| Hotline: 0983.970.780

Nguy kịch do uống rượu ngâm hạt gấc

Chủ Nhật 10/03/2019 , 16:54 (GMT+7)

Bệnh nhân là nữ, uống rượu để chữa bệnh đau lưng. Bác sĩ khuyến cáo không nên uống rượu gấc để trị bệnh khi chưa có tư vấn của thầy thuốc, đề phòng ngộ độc.

Ngày 9/3, tin từ BV Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) cho biết, hiện bệnh viện này vẫn đang tích cực điều trị cho bệnh nhân Nguyễn Thị T. ( SN 1957, trú tại huyện Lệ Thủy).

 

Trước đó, vào tối 7/3, bệnh nhân T. được người nhà đưa đến BV Đa khoa huyện Lệ Thủy trong tình trạng ngứa toàn thân, sưng nề môi, khó thở… nên được cho chuyển lên BV Hữu Nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới.

Theo người nhà bệnh nhân, trước đó bà T. có uống rượu ngâm hạt gấc để chữa bệnh đau lưng; bệnh nhân này còn có tiền sử dị ứng với mật ong. Sau khi tiếp nhận, bệnh nhân T. đã bị hôn mê sâu phải thở qua ống nội khí quản, mạch nhanh, nhỏ, khó bắt, huyết áp tụt. Sau khi thăm khám, các bác sĩ xác định bệnh nhân bị sốc phản vệ mức độ nguy kịch do ngộ độc rượu ngâm hạt gấc,

Theo bác sĩ Nguyễn Văn Trung, hạt gấc được gọi là mộc miết tử, màu vàng, vị đắng, hơi ngọt, tính ôn, hơi độc, có tác dụng chống viêm, giảm đau. Rượu ngâm hạt gấc có thể chữa trị nhiều bệnh như đau răng, chảy máu chân răng, đau khớp, vết thương sưng tấy, tụ máu, trĩ, viêm xoang... nhưng chỉ nên bôi ngoài da và không bôi lên vết thương hở. Không nên uống rượu gấc để trị bệnh khi chưa có tư vấn của thầy thuốc, đề phòng ngộ độc.

Xem thêm
Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Dông lốc ở Lào Cai gây thiệt hại gần 3 tỷ đồng

Các hiện tượng thời tiết cực đoan xuất hiện ngày càng gây thiệt hại lớn tài sản người dân trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Cứu lấy gần 30ha rừng ngập mặn ở Nam Định: [Bài 2] Chủ đầu tư phải chịu trách nhiệm?

Chủ đầu tư Khu công nghiệp Rạng Đông phải chịu trách nhiệm nếu kênh xả thải khu công nghiệp chặn dòng chảy làm gần 30ha rừng ngập mặn ven biển Nghĩa Hưng bị thiệt hại.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm