| Hotline: 0983.970.780

Công ty CP Đường Kon Tum 'đủng đỉnh' thu mua mía nguyên liệu;

Người trồng mía như ngồi trên đống lửa

Thứ Năm 25/01/2018 , 13:30 (GMT+7)

Thời điểm này những năm trước, người trồng mía ở huyện Chư Păh đã hoàn tất việc thu hoạch mía. Vậy mà niên vụ mía 2017-2018 - tính đến chiều ngày 24/1, nông dân nơi đây mới xuất bán...

Niên vụ mía năm 2017-2018, không ít chủ vườn mía ở huyện Chư Păh (Gia Lai) như ngồi trên đống lửa, bởi giá mía năm nay giảm mạnh; bởi đã đến kỳ thu hoạch, cây mía đã trổ cờ đồng loạt nhưng phía nhà máy vẫn... bảo dưỡng máy móc; và còn bởi nhiều ruộng mía đã bị "bà hỏa" thiêu rụi...

15-48-15_2-h-mi-cu-nh-vinh-bi-lu-thieu-rui
Một ruộng mía bị lửa thiêu rụi

Thời điểm này những năm trước, người trồng mía ở huyện Chư Păh đã hoàn tất việc thu hoạch mía. Vậy mà niên vụ mía 2017-2018 - tính đến chiều ngày 24/1, nông dân nơi đây mới xuất bán được đúng một xe mía!

Ngày 11/12/2017, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum có thông báo đến nông dân Chư Păh, về việc thu mua mía nguyên liệu niên vụ 2017-2018. Theo tinh thần của thông báo này thì, phía công ty sẽ thu mua toàn bộ mía cho bà con trước Tết Nguyên đán 2018. Tuy nhiên đến nay, hơn 40 ha mía của nông dân nơi đây vẫn trổ cờ dưới cái nắng như thiêu như đốt của mùa khô Tây Nguyên, trong khi đó chỉ còn chưa đến một tháng nữa là đã đến Tết.

Chủ tịch xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Pah) - ông Nguyễn Văn Nội, cho biết: Trước đây, cả xã có khoảng 300 ha mía. Mấy năm gần đây, giá mía xuống thấp, nông dân tự chuyển đổi sang các loại cây khác. Hiện cả xã chỉ còn khoảng hơn 40ha mía. "Dù cây mía đã bước vào vụ thu hoạch từ rất lâu, những huyện khác đã thu gần hết, nhưng ở đây người dân mới bán được đúng một xe", ông Chủ tịch xã Chư Đăng Ya cho biết.

Cây mía ở huyện Chư Păh chủ yếu được trồng ở hai xã Chư Đăng Ya và Chư Zô. Ở Chư Đăng Ya đã vậy, còn người trồng mía ở Chư Zô cũng không khá khẩm hơn. Theo ông Nguyễn Văn Bình - trưởng thôn Ngô Sơn (xã Chư Zô) thì: Công ty Cổ phần Đường Kon Tum đã gửi thông báo cách đây hơn một tháng, nhưng đến giờ vẫn chưa thấy về thu mua, trong khi thời điểm này mọi năm, người trồng mía ở đây đã thở phào cuối vụ.

Không chỉ lo lắng về việc công ty chậm thu mua mà còn nhiều vấn đề khác, người trồng mía nơi đây cũng vô cùng bức xúc. Cũng theo ông Bình: "Trước đây, mía thu mua tại ruộng giá 800 đồng/kg, công ty lo chi phí vận chuyển. Năm nay lại mua theo trữ lượng đường, mà trữ lượng đường xe thứ nhất đang được 9-10 chữ, sang xe thứ hai còn 7 thì bà con phải thắc mắc chứ! Còn nữa, trước kia chỉ tính tạp chất là 3%, nay tăng lên 5%, trong khi giá mía liên tục giảm, người trồng mía cầm chắc thua lỗ". Ông Bình làm một phép tính: Bình quân năng suất đạt 60 tấn/ha, một ha bán được hơn 30 triệu, trong khi công chặt mất 160.000 đồng/ngày, bốc vác 80.000 đồng/tấn. Tính ra trừ hết các chi phí, mỗi ha vẫn phải bù thêm 5-7 triệu đồng.

15-48-15_cy-mi-tro-co-con-cty-thi-dng-bo-duong-my-moc
Mía đã trổ cờ trong khi công ty đang... bảo dưỡng máy móc

Bên cạnh nỗi lo thu hoạch muộn sẽ giảm chữ đường, người trồng mía ở đây đang như ngồi trên đống lửa khi mà mùa khô Tây Nguyên đang dội cái nắng xuống những ruộng mía. Có không ít ruộng mía ở đây đã bị thiêu rụi. Cách đây hơn một tháng, 2 ha mía của nhà anh Nguyễn Thế Vinh (con trai ông Bình - trưởng thôn Ngô Sơn) đã bị "bà hỏa" trút cơn giận dữ. “Gia đình đã báo với công ty, bên phía công ty đã xuống làm việc nhưng không thấy động tĩnh gì. Hiện con tôi phải thuê thêm người chặt dọn bãi. Tổng cộng con cháu, anh em tôi có hơn 25 ha mà giờ giá thì giảm, nhà máy chưa thu mua. Thêm vào đó gần đây mía cháy rất nhiều, không lo sao được!...”, ông Bình lo lắng.

Làm việc với chúng tôi, ông Nguyễn Đức Cần - Trưởng phòng Kế hoạch Tổ chức Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, trả lời nhẹ bẫng: “Hiện tại lãnh đạo đang đi vắng. Nhà máy thì mới đi vào hoạt động được 2 ngày sau quá trình bảo dưỡng tu sửa máy móc. Hiện tại, chúng tôi đang ưu tiên thu mua ở các huyện ở tỉnh Kon Tum”.

Ông Nguyễn Văn Nội - Chủ tịch UBND xã Chư Đăng Ya (huyện Chư Păh): “Bước vào mùa khô, nắng nóng gay gắt, lại ở gần khu dân cư nên mía rất dễ bén lửa và cháy. Trước tình hình này, chúng tôi đã nhiều lần liên hệ với Công ty Cổ phần Đường Kon Tum, tuy nhiên công ty này chỉ trả lời là máy móc đang bị hỏng, chưa mua được...”.

Cũng theo ông Nội thì trước đây, Công ty Cổ phần Đường Kon Tum và các hộ dân trồng mía ở huyện Chư Pah có ký kết một bản hợp đồng bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Mấy năm nay vẫn áp dụng thu mua theo bản hợp đồng này.

"Điều khó hiểu là phía công ty chỉ đưa hợp đồng cho người dân và chính quyền ký, sau đó công ty giữ hợp đồng, chính quyền địa phương và hộ trồng mía chúng tôi không giữ bản nào", ông Nội nói.

 

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm