| Hotline: 0983.970.780

Người và voi tranh giành đồng chè

Thứ Sáu 26/01/2018 , 11:05 (GMT+7)

Giới chức bang đông bắc Ấn Độ Assam, nơi trồng chè nổi tiếng, xác nhận có cuộc “cạnh tranh” đất đai giữa người và loài voi, theo BBC.

Ấn Độ đổ lỗi cho những đồn điền chè quy mô nhỏ là thủ phạm xâm chiếm đất đai tự nhiên của loài voi, song các quan chức địa phương nói chưa có cuộc khảo sát cụ thể nào về việc này.

16c172007430
Vùng trồng chè Assam nổi tiếng Ấn Độ đang trở thành tâm điểm xung đột giữa người và voi

Một công ty chè địa phương cũng bác bỏ cáo buộc của giới chức Ấn Độ, nhấn mạnh rằng diện tích rừng hiện tại là “mối quan tâm chung” của dân trồng chè. Tuy nhiên, một nghiên cứu của chính phủ Ấn Độ chỉ ra rằng các vườn chè đang lấn dần đất rừng ở Assam.

“Việc giảm diện tích bao phủ của rừng ở bang Assam là do lấn chiếm đất, gây ra áp lực về mặt sinh học với loài voi. Ngoài ra, việc chặt cây luân canh trong các vườn chè và thay đổi nơi canh tác cũng là nguyên nhân khiến loài voi trở nên hung dữ”, báo cáo chính thức của Bộ Môi trường Ấn Độ hồi năm 2015 cho biết.

Số liệu điều tra của chính phủ Ấn Độ cho thấy gần 800 người đã bị voi giết chết từ năm 2006 đến năm 2016 ở Assam. Tính riêng trong năm 2016, bình quân mỗi ngày có một người chết ở Ấn Độ do voi hoặc hổ tấn công.

Khoảng thời gian giữa năm 2014 và 2015, số người bị thương do voi tấn công được ghi nhận xuất hiện nhiều nhất ở bang Tây Bengal, tiếp đó là bang Assam, với 54 người thiệt mạng.

“Tôi thậm chí còn không thể nói lời vĩnh biệt với con gái tôi khi cháu được đưa tới bệnh viện. Một con voi đã giẫm đạp cháu”, Mariam Kerketta, công nhân vườn chè Sessa, tại bang Assam, kể lại mà không kìm nổi những giọt nước mắt lăn dài trên má.

Tháng 10 năm ngoái, con gái 26 tuổi Bobita Kerketta của cô nhảy khỏi một chiếc xe trượt, khi cô và bạn đang đi trên đường và bắt gặp một con voi trong vườn chè. Lúc đó trời đã tối, con voi hung dữ giẫm đạp lên Bobita. Cô gái thiệt mạng trong bệnh viện do vết thương quá nặng.

Xung đột cũng khiến nhiều con voi bị giết. Theo Bộ Môi trường Ấn Độ, có 72 con voi bị giết trong khoảng thời gian từ năm 2013 đến 2014. Trước đó, vào năm 2012, hơn 100 con voi bị giết.

Các tổ chức bảo tồn thiên nhiên cho biết từ năm 2001 đến năm 2014, có 225 con voi bị chết do tàu hỏa đâm, ngộ độc, điện giật và nhiều yếu tố khác. Ấn Độ hiện chiếm 60% lượng voi của toàn châu Á.

Voi cư trú đông đúc nhất tại bang Karnataka, còn Assam chiếm vị trí thứ hai với số voi là hơn 5.700 con.

Các chuyên gia bảo tồn môi trường, cho rằng loài voi đang bị “xâm chiếm” đất ngày càng nhiều ở Assam, khiến môi trường sống của chúng bị thu hẹp.

“Trước kia, những vùng trồng chè là rừng tự nhiên, ngăn cách với các ngôi làng, tạo thành nơi trú ẩn cho loài voi. Song việc khan hiếm nước, thức ăn ở bối cảnh hiện tại khiến voi trở nên hung dữ hơn. Người ngày càng đông, lá chè lại không phải thức ăn của voi”, Manash Sharma, Giám đốc quản lý rừng phòng hộ ở quận Uralgudi, bang Assam, cho biết.

Ông Manash nói hiện tượng voi vào làng mạc của con người để kiếm ăn hiện không còn là chuyện hiếm bởi khu vực trồng chè lấn vào đất rừng phòng hộ. Một số quan chức giấu tên ở Assam cũng nói với BBC rằng nhiều vườn chè quy mô nhỏ đang được trồng trong rừng.

Hiện có hơn 56.000 vườn chè được cấp phép ở 23 quận thuộc bang Assam. Tuy nhiên, giới chức địa phương xác nhận nhiều chủ vườn chè quy mô nhỏ không hề đăng ký với nhà nước.

Đa phần những vườn chè không đăng ký, được khai thác để bán cho những công ty chè tầm cỡ.

“Vì sao đất của họ không bị điều tra, khảo sát? Một số người đã được cấp đất hơn 70 năm trước cũng không được khảo sát”, Dipen Boro, một lãnh đạo thanh niên ở vùng Bodoland, bang Assam, đặt câu hỏi.

16-57-12_nh1
Xung đột giữa người và voi ở Ấn Độ

“Theo quan sát của chúng tôi, khoảng 30 đến 40% diện tích các vườn chè thuộc về những công ty lớn. Chúng tôi đang gây sức ép với giới chức và những cơ quan chức năng về việc đánh giá chính xác vị trí vườn chè”, Dipen nói.

Hiệp hội Chè Ấn Độ bác bỏ cáo buộc. Thư ký của hiệp hội là Sandip Ghosh nói trách nhiệm khảo sát đất đai thuộc về chính phủ.

Việc Ấn Độ có khảo sát những vùng đất đang trồng chè hay không vẫn là điều phải chờ đợi. Trong khi đó, xung đột giữa người và voi ở Assam đang ngày càng nghiêm trọng. Dân số gia tăng, rừng bị chặt phá. Nhiều ý kiến lo lắng về việc liệu người và voi có thể chung sống hòa bình ở Assam.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm