| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ tử vong vì loại thuốc hạ sốt phổ biến

Chủ Nhật 25/08/2019 , 07:05 (GMT+7)

Paracetamol là loại thuốc hạ sốt được dùng phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều lượng, nguy cơ ngộ độc cho người bệnh rất cao.

11-55-58_be_nguy_kich
Bé T.V.D (27 tháng tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) ngộ độc paracetamol do dùng quá liều.

Trường hợp bé T.V.D (27 tháng tuổi, trú tại thị trấn Thanh Sơn, huyện Thanh Sơn, Phú Thọ) rơi vào nguy kịch buộc phải ghép gan may ra mới sống sót là một trường hợp điển hình của tình trạng lạm dụng thuốc hạ sốt Paracetamol.
 

Nguy kịch, tử vong do uống thuốc hạ sốt Paracetamol

Ngày 14/8, Khoa Cấp cứu - Trung tâm Sản Nhi (Bệnh viện đa khoa Phú Thọ) tiếp nhận bệnh nhi T.V.D có dấu hiệu ngộ độc Paracetamol do sử dụng quá liều. Trẻ đến viện trong tình trạng sốt nhẹ, lơ mơ, lả đi, khó thở nhiều, ho khò khè, tim nhịp nhanh, phổi thông khí kém. Các bác sĩ chẩn đoán suy hô hấp toan chuyển hóa nặng trên bệnh nhi viêm phổi, theo dõi ngộ độc paracetamol.

Sau khi được bác sĩ sơ cấp cứu ban đầu bệnh nhi được chuyển lên Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc. Tại đây bệnh nhi được đặt ống nội khí quản, thở máy, rửa dạ dày, bù kiềm, 2 giờ sau khi vào viện bệnh nhi rơi vào hôn mê, đồng tử 2 bên co nhỏ, phản xạ ánh sáng kém, tim nhịp nhanh, huyết áp tụt, triệu chứng suy gan cấp, rối loạn đông máu nặng (PT giảm 10% trong khi chỉ số bình thường là >100%), men gan tăng cao (GOT > 10.000UI/L, GPT > 4.000 UI/L), Bilirubin tăng cao.

Người nhà bé cho biết, trước khi vào viện 4 ngày, con sốt cao từng cơn, ho khò khè. Như mọi lần, anh chị lại ra hàng thuốc gần nhà mua thuốc hạ sốt loại Paracetamol 500mg và cho con uống liền trong 4 ngày, mỗi ngày 4 viên/4 lần. Ngày thứ nhất, ngày thứ hai cháu hạ sốt hơn. Gia đình cũng yên tâm, đến ngày thứ 3 con vẫn không cắt được cơn sốt, anh chị vẫn cố gắng cho con uống thuốc kèm ăn cháo, nhưng đến ngày thứ 4 thì bé lả đi. Lúc này, anh chị mới tá hỏa đưa con đến viện thì bệnh tình đã trở nên nghiêm trọng. Trong nước mắt, mẹ bé cũng lo lắng cho biết, ở nhà vẫn còn một bé bị sốt nhẹ và cũng được uống hạ sốt hàng ngày giống như cháu D.

BS Phan Hồng Sáng - Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực chống độc, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ cho biết, đây là trường hợp bệnh nặng, tiên lượng tử vong nếu không được ghép gan, sau khi được điều chỉnh các chức năng sống cơ bản, bệnh nhi được chuyển tuyến xuống Bệnh viện Nhi Trung ương tiếp tục điều trị.

BS. Phan Hồng Sáng cho biết thêm, cách đây 1 năm cũng tiếp nhận trường hợp bệnh nhi 3 tuổi tử vong do ngộ độc paracetamol.
 

Tuyệt đối không lạm dụng

Paracetamol là loại thuốc hạ sốt lành. Tuy nhiên, người bệnh sử dụng quá liều lượng có thể dẫn đến ngộ độc và gây những tổn thương nặng cho gan và các bộ phận khác thậm chí tử vong. Chính vì tính nguy hiểm và hậu quả nghiêm trọng của việc bị ngộ độc thuốc.

BS Sáng khuyến cáo, khi con sốt, ho cần phải được đi khám bác sĩ chuyên khoa và dùng thuốc theo đơn, đúng liều lượng và đúng hướng dẫn, không được tự ý dùng thuốc. Với các bà mẹ đang cho con bú, khi dùng thuốc phải có sự tư vấn của bác sĩ điều trị, vì có một số loại thuốc có thể truyền qua sữa mẹ gây ngộ độc cho trẻ khi bú sữa mẹ. Để thuốc ngoài tầm thấy, tầm với của trẻ, tốt nhất là nên cất giữ thuốc trong tủ có khóa an toàn.

“Rất nhiều trường hợp ngộ độc thuốc đã xảy ra và ngộ thuốc những loại thuốc hay gặp như: Thuốc hạ sốt, thuốc dùng điều trị tiêu chảy (loperamid), thuốc nhỏ mũi (Naptazoline), hạ huyết áp, chống dị ứng, thuốc á phiện, thuốc ngủ… Nguyên nhân chủ yếu là do người nhà tự ý mua thuốc điều trị cho trẻ mà chưa có chỉ định của bác sĩ. Một số phụ huynh vì muốn trẻ nhanh khỏi bệnh đã tự ý tăng liều thuốc cho trẻ”, BS Sáng cảnh báo.

Do đó, việc sử dụng đúng liều lượng paracetamol rất quan trọng. Theo đó, đối với trẻ em dưới 2 tuổi hoặc cân nặng nhỏ hơn 11 kg, việc sử dụng thuốc hạ sốt nên theo chỉ định của bác sĩ.

Đối với trẻ từ 2 đến 12 tuổi, nếu trẻ sốt cao trên 38,5 độ, liều paracetamol được khuyến cáo là 10-15 mg/kg cân nặng, mỗi lần cách nhau từ 4-6 tiếng. Cha mẹ tuyệt đối không được tự ý tăng liều thuốc hạ sốt cho trẻ. Nguy cơ ngộ độc paracetamol rất cao, nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.

Đối với người lớn, khi bị sốt cao, bệnh viên uống 1 viên 500mg/lần, không sử dụng quá 4 viên/ngày. Để đạt hiệu quả cao trong giảm sốt, người bệnh cần kết hợp uống thuốc đúng liều lượng với việc chườm ấm, uống nhiều nước. Trong trường hợp uống thuốc hạ sốt không hiệu quả, bệnh nhân cần đến bệnh viện để điều trị.

(Kiến thức gia đình số 34)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm