| Hotline: 0983.970.780

Nguồn gốc biển báo tín hiệu giao thông

Thứ Năm 15/04/2010 , 11:06 (GMT+7)

Xin cho biết hệ thống biển báo tín hiệu giao thông đầu tiên được ra đời như thế nào? Tại đâu?

* Xin cho biết hệ thống biển báo tín hiệu giao thông đầu tiên được ra đời như thế nào? Tại đâu?

Vũ Hữu Minh, phường 3, TP Bến Tre

Hệ thống đèn giao thông lần đầu tiên xuất hiện tại Anh vào năm 1868, vì có quá nhiều... xe ngựa trên đường. Hệ thống này đặt gần Toà nhà Quốc hội Anh ở thủ đô Luân Đôn. Gọi là hệ thống, nhưng chỉ có một cột đèn tín hiệu và những chiếc đèn đốt bằng khí gas màu xanh và màu đỏ dùng cho buổi đêm, luôn có một cảnh sát đứng cạnh để... vận hành. Hệ thống này giống như tín hiệu đèn giao thông dành cho xe lửa.

Năm 1869, hệ thống thô sơ này đã bị nổ, làm viên cảnh sát vận hành đèn bị thương. Đèn giao thông hiện đại dùng điện được sĩ quan cảnh sát William Potts thuộc Sở cảnh sát Detroit phát minh ra. Thực ra, ông đã phỏng theo đèn hiệu của xe lửa để dùng cho đèn giao thông đường bộ, trong đó có màu đỏ - là tín hiệu dừng lại, màu vàng - cảnh báo, và màu xanh - đường thông. Hệ thống đèn giao thông có dụng cụ đếm thời gian tự động đầu tiên được lắp năm 1920 ở Woodward và đại lộ Michigan thuộc Detroit với chi phí chỉ 37 USD. 

* Cháu muốn hỏi tại sao lại phân biệt lề đường trái/phải? Và tại sao lại có tay lái thuận, tay lái nghịch khác nhau giữa các quốc gia?

Lê Ngọc Quỳnh Mai, quận 3, Tp. Hồ Chí Minh

Ở Anh, Mỹ, Ấn Độ, Malaysia, Hongkong, Nam Phi, Nhật Bản, Thái Lan, Australia, Singapore, New Zealand, Canada, Nigeria và một số nước khác người ta đi xe bên trái đường đó và dùng ô tô có tay lái nghịch (tức ô tô có tay lái bên phải). Toàn cộng đồng châu Âu hiện nay dùng xe tay lái thuận, duy nhất chỉ có Anh là dùng xe tay lái nghịch. Tất nhiên đi qua nước nào thì phải tuân thủ luật giao thông của nước đó rồi. Theo sử gia Northcote Parkinson, nguyên nhân chính là sinh lý học con người. Hầu hết mọi người đều thuận tay phải nên sẽ dễ dàng hơn khi leo lên lưng ngựa từ bên trái.

Làm như vậy, con người có thể chống lại những kẻ tấn công cũng như bắt tay với bạn dễ hơn. Theo các sử gia khác, mọi người đều đi bên lề trái cho đến thập niên 1700. Năm 1756, luật hạn chế sử dụng đường bằng văn bản đầu tiên đã ghi rõ giao thông trên cầu London phải đi theo bên lề trái. Thế giới bắt đầu đổi sang lề phải vào đầu thập kỷ 1800 khi những người đánh xe chở hàng hóa cảm thấy sử dụng lề đường bên phải để tránh các phương tiện khác dễ hơn (do thường ngồi trên con ngựa cuối cùng bên trái nên họ có thể ước tính khoảng cách chính xác hơn nếu có chiếc xe khác đang đến gần).

Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Thủ tướng dự thảo nghị định quản lý xe ôtô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái bên phải vào Việt Nam. Xe tay lái bên phải được coi là một bộ phận của các loại phương tiện tham gia giao thông và phải tuân thủ các quy định như đối với các loại phương tiện khác. Bộ Giao thông Vận tải cũng đang nghiên cứu quy định thêm các chế tài xử lý vi phạm mang tính chất đặc thù đối với loại hình này.

Trong thời gian qua, xe tay lái bên phải của người nước ngoài có nhu cầu vào Việt Nam phổ biến theo hình thức du lịch caravan và đi công tác, phục vụ hoạt động xúc tiến thị trường của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi cho phép xe ôtô tay lái nghịch vào Việt Nam, người điều khiển xe tay lái bên phải sẽ gặp phải một số bất lợi như hệ thống biển báo đều được đặt ở bên phải người lái, trong khi thói quen của người điều khiển xe tay lái bên phải là nhìn biển ở phía trái.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.