| Hotline: 0983.970.780

"Cú sốc Trump" với giáo dục Mỹ

Nguồn lợi từ sinh viên quốc tế

Thứ Ba 14/07/2020 , 06:10 (GMT+7)

Sinh viên quốc tế rất quan trọng đối với việc giảng dạy đại học, nghiên cứu, đổi mới và kinh doanh tại Mỹ.

Các sinh viên quốc tế tại trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Virginia. Ảnh: Al-Fanarmedia.

Các sinh viên quốc tế tại trường Cao đẳng cộng đồng Bắc Virginia. Ảnh: Al-Fanarmedia.

Đóng góp kinh tế

Mặc dù có nền tảng và chuyên ngành khác nhau, nhưng tất cả họ đều có chung một đặc điểm - đóng góp quan trọng cho nền kinh tế Hoa Kỳ khi còn là sinh viên và thường, sau khi tốt nghiệp, đóng góp cho nền kinh tế Mỹ với tư cách là lao động nhập cư.

Khi sinh viên quốc tế chi tiền ở Hoa Kỳ, cho dù là vào cửa hàng tạp hóa, sách giáo khoa hay sửa chữa ô tô, đều sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp Mỹ, cho phép doanh nghiệp thuê thêm nhân lực hoặc gặt hái thành công theo cách mà họ không thể làm được nếu không có lực lượng sinh viên ngoại quốc.

Sinh viên quốc tế cũng có vị trí thuận lợi để mang tiền vào Mỹ. Bởi vì sinh viên quốc tế không đủ điều kiện cho nhiều hình thức hỗ trợ tài chính, khoảng 2/3 số tiền mà họ chi trực tiếp đến từ các nguồn nước ngoài.

Mức chuyển dịch vốn nước ngoài này lớn đến mức giáo dục quốc tế được xếp hạng là xuất khẩu dịch vụ lớn thứ năm của nước này trong năm 2019.

Sinh viên quốc tế tại Hoa Kỳ trong năm học 2017 - 2018 đã đóng góp 39 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ và tạo ra hoặc hỗ trợ 455.622 việc làm. Nhìn theo một cách khác, cứ 7 sinh viên quốc tế hỗ trợ tạo 3 việc làm ở Mỹ.

Khoảng 1,1 triệu sinh viên nước ngoài theo học tại các tổ chức giáo dục đại học Hoa Kỳ trong năm học 2018 - 2019, theo một báo cáo do Bộ Ngoại giao và Viện Giáo dục Quốc tế (IIE) ban hành, và họ chiếm 5,5% trong toàn bộ tuyển sinh giáo dục đại học Hoa Kỳ. Số sinh viên này đóng góp 44,7 tỷ USD cho nền kinh tế Hoa Kỳ vào năm 2018.

Ngoài những đóng góp về kinh tế, sinh viên quốc tế và sinh viên tốt nghiệp là công cụ cho các sáng kiến nghiên cứu và giáo dục của Mỹ, đặc biệt là trong các lĩnh vực STEM (khoa học, công nghệ, giáo dục và toán học). Trong năm 2015, hơn 42% sinh viên tốt nghiệp STEM tại các trường đại học Hoa Kỳ là sinh viên quốc tế.

Trong khoa học máy tính và kỹ thuật điện, các khối cơ sở xây dựng nền kinh tế tri thức thế kỷ 21, hơn 79% sinh viên tốt nghiệp Hoa Kỳ đến từ nước ngoài.

Nếu không có những đóng góp này, các trường đại học và ngành công nghiệp của Mỹ có nguy cơ mất lợi thế cạnh tranh với các quốc gia khác, có thể có tác động tiêu cực sâu sắc đến tăng trưởng kinh tế đất nước trong tương lai.

Kết nối và thành quả

Hoa Kỳ đã xây dựng một hệ thống đại học trở thành sự ghen tị của thế giới bằng cách vay mượn từ các ý tưởng nước ngoài và thu hút nhân tài quốc tế.

Giáo sư David Pokrajac từng làm trong Ủy ban tuyển dụng của khoa tại Đại học bang Delaware cho biết, trong những năm 2000, ông và các đồng nghiệp từng thuê 6 giáo sư mới cho Khoa Khoa học Máy tính và Thông tin. 5 trong số đó là sinh viên nước ngoài.

“Thực ra, chúng tôi đã cố gắng tìm người Mỹ”, giáo sư Pokrajac nhớ lại. “Tuy nhiên, phần lớn những người được tuyển dụng sinh ra ở nước ngoài... Họ là những người có trình độ cao nhất”.

Trước đây, Đức đã thống trị giáo dục đại học, nhờ mô hình tiên phong của trường đại học nghiên cứu.

Các trường đại học Mỹ đã điều chỉnh mô hình và nhảy vọt lên trước các trường đại học Đức khi các trí thức và học giả rời khỏi châu Âu trong giai đoạn những năm 1930 - 1940. Từ đó, nền giáo dục Hoa Kỳ ngày càng vươn lên, gặt hái nhiều thành tựu.

Ngay cả sau khi tốt nghiệp, sinh viên và học giả quốc tế vẫn tiếp tục có những đóng góp đáng kể cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Trong năm 2015, 30% giảng viên khoa học và kỹ thuật là người nước ngoài có bằng tiến sĩ từ các trường ở Hoa Kỳ - phần lớn nhóm này là những người đến Hoa Kỳ bằng thị thực sinh viên so với chỉ 12% trong năm 1973.

Trong một số lĩnh vực, chẳng hạn như kỹ thuật và khoa học máy tính và thông tin, hơn một nửa số giáo sư (khoảng 52 - 53%) là những người sinh ra ở nước ngoài có bằng tiến sĩ từ các tổ chức Hoa Kỳ.

Thu hút những bộ óc thông minh nhất thế giới giúp phát triển nền kinh tế tri thức ở Hoa Kỳ. Có đến 40% giải thưởng Nobel của Mỹ giành được về hóa học, y học và vật lý từ năm 2000 được trao cho người nhập cư. Hơn nữa, các sinh viên trở về nước thường thực hiện kết nối, đánh giá cao về văn hóa Mỹ, do đó thúc đẩy sự lãnh đạo quốc tế của Hoa Kỳ.

Cuối cùng, những cá nhân này cũng có thể tiếp tục trở thành doanh nhân và nhà lãnh đạo doanh nghiệp thành công trong nền kinh tế Hoa Kỳ. Nổi tiếng nhất có lẽ là Elon Musk, được biết đến với việc thành lập Paypal, Tesla và SpaceX, sinh ra ở Nam Phi. Ông đã nhận được hai bằng Cử nhân từ Đại học Pennsylvania trước khi thành lập doanh nghiệp đầu tiên của mình.

Trung Quốc là nước đóng góp lớn nhất số sinh viên nước ngoài tại Hoa Kỳ, tiếp theo là Ấn Độ và Ảrập Xêút, các báo cáo cho biết.

Giá trị giao dịch mua bất động sản tại Mỹ của Trung Quốc đạt 30 tỷ USD trong 12 tháng (từ tháng 3/2017 đến tháng 3/2018). Khoảng 10% giao dịch mua của Trung Quốc được thực hiện cho sinh viên sử dụng.

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Chuyên gia Ukraine thừa nhận sự vượt trội của máy bay không người lái Nga

Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Trinh sát Trên không Ukraine Maria Berlinskaya thừa nhận rằng quân đội Nga vượt trội hơn trong phát triển và sản xuất máy bay không người lái (UAV).

Video Thủ tướng Ấn Độ cầu nguyện dưới biển gây 'sốt' trên mạng

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi hôm 25/2 chia sẻ video thực hiện lễ cầu nguyện tại thành cổ Dwarka, khu di tích nằm dưới đáy biển ở bang Gujarat, miền tây nước này.

Bình luận mới nhất