| Hotline: 0983.970.780

Nguy cơ vỡ đập Khe Xanh!

Thứ Năm 09/08/2012 , 09:55 (GMT+7)

Nếu đập vỡ, toàn bộ người và tài sản của cả hai xóm 3C, 3A và cả hệ thống kênh chính cấp nước Sông Rác thuộc xã Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh sẽ bị lũ cuốn trôi. Đó là lời khẳng định của người dân sống dưới vùng hạ lưu đập Khe Xanh cũng như ý kiến của các chuyên gia thủy lợi.

Nếu đập vỡ, toàn bộ người và tài sản của cả hai xóm 3C, 3A và cả hệ thống kênh chính cấp nước Sông Rác thuộc xã Kỳ Phong, Kỳ Anh, Hà Tĩnh sẽ bị lũ cuốn trôi. Đó là lời khẳng định của người dân sống dưới vùng hạ lưu đập Khe Xanh cũng như ý kiến của các chuyên gia thủy lợi ở Hà Tĩnh.

Đập nước 50 năm không được nâng cấp

Đập Khe Xanh thuộc địa phận xã Kỳ Phong, huyện Kỳ Anh, có từ những năm 60, thân đập đắp bằng đất với chiều dài 1.500m, cao trình 24m, tổng sức chứa đạt gần 1 triệu m3 nước phục vụ tưới tiêu cho gần 100ha đất SX nông nghiệp và nước sinh hoạt của cả xã.

Kể từ ngày làm đập đến nay đã gần 50 năm trôi qua, đập không hề được nâng cấp, sửa chữa bởi công trình này do xã quản lý nên chỉ có biết khai thác, tận thu đến cùng. Trong vài năm lại đây người dân ngỡ ngàng trước sự tiêu hao nước ở lòng hồ nhanh đến mức không tưởng nổi, bởi mỗi đợt mưa hồ tích nước đầy ắp, nhưng chỉ sau mấy ngày nước lòng hồ bỗng dưng tụt xuống trông thấy làm cho cả xã hoang mang.


Hồ chứa nước Khe Xanh tiềm ẩn tai họa

Thực hiện Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 28/6/2011 của UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc phân cấp quản lý công trình thủy lợi trên địa bàn, tháng 5/2012 UBND xã Kỳ Phong đã trực tiếp bàn giao công trình đập nước Khe Xanh cho Cty TNHH MTV Thủy lợi Sông Rác quản lý. Sau khi tiếp nhận, Cty Sông Rác đã tổ chức lực lượng phát quang cây cối bụi rậm phía hạ lưu đập thì phát hiện hàng chục lỗ mối nước chảy ầm ầm từ lòng hồ thấm qua, nhiều chỗ nước chảy thành dòng như khe suối nhỏ, ai nấy hốt hoảng nguy cơ vỡ đập đến nơi.

Các chuyên gia thủy lợi cảnh báo, nếu không được giải cứu kịp thời, mưa lũ ập đến, nước trong lòng hồ dâng cao, đập sẽ vỡ, nếu đập vỡ sự cố khôn lường sẽ xảy ra thiệt hại chưa biết đến mức nào.

Triệu khối nước treo trên đầu

Bà Phan Thị Linh ở thôn Bắc Phong, xã Kỳ Phong lo lắng kể lại: Từ những năm 60, thời đó bà đang tuổi thanh niên tham gia phong trào đoàn, cùng nhau gánh từng ky đất trên rú cao xuống đắp đập làm nên hồ Nước Xanh để có nước tưới tiêu cho ruộng đồng. Thế nhưng, nhiều năm gần đây, cũng chính đập nước Khe Xanh này lại làm cho hàng trăm hộ dân sống dưới vùng hạ du như bà luôn lo âu thấp thỏm.

Chúng tôi lên đỉnh đập rồi tụt xuống mái hạ lưu cách đỉnh đập khoảng 12m. Thật không thể tin nổi, trước mắt chúng tôi xuất hiện hàng chục dòng chảy, có những lỗ đo được cả gang tay, nước chảy ầm ầm thành dòng với lưu lượng lớn. Chúng tôi thử bước chân để đo chiều dài thân đập bị thấm đến gần 50 mét kéo dài tới tận cống lấy nước, nhiều chỗ đã bắt đầu biểu hiện sụt lún. Phía dưới chân đập, nước chảy triền miên, biến nhiều diện tích trang trại của người dân thành bãi lầy. Mặc dù mực nước trong hồ hiện đã xuống thấp, song dòng thấm vẫn chảy liên hồi.

Ông Trần Quốc Hùng, PGĐ Sở NN-PTNT Hà Tĩnh nói:

"Nguy cơ mất an toàn của đập Khe Xanh hiện rất cao. Ngay bây giờ, Cty Thủy lợi Sông Rác cần tiếp tục phát dọn sạch cây cối mái thượng và hạ lưu đập để tiện cho việc theo dõi, quan trắc các vùng thấm nhằm kịp thời báo cáo mọi diễn biến cho UBND tỉnh, BCH PCLB tỉnh, Sở NN-PTNT và BCH PCLB huyện Kỳ Anh; phối hợp với huyện và xã kịp thời có phương án di dời dân đến nơi an toàn".

Ông Trần Văn Phụ - Chủ tịch UBND xã Kỳ Phong cho biết, trước khi bàn giao cho Cty thủy lợi Sông Rác, công trình được giao cho Ban Nông nghiệp xã quản lý, vận hành nhưng chỉ là mở nước tưới thôi. Chính quyền không có kinh phí tu sửa trong khi xã cũng "kêu" khản cổ rồi nhưng sự việc vẫn nằm trong quên lãng. Năm 2010, Ban A huyện Kỳ Anh có đầu tư trên trăm triệu đồng nhằm tu sửa cầu công tác, cống lấy nước và mái đập, nhưng không thấm vào đâu so với sự xuống cấp của công trình.

Ông Nguyễn Hồng Sơn - Giám đốc Cty TNHH MTV Thủy lợi Sông Rác cho hay, đập Nước Xanh được xây dựng khá lâu nhưng cả đập đất (dài gần 1.500m) và tràn (dài hơn 200m) đều chưa được kiên cố hóa, cộng với không được chính quyền địa phương quan tâm đúng mức nên công trình xuống cấp trầm trọng.

 Nói về giải pháp xử lý trước mắt, ông Sơn cho là cần đào hào dọc chân mái hạ lưu để đắp sét lên, sau đó lót vải địa kỹ thuật chống thấm và ghép đá hộc lên nhằm hạn chế hiện tượng rò nước, tránh nguy cơ vỡ đập trong mùa mưa bão năm nay. Về lâu dài, công trình phải được nâng cấp, sửa chữa lớn bằng việc khoan phụt vữa bê tông chống thấm, đổ bê tông mái thượng lưu đập, tràn xả lũ và cống lấy nước…

Xem thêm
Bình Thuận có Tân Bí thư Tỉnh ủy

Ông Nguyễn Hoài Anh được Bộ Chính trị chuẩn y chức danh Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận nhiệm kỳ 2020 - 2025.

10 năm lực lượng kiểm ngư cùng ngư dân bám biển

Trong 10 năm qua, lực lượng kiểm ngư ngày đêm bám biển, điều động hơn 1.500 lượt tàu tuần tra, kiểm tra, kiểm soát nghề cá trên các vùng biển Việt Nam.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hạ Long cải cách hành chính tốt nhất tỉnh Quảng Ninh

Thành phố Hạ Long đã xuất sắc dẫn đầu bảng xếp hạng 3 chỉ số PAR-Index, DDCI, DTI của tỉnh Quảng Ninh năm 2023.

Bình luận mới nhất