| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ cháy rừng ở Bà Rịa - Vũng Tàu rất cao

Thứ Sáu 07/02/2025 , 14:31 (GMT+7)

Đó là khẳng định của ông Ngô Thanh Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Bà Rịa- -Vũng Tàu về tình hình phòng chống cháy rừng trên địa bàn đầu năm 2025.

Trong năm 2024, trên bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xảy ra 17 vụ cháy rừng lớn nhỏ. Ảnh: Bình Phương.

Trong năm 2024, trên bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã xảy ra 17 vụ cháy rừng lớn nhỏ. Ảnh: Bình Phương.

Bước sang tháng 2, thời tiết Nam bộ bước vào cao điểm mùa khô, bắt đầu nắng nóng. Ông Ngô Thanh Trung, Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm khẳng định: “Nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang ở thang số V - mức cực kỳ nguy hiểm, hỏa hoạn có thể xảy ra bất cứ lúc nào”. Do đó, việc triển khai các biện pháp khẩn cấp để phòng chống cháy rừng là rất cần thiết.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có 33.500ha rừng và đất lâm nghiệp, trong đó, diện tích đất có rừng hơn 28.700ha. Mùa khô 2023 - 2024, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 17 vụ cháy rừng lớn nhỏ, với tổng diện tích bị cháy 9,2ha.

Trước tình hình cấp bách trên, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm tỉnh chủ động mọi phương thức, nguồn lực cho công tác phòng, chữa cháy rừng. Cùng với đó, Chi cục Kiểm lâm tỉnh cũng đã triển khai kế hoạch nhằm tăng cường công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng, nhất là tại những địa bàn trọng điểm, có nguy cơ cháy cao.

Ngay từ đầu mùa khô 2024 - 2025, Hạt Kiểm lâm Long Đất đã chủ động xây dựng phương án, kế hoạch phòng cháy chữa cháy. Cùng với đó, lực lượng kiểm lâm cũng đã chuẩn bị đầy đủ vật tư, nhân lực, trang thiết bị để sẵn sàng ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Hạt Kiểm lâm cũng phối hợp với các chủ rừng chủ động phòng, chống cháy rừng theo phương châm "bốn tại chỗ".

Lực lượng kiểm lâm, dân quân tự vệ đang chủ động dọn lớp thực bì, phát quang và tạo đường cản lửa để 'đi trước cháy rừng một bước'. Ảnh: Bình Phương.

Lực lượng kiểm lâm, dân quân tự vệ đang chủ động dọn lớp thực bì, phát quang và tạo đường cản lửa để "đi trước cháy rừng một bước". Ảnh: Bình Phương.

Ông Nguyễn Văn Lời, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Long Đất cho biết, hiện Hạt đang quản lý hơn 2.000ha rừng. Địa bàn có đặc thù ít cây rừng, chủ yếu là cỏ le, cây bụi và nhiều núi dốc hiểm trở. Điều này gây khó khăn cho công tác chữa cháy nên việc phòng cháy được đặc biệt chú trọng.

“Ngay từ đầu mùa khô, chúng tôi đã chuẩn bị phương án bố trí lực lượng trực 24/24. Chúng tôi còn sử dụng hệ thống flycam để dễ phát hiện đám cháy hoặc bất cứ nguy cơ nào, từ đó sẽ cho anh em đi tuần tra rồi rà soát”, ông Lời cho hay.

Trong tình huống xảy ra cháy rừng, Hạt cũng huy động lực lượng xử lý kịp thời. Lực lượng kiểm lâm cũng kết hợp với chính quyền địa phương, dân quân và ban quản lý rừng phòng hộ thường xuyên tuần tra  ven rừng để tuyên truyền cho các hộ dân, nâng cao ý thức phòng chống cháy rừng.

Hạt Kiểm lâm Vũng Tàu - Phú Mỹ hiện quản lý hơn 7.000ha rừng phòng hộ. Ngay từ đầu năm, đơn vị cũng triển khai làm đường băng cản lửa, chủ động bơm đầy nước trong các hồ chứa. Đây là địa bàn có nhiều chùa, thường đón khách vào các ngày lễ, Tết nên cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng.

Lực lượng kiểm lâm Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường sử dụng flycam để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cháy rừng từ sớm. Ảnh: Bình Phương.

Lực lượng kiểm lâm Bà Rịa - Vũng Tàu tăng cường sử dụng flycam để kịp thời phát hiện và ngăn chặn cháy rừng từ sớm. Ảnh: Bình Phương.

Ông Đào Văn Điền, Phó Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm Vũng Tàu - Phú Mỹ cho biết, Hạt còn tăng cường kiểm soát người ra vào rừng, chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện theo phương châm “bốn tại chỗ, năm sẵn sàng”, phân công cán bộ trực 24/24h để theo dõi, tiếp nhận thông tin khi có cháy rừng xảy ra.

“Chúng tôi còn tăng cường kiểm tra, đôn đốc, tuyên truyền, ký cam kết với các tổ chức, cá nhân sinh sống trong và ven rừng trên địa bàn với phương châm phòng là chính”, ông Điền cho biết.

Trước tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, nguy cơ xảy ra cháy rừng rất cao, Sở NN-PTNT Bà Rịa - Vũng Tàu khuyến cáo người dân nâng cao ý thức để không xảy ra hỏa hoạn. Người dân cần cảnh giác đối với việc đốt lá, nương rẫy hay đốt nhang tại các khu vực chùa nằm trong rừng hoặc đất lâm nghiệp để không xảy ra sự cố cháy rừng.

Xem thêm
Sau tinh gọn bộ máy, ứng dụng công nghệ là giải pháp bắt buộc

HÀ NỘI Khi số lượng giảm do tinh gọn, địa bàn quản lý rộng hơn, ứng dụng công nghệ trở thành giải pháp bắt buộc đối với đội ngũ cán bộ chăn nuôi, thú y địa phương.

Chấn chỉnh tư duy khoán trắng công tác phòng dịch cho lực lượng thú y

QUẢNG NINH Quảng Ninh yêu cầu các địa phương chấn chỉnh chính quyền xã nếu thiếu quan tâm, chỉ đạo, có tư tưởng khoán trắng cho lực lượng thú y khi phòng, chống dịch bệnh động vật.

Trồng 'cây tỉ đô', vừa có tiền, vừa có rừng

THANH HÓA Nhờ áp dụng phương pháp canh tác thuận tự nhiên, vườn mắc ca của HTX Sản xuất mắc ca Thành Phát phát triển rất khỏe, cho năng suất cao.

Sản xuất lúa ‘3 giảm 3 tăng’, lợi nhuận tăng 8 triệu đồng/ha

BÌNH ĐỊNH Mô hình canh tác lúa theo hướng giảm chi phí đầu vào tại một số tỉnh Nam Trung bộ giảm được chi phí sản xuất 15%, lợi nhuận tăng hơn 8 triệu đồng/ha.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Kỳ vọng đột phá khoa học công nghệ: [Bài 4] Cởi trói cơ chế tài chính

Những chính sách, cơ chế mới theo các nghị quyết của Bộ Chính trị và Quốc hội sẽ cởi trói về cơ chế tài chính trong nghiên cứu khoa học.

Tương lai cho nghề cá bền vững: [Bài 2] Tái cơ cấu đội tàu cá

QUẢNG NINH Giảm đội tàu khai thác gần bờ, phát huy hiệu quả đội tàu khai thác vùng lộng, vùng khơi chính là hướng đi đúng đắn để đưa nghề cá phát triển bền vững.