| Hotline: 0983.970.780

Người trồng rừng FSC ở Quảng Trị được hỗ trợ

Thứ Hai 04/07/2016 , 13:15 (GMT+7)

Cty CP TCty Thương mại Quảng Trị đã hỗ trợ chi phí thuê tư vấn đánh giá cấp chứng chỉ rừng trồng FSC cho người trồng rừng địa bàn tỉnh với tổng diện tích được cấp chứng chỉ 2.100ha cũng như bao tiêu sản phẩm gỗ...

Mua cao hơn 40%

Ông Hồ Xuân Hiếu, TGĐ Cty CP TCty Thương mại Quảng Trị cho biết, người nông dân mong muốn phát triển bền vững với rừng nhưng bà con luôn thiếu vốn đầu tư nên họ không thể để rừng trồng của mình phát triển theo các tiêu chí bền vững được. Vì thế, rừng mới lên 4 - 5 tuổi là bị khai thác...

Trước thực tế này, TCty quyết định giúp dân, cùng dân làm rừng FSC để phát triển bền vững, vừa mang lợi ích kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái.

Theo ông Hồ Xuân Hiếu, trong quá trình liên kết TCty luôn chỉ ra cái lợi mà người dân được hưởng khi bà con tham gia làm rừng FSC. Theo cam kết trong chương trình thỏa thuận hợp tác giữa hai bên, TCty Thương mại Quảng Trị sẽ thu mua toàn bộ gỗ có chứng chỉ FSC của hộ gia đình cao hơn so với giá bán thị trường cùng thời điểm 30%. Ngoài ra, còn giảm chi phí gia công gỗ 10% nên nếu bán cho TCty sản phẩm gỗ của bà con sẽ được tăng lên 40% so với thị trường.

Khi mới tham gia mô hình, TCty cam kết cho dân vay vốn để giải quyết các khó khăn với lãi suất thấp hơn ngân hàng thương mại 2%/năm. Nhờ vậy, sau 2 năm cùng bà con làm chuỗi mô hình rừng FSC, đơn vị đã giúp bà con có hơn 2.100ha rừng được cấp chứng chỉ.

TCty Thương mại Quảng Trị làm rừng chứng chỉ rất bài bản, bắt đầu tư khâu giống, cây trồng, chắm sóc, khai thác và chế biến xuất khẩu với một quy trình đồng bộ, khoa học, phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cốt yếu để gỗ rừng trồng của nông dân được trồng đúng kỹ thuật và bán ra giá trị không ngừng được tăng cao.

Cụ thể, tại các xã liên kết làm mô hình, TCty đã có quy định mật độ trồng rừng ban đầu 1.600 cây giống/ha, trồng cây cách cây 3m, hàng cách hàng 2m. Phần đất trống giữa các hàng cây có thể cho SX các cây trồng phụ sau năm đầu tiên. Đến cuối năm đầu tiên sẽ tỉa thưa 300 cây/ha, chỉ để lại 1.300 cây/ha cho cây rừng phát triển tốt.

Cuối năm thứ 3 sẽ tỉa thưa thêm 300 cây, chỉ chừa lại 1.000 cây/ha. Khi cây đến năm thứ 5 sẽ tỉa thưa còn 700 cây/ha. Từ năm thứ 5 đến năm thứ 8 sẽ cho thu hoạch rừng khi đó các cây sẽ có đường kính thân 300mm, chất lượng gỗ được coi vào giai đoạn tốt nhất của các giống cây keo.

Ông Nguyễn Xuân Lâm ở HTX Phú Hưng cho biết với cách liên kết này TCty đã thu mua 20ha gỗ rừng FSC với sản lượng 2.500 tấn của nhóm hộ gia đình ở đây với giá bán gỗ 14.740.000 đồng/tấn đối với gỗ có quy cách đường kính 14cm trở lên, cao hơn giá ngoài thị trường 400.000 đồng/tấn..

Theo đó, người nông dân sẽ có sản lượng gỗ khoảng 120 tấn/ha rừng. Nhân lên với giá bán 1.400 đồng/tấn sẽ có con số gần 170 triệu đồng/ha rừng FSC, số tiền này lớn hơn nhiều so với rừng trồng bình thường chỉ bán với giá 50 triệu đồng/ha.

TCty sẽ mua lại gỗ rừng trồng FSC của dân về phục vụ NM gỗ và viên nén năng lượng. Các sản phẩm gỗ được SX ra phục vụ làm hàng xuất khẩu. Nhờ vậy mà nhiều con em nông dân được giải quyết việc làm...

Hiệu quả tích cực

Ông Lê Quang Chiến, Chủ tịch UBND huyện Cam Lộ, địa phương có diện tích rừng liên kết rất lớn làm mô hình FSC đánh giá, mô hình làm rừng bền vững giữa TCty Thương mại Quảng Trị với nông dân rất có ý nghĩa. Nhờ sự sáng tạo và năng động của TCty mà gỗ rừng trồng của người dân được bán với giá cao. Trong mô hình liên kết này có hiệu quả tích cực, người dân được hưởng lợi lớn, tính bền vững cao.

Theo ông Hồ Xuân Hiếu, với mô hình liên kết trồng rừng trên, TCty cần tối thiếu 10.000ha rừng được cấp chứng chỉ FSC sẽ đủ nguyên liệu cho NM SX gỗ và viên nén năng lượng hoạt động. Hiện tại, TCty đã chủ động được 5.000 ha rừng. Mục tiêu đến cần có thêm 5.000 ha rừng nguyên liệu FSC để NM của Cty hoạt động bền vững. Trong lúc đó rừng của dân còn nhiều nhưng chưa làm được chứng chỉ. Vì vậy, TCty luôn hướng đến người dân làm mục tiêu liên kết, phát triển của mình để hai bên cùng có lợi, người lao động có việc làm ngày càng nhiều.

Bên cạnh đó, TCty đã cam kết với Hội các nhóm hộ có chứng chỉ rừng Quảng Trị sẽ bao tiêu toàn bộ sản lượng gỗ rừng trồng có chứng chỉ FSC với giá cao hơn gỗ không có FSC là 15 - 18% theo giá thị trường và hỗ trợ các hộ vay vốn với lãi suất thấp hơn ngân hàng thương mại.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Quảng Bình phạt 2,8 tỷ đồng từ các vụ vi phạm hành chính lĩnh vực lâm nghiệp

Trong quý I/2024, lực lượng kiểm lâm Quảng Bình dự kiến nộp 2,8 tỷ đồng vào ngân sách nhà nước từ 272 vụ vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm