| Hotline: 0983.970.780

Ngưỡng mộ anh nông dân tự chế bài thuốc chữa bệnh cho heo

Thứ Sáu 09/03/2018 , 07:15 (GMT+7)

Từ củ cây cỏ gấu, vỏ quế và cánh quả hồi, nông dân Trần Xuân Hùng (35 tuổi, ở ấp 1, xã Tiến Thành, TX Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước) đã chế thành công bài thước trị bệnh cho heo.

Không chỉ giúp hạn chế sử dụng kháng sinh trên heo, mà còn chủ động khi heo bị bệnh, nhờ vậy giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận.

14-23-42_nh-1
Anh Trần Xuân Hùng chia sẻ cách làm sản phẩm trị bệnh cho heo từ củ cây cỏ gấu, vỏ quế và quả cánh hồi

Anh Hùng cho biết, ở Việt Nam nói chung và Bình Phước nói riêng, nguồn cây thuốc (thuốc nam) rất phong phú và đã cho thấy có hiệu quả trong phòng trị bệnh gia súc, gia cầm, lại ít độc tính. Sử dụng cây thuốc thay thế kháng sinh (đặc biệt trong phòng bệnh và có khả năng kích thích tăng trưởng) sẽ giảm được giá thành, tạo thực phẩm sạch và an toàn, đã được dân gian phòng trị nhiều bệnh cho vật nuôi rất tốt.

Trong chăn nuôi, kháng sinh đóng vai trò quan trọng trong phòng trị bệnh, kích thích tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn cho gia súc gia cầm. Tuy nhiên tồn dư kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi đang là mối quan tâm của người tiêu dùng và cơ quan an toàn thực phẩm.

Lâu nay, bệnh tiêu chảy ở heo (do khuẩn ecoli và các loại virus khác gây ra) khiến cho người chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn. Trong khi đó, để trị loại bệnh này họ phải sử dụng thuốc thú y, dẫn đến tình trạng lạm dụng thuốc, cũng như gây tốn kém.

Từ thực tế đó, năm 2003 anh Trần Xuân Hùng đã chế tạo sản phẩm trị bệnh tiêu chảy cho heo từ củ cây cỏ gấu (cỏ cú), vỏ quế và cánh quả hồi. Sản phẩm giúp tiết kiệm chi phí, rất dễ làm và đặc biệt tạo ra thực phẩm sạch không có chất kháng sinh, không có chất cấm, mang lại lợi ích kinh tế, đảm bảo an toàn.

Theo anh Hùng, cách làm rất đơn giản, dùng củ cây cỏ gấu (thu hái từ tự nhiên) phơi khô từ 2 - 3 ngày. Kế đến mua vỏ cây quế và quả cánh hồi ở các tiệm thuốc Đông y hoặc ở chợ, sau đó nghiền nhỏ 3 loại này đã được làm sạch, làm khô thành hỗn hợp dưới dạng bột. Tiếp theo phối trộn 3 loại này với tỷ lệ 7:2:1, trong đó sử dụng 210g bột củ cỏ gấu + 60g bột vỏ cây quế + 30g bột quả cánh hồi. Sau khi trộn 3 loại xong thì tiến hành trộn vào thức ăn cho heo.

Anh Hùng lý giải, củ cây cỏ gấu, vỏ quế và quả cánh hồi có tính dương (nóng), còn heo bị bệnh tiêu chảy có tính lạnh (âm). Khi heo ăn vào thì "3 nóng" sẽ tác dụng hạn chế "1 lạnh" (virus gây bệnh tiêu chảy) ra ngoài. Ngoài ra, ba loại này đều có thành phần chứa tinh dầu, axit béo, phenol… có tác dụng trị đau dạ dày, đường ruột, tiêu hóa kém.

14-23-42_nh-2
Sản phẩm trị bệnh cho heo từ củ cây cỏ gấu, vỏ quế và quả cánh hồi

Bên cạnh đó, khi sử dụng 3 loại trên có tác dụng nhanh hơn, vì nó trực tiếp đi vào đường tiêu hóa. Còn sử dụng thuốc thú y chậm hơn, vì nó sẽ đi từ đường máu rồi đến đường tiêu hóa. Thời gian trị bệnh tiêu chảy cho heo từ củ cây cỏ gấu, vỏ quế và quả cánh hồi chỉ mất từ 1,5 - 2 ngày, còn sử dụng thuốc phải mất từ 4 - 5 ngày heo mới khỏi bệnh.

Theo tính toán của anh Hùng, việc sử dụng 3 loại này chỉ mất khoảng 2.500 đồng/heo đạt trọng lượng 30kg, trong khi đó sử dụng thuốc thú y mất 30.000 đồng/heo cùng trọng lượng.

Ông Lê Văn Thân ở khu phố Thanh Bình, phường Tân Bình, TX Đồng Xoài chia sẻ: “Sau khi sử dụng thuốc trị bệnh tiêu chảy cho heo từ củ cây cỏ gấu, vỏ quế và quả cánh hồi của anh Trần Xuân Hùng thì đàn heo tôi đã khỏi bệnh rất nhanh và tiết kiệm chi phí”.

Hiện gia đình ông Thân nuôi khoảng 20 con heo rừng lai và 5 con heo nái. Những lúc heo bị bệnh tiêu chảy ông điều thực hiện như cách làm của anh Trần Xuân Hùng.

Có thể nói, việc sử dụng củ cây cỏ gấu, vỏ quế và quả cánh hồi trị bệnh cho heo là giải pháp tốt giúp cho người chăn nuôi hướng đến an toàn, tránh lạm dụng thuốc kháng sinh và tiết kiệm chi phí.

Hiện sản phẩm của anh Trần Xuân Hùng luôn được người chăn nuôi ưa chuộng và thực hiện theo.

 

Xem thêm
Bà Nguyễn Huyền Anh làm Giám đốc Sở Du lịch Quảng Ninh

QUẢNG NINH Ngày 16/4, UBND tỉnh Quảng Ninh tổ chức hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ.

Hồ Tha La phủ màu xanh cho đất

Hồ Tha La là một trong những công trình thủy lợi trọng điểm của tỉnh Tây Ninh, sau nhiều năm vận hành, công trình đã được đầu tư nâng cấp, đáp ứng đa mục tiêu.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 1] Cây chết dần chết mòn vì thiếu nước

Khoảng 30ha rừng ngập mặn tại hai xã Nghĩa Lợi và Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng, Nam Định) gần một tháng qua rơi vào tình trạng khô hạn, không có nước vào, ra.