn bão số 1 đã làm cho khoảng 40% vườn cây nhà tôi bị đổ ngả nghiêng…

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm