| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ lở núi vùi lấp bản vùng cao

Thứ Năm 27/09/2018 , 13:45 (GMT+7)

Thuộc huyện miền núi, địa hình dốc, chia cắt mạnh nên huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La có nhiều khu dân cư chịu tác động của sạt lở đất mùa mưa. Nhiều hộ gia đình từng ngày sống trong nguy hiểm.

08-03-42_1
Nhiều hộ dỡ nhà chờ di chuyển tới nơi ở mới

Cuối tháng 7/2018, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 4 gây mưa lũ, huyện Mộc Châu chịu ảnh hưởng nặng nề. Trong đó, nhiều khu vực dân cư bị sạt lở, buộc phải di chuyển khẩn cấp. Đặc biệt là tại bản Pơ Nang, xã Tân Hợp có 97 hộ dân với hơn 470 nhân khẩu đang sinh sống được xác định là nằm trong vùng có nguy cơ sạt lở xuống lòng hồ thủy điện Hòa Bình.

Xã Tân Hợp là địa bàn chịu thiệt hại nặng nề nhất tại huyện Mộc Châu trong đợt mưa lũ. Tại đây có hơn 110 hộ ở các bản Pơ Nang, Suối Tranh, Sam Kha phải di dời. Trong đó có 97 hộ tại bản Pơ Nang đang đứng trước nguy cơ sạt lở cao. Trước những diễn biến xấu của thời tiết cùng với sự xuất hiện nhiều vết nứt ở trong khu dân cư, đặc biệt là vết nứt ở trên núi nằm sau khu dân cư của bản. Nếu tiếp tục hứng chịu những cơn mưa lớn thì nguy cơ sạt núi đổ ập xuống bản là rất lớn.

Bà Mùi Thị Pương, bản Pơ Nang nghẹn ngào: "Gia đình tôi thuộc diện hộ nghèo. Ngôi nhà này vừa được hoàn thành và đưa vào sử dụng từ năm 2017. Chi phí xây dựng nhà do chính quyền địa phương và các nhà hảo tâm hỗ trợ. Vui chưa được bao lâu, thì trong đợt mưa vừa rồi đất đá từ trên núi đã đổ ập vào khiến ngôi nhà bị hư hỏng hoàn toàn. May mắn việc này xảy ra vào buổi sáng nên tôi và con trai đã kịp chạy ra ngoài".

Cùng với vết nứt kéo dài quanh bản, thì trên dãy núi này còn xuất hiện nhiều điểm sạt trượt với quy mô lớn. Không những thế hiện nay nhiều ngôi nhà của người dân ở đây đã xuất hiện những vết nứt kéo dài bên dưới nền nhà của các hộ dân. Điều này khiến người dân không khỏi lo lắng bởi nếu sạt lở xảy ra thì sẽ kéo theo cả bản xuống lòng hồ.

08-03-42_2
Vết trượt sạt trên đỉnh núi, phía dưới là khu vực dân sinh

Bản Pơ Nang có 97 hộ dân thì có 75 hộ nằm bên bờ của lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Trong đợt mưa lũ vừa qua, bản có 3 ngôi nhà bị sạt lở, hàng nghìn m3 đất đá đã đổ ập vùi lấp hoàn toàn, 16 hộ nằm trong diện phải di dời khẩn cấp. Điểm trường tiểu học và mầm non cũng bị thiệt hại nặng nề. Do nằm ngay dưới chân núi, nên hai điểm trường với 6 phòng học đã bị tàn phá tan hoang bởi hàng trăm m3 đất đá tràn xuống khiến cho tường bị đổ vùi lấp các phòng học.

Ông Mùi Văn Điễn, trưởng bản Pơ Nang cho biết, bản hiện có 97 hộ dân, chia thành 2 cụm dân cư trong đó 75 hộ ở trung tâm bản, còn 22 hộ thuộc đội sản xuất Pơ Nang 2 cách trung tâm bản 5 km. Sau đợt mưa cuối tháng 8 vừa qua, tại khu vực 22 hộ đang sinh sống này có thêm 5 hộ phải di chuyển khẩn cấp. Trước tình hình đó chính quyền bản đã báo cáo lên xã, ngoài 75 hộ ở bản trung tâm, còn có thêm các hộ ở đội sản xuất.

Trước nguy cơ sạt lở hiện hữu, bản đã quyết định di chuyển khẩn trương toàn bộ 75 hộ dân ở trung tâm đến địa điểm mới để đảm bảo an toàn. Hiện tại việc di chuyển của các hộ gặp rất nhiều khó khăn bởi trời mưa, đường đi có nhiều điểm sạt lở, điểm tái định cư chưa xong nền. Vì thế mới có hơn 30 hộ đã tháo dỡ nhà. Còn lại để đảm bảo an toàn các hộ đang được bố trí ở trong các lều bạt do bộ đội dựng lên.

08-03-42_3
Nhiều hộ dân đang phải ở trong những lán tạm

Anh Đinh Văn Hiếu, bản Pơ Nang chia sẻ: "Hôm đó trời mưa to cả đêm, sáng sớm dậy thì thấy đất đá từ trên núi ùn ùn đổ vào nhà. Tài sản trong nhà được bà con trong bản kịp thời chuyển ra ngoài. Nhà mới xây chưa ở được bao lâu đã bị sập xuống hết mất rồi, xót xa lắm. Giờ không có nhà ở, được bộ đội làm cho nhà bạt để ở tạm cho an toàn".

Bà Phạm Thị Nhung, Phó Bí thư thường trực Huyện ủy Mộc Châu cho biết: Để thực hiện việc di chuyển đến nơi ở mới đoàn khảo sát của huyện và tỉnh Sơn La đã kiểm tra thực địa. Trong thời gian tới, sẽ di chuyển 75 hộ ở bản Pơ Nang, 20 hộ ở bản Suối Tranh. Huyện đã có phương án khảo sát cụ thể đối với từng hộ, bố trí đất tái định cư và đất sản xuất cho bà con. Đồng thời huy động bộ đội, công an, lực lượng tại chỗ, cộng đồng dân cư ở gần… để giúp dân trong quá trình làm nhà, ổn định sản xuất.

"Mặc dù huyện Mộc Châu đã có nhiều nỗ lực nhưng do địa hình dốc, bị chia cắt mạnh, nên quỹ đất của của xã còn hạn chế. Việc tìm được địa điểm để di dời các hộ dân ra khỏi vùng nguy hiểm có nguy cơ lũ quét, sạt lở đất còn nhiều khó khăn.

Huyện cũng đang đẩy nhanh tiến độ và hoàn thiện kết cấu hạ tầng, huy động và lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia đảm bảo cho người dân phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp gắn với bố trí sắp xếp dân cư từ những khu vực đặc biệt khó khăn nguy cơ thiên tai cao đến vùng an toàn", bà Phạm Thị Nhung.

 

Xem thêm
Đưa tư duy thị trường vào phát triển khoa học - công nghệ trong nông nghiệp

Chiều 19/4, Bộ NN-PTNT phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội nghị trao đổi về nội dung phối hợp hoạt động khoa học - công nghệ (KHCN) giữa hai bộ.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm