| Hotline: 0983.970.780

Ngưỡng mộ tấm lòng người đàn bà tự nguyện chôn cất hàng vạn xác thai nhi

Thứ Bảy 29/09/2018 , 13:15 (GMT+7)

Chỉ cần có thông tin, địa chỉ cụ thể, dù xa hay gần, dù nắng hay mưa, bà đều tạm gác công việc nhà để đến tận nơi đón xác thai nhi về. Với bà, mỗi lần đón nhận xác thai nhi là một nỗi buồn miên man.

Người đàn bà mà chúng tôi nói đến là bà Đỗ Thị Cúc (SN 1970, thôn Phú Đa, xã Công Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Bà mang trong mình một trái tim nhân hậu, tấm lòng bao dung vô bờ bến với tất cả những đứa trẻ bất hạnh chưa một lần cất tiếng khóc chào đời.
 

Những xác hài nhi trong đống rác

Hai tiếng “mẹ Cúc” thật thiêng liêng làm sao. Đây là tên gọi mà người dân nơi đây đặt cho bà. Bởi, gần 10 năm nay bà Cúc vẫn âm thầm làm công việc mà không phải ai cũng dám làm.

14-32-05_nh_1
Bà Đỗ Thị Cúc và 2 cậu con trai nuôi

Bà vẫn còn nhớ như in cái ngày lần đầu tiên bà phát hiện xác thai nhi. Đó là, vào một ngày giữa năm 2012. Hôm ấy, đang trên đường đạp xe về nhà, bà nhìn thấy ở bãi rác (cách nhà 6km) có nhiều bao bì cũ nên đã dừng xe lại để xuống nhặt bao bì đem về bán đồng nát.

Lấy chiếc liềm đang cầm trên tay, bà chọc thủng chiếc bì thì thấy có máu đỏ ở trong bì rỉ ra. Bà Cúc tò mò, xé rách chiếc bì thì phát hiện trong bao bì có 8 túi nilon màu đen, trong mỗi túi chứa 1 xác thai nhi còn rất bé, đang trong giai đoạn hình thành tay chân.

Bà sững người lại, toàn cơ thể run bần bật khi tận mắt chứng kiến 8 xác thai nhi còn đỏ hỏn, có nhiều phần dập nát. Sau phút định thần, bà nhận ra đó là xác của những hài nhi xấu số bị phá bỏ nên vội vàng đưa về nhà. Trên đường về nhà, bà tạt vào quán tạp hóa mua 8 chiếc lọ nhựa, 8 tấm vải mềm và vài bông hoa cúc, cây nến.

“Hôm đó, về đến nhà, tôi vội vàng lấy nước, tắm rửa sạch sẽ cho 8 em (em là xác thai nhi - PV), lấy khăn mềm quấn quanh rồi cho mỗi em vào 1 chiếc lọ nhựa. Sau đó, tôi đưa 8 em lên một chiếc bàn gỗ có thắp nến, có hoa và đọc kinh thánh để cầu nguyện cho các em siêu thoát. Sau khi hoàn tất thủ tục, tôi đưa các em ra nghĩa trang vườn thánh Phú Đa chôn cất cẩn thận”, bà Cúc nhớ lại.

Cả đêm hôm đó, bà Cúc trằn trọc, không sao chợp mắt được. Rồi, những ngày tiếp theo bà lại đạp xe đến bãi rác đó. Bà Cúc bảo, hầu như ngày nào cũng có xác thai nhi vứt ra bãi rác này. Nhỏ thì bằng nắm tay người lớn, to thì đang trong giai đoạn hình thành chân tay. Ngày ít thì 1 - 2 thai nhi, ngày nhiều lên đến 4 - 5 thai nhi.

Tất cả những xác thai nhi bé bỏng, còn đỏ hỏn mà bà phát hiện đều được tắm rửa, chôn cất chu đáo ngoài nghĩa trang. Thời điểm đó, do kinh tế eo hẹp nên bà cho xác thai nhi vào lọ nhựa, mãi về sau kinh tế tạm ổn bà mới chôn cất xác thai nhi bằng tiểu xi măng tự tay bà đắp. Và, đến bây giờ bà chuyển sang tiểu sành.

14-32-05_nh_3
Bà Cúc thắp hương cho các em xấu số

Bà Cúc bộc bạch: “Từ lúc lao đầu vào tìm kiếm xác thai nhi, tôi quên công việc hàng ngày là đi nhặt bao bì, chai lọ để bán đồng nát. Hồi ấy, cứ sau 2 tuần tìm kiếm xác thai nhi, tôi tổ chức chôn cất các em một lần. Hai năm trở lại đây, thì 4 tuần tôi tổ chức chôn cất các em một lần.

Nếu thai nhi đã hình thành tay, chân rồi thì tôi cho riêng vào 1 tiểu, còn nếu thai nhi mới đang phát triển, khoảng 1 tháng tuổi thì tôi cho tất cả vào 1 tiểu sành cỡ lớn, khoảng 30 - 50 thai nhi”.

Theo nhẩm tính của bà Cúc, sau gần 10 năm tìm kiếm xác thai nhi, đến nay đã chôn cất được gần 2 vạn thai nhi. Mọi chi phí lo hậu sự cho các em chủ yếu là do gia đình bà tự bỏ tiền túi hết.
 

Nhiều em bé may mắn được ra đời

Giơ những tấm ảnh chụp về những thai nhi xấu số cho chúng tôi xem, bà Cúc không cầm được nước mắt. Bà nói trong nghẹn ngào: “Khổ thân các em, các em chưa kịp hình thành dáng vóc con người mà đã phải rời xa bụng mẹ”.

Ngồi trầm ngâm một lúc, bà Cúc kể cho chúng tôi nghe một vài trường hợp mà bà đã trực tiếp can thiệp và đã cứu được những sinh linh bé bỏng, thoát khỏi cái chết đang cận kề.

Trong đó, có một trường hợp mà bà Cúc không bao giờ quên được. Đó là, trường hợp về một cô gái còn rất trẻ tuổi, quê ở huyện Kim Bảng. Tôi xin phép viết tắt tên cô gái này là T. Hồi ấy, T đem lòng yêu một người con trai cùng làng và mang bầu.

Sau khi bố mẹ nhà trai biết được, đã ngăn cấm T không được đi lại với con trai của họ. Do kinh tế gia đình lúc đó khó khăn, mẹ T bị bệnh nằm liệt giường, bố ốm yếu triền miên không có khả năng lao động nên T quyết định tìm đến bệnh viện để nạo thai.

Sau khi nghe được tình cảnh của T, bà Cúc đã tìm đến bệnh viện khuyên nhủ T dừng lại ý định và nên chăm dưỡng thai cho tốt. Ngày T chuyển dạ, bà Cúc đã đứng lên lo liệu giấy tờ và nộp lệ phí sinh nở cho T. Rất may, mẹ tròn con vuông. T sinh được 2 cậu con trai kháu khỉnh.

“Sau khi T sinh hạ được 2 cháu trai, nuôi đã nhận nuôi 2 cháu từ đó cho đến nay. Tôi đặt tên cho 2 cháu là Trần Bảo Quốc và Trần Bảo Khánh. Ngụ ý là Quốc Khánh để cho dễ nhớ. Hiện tại, 2 cháu đã lên 4 tuổi, các cháu rất ngoan và đang theo học mẫu giáo”.

14-32-05_nh_2
Trần Bảo Quốc và Trần Bảo Khánh

Hay nhiều trường hợp khác là các bạn trẻ tìm đến bệnh viện để nạo thai nhưng bác sỹ ngần ngại không dám làm. Các bác sỹ đã gọi điện thoại kết nối với bà Cúc, nhờ bà Cúc khuyên bảo và nhiều bạn trẻ đã bỏ ý định nạo thai.

Gần 10 năm qua, bà Cúc đã khuyên nhủ được khoảng 100 trường hợp có ý định nạo thai, vứt bỏ đứa trẻ. “Với những trường hợp nói chuyện qua điện thoại, tôi luôn định hướng cho các bạn trẻ nên giữ những đứa con máu mủ của mình nếu lỡ có thai với bạn trai, bởi mỗi thai nhi là một linh hồn, một mạng người”.

Sau một hồi trò chuyện, bà Cúc dẫn chúng tôi ra nghĩa trang vườn thánh Phú Đa, nơi chôn cất hàng vạn thai nhi xấu số để thắp hương cho các em. Những ngôi mộ tập thể của những đứa trẻ được bà Cúc xây dựng, quy hoạch rất sạch sẽ.

Thắp xong nén nhang, bà Cúc bày tỏ: “Tôi chỉ mong sao mỗi ngày không phải nghe những cuộc điện thoại từ các nơi gọi về báo có xác thai nhi, để rồi lại một ngày phải buồn, phải thương xót cho số phận các em”.

"Ăn cắp" xác thai nhi

Khi mới bắt tay vào công việc, bà Cúc có đến các bệnh viện, phòng khám ở quanh khu vực địa bàn tỉnh Hà Nam để xin xác của các hài nhi nhưng bị các y, bác sỹ phản đối vì nghi ngờ rằng bà có mục đích bất chính.

Không bỏ cuộc, sau nhiều lần lui tới bất kể nắng mưa, các y bác sỹ đã chấp nhận và trao “các em” cho bà Cúc. Rồi bà để lại số điện thoại, địa chỉ nếu có trường hợp nào có ý định dại dột nạo phá thai thì bác sỹ hay người nhà bệnh nhân liên hệ với bà để bà khuyên nhủ, tư vấn giúp đỡ.

“Mới đầu, do phía bệnh viện còn nghi ngờ tôi nên nhiều lúc, nửa đêm một mình tôi tự mò vào các bệnh viện lục lọi ở những sọt rác để tìm kiếm, “ăn cắp” xác thai nhi về. Nhiều đêm, tôi tìm kiếm được 4 - 5 xác thai nhi”, bà Cúc cho hay.

 

(Kiến thức gia đình số 39)

Xem thêm
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Sáng 18/4 (tức 10/3 năm Giáp Thìn - ngày Giỗ Tổ Hùng Vương), Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Đền Hùng ở TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm