| Hotline: 0983.970.780

Nguyên tác bài Lá Diêu Bông

Thứ Hai 10/05/2010 , 10:22 (GMT+7)

Cháu rất thích bài hát Lá Diêu Bông (Trần Tiến phổ nhạc) nhưng không biết nguyên tác, xin giáo sư tìm giúp.

Nhà thơ Hoàng Cầm - tác giả của Lá Diêu Bông
* Cháu rất thích bài hát Lá Diêu Bông (Trần Tiến phổ nhạc) nhưng không biết nguyên tác bài thơ Lá Diêu Bông của nhà thơ vừa qua đời Hoàng Cầm. Xin tìm giúp nguyên tác bài thơ này.

Hoàng Tuyết Nga, Tiên Du, Bắc Ninh

Nhà thơ Hoàng Cầm sinh năm 1922. Nhiều năm qua, vì một cú ngã dẫn đến bại chân, ông hoàng thơ tình Việt Nam chỉ còn quanh quẩn nằm ngồi trong căn phòng nhỏ trên con phố Lý Quốc Sư (Hà Nội). Ngày 6/5, nhà thơ qua đời, hưởng thọ 89 tuổi.

Bài thơ Lá Diêu Bông được ông viết năm 1959, nguyên tác như sau: Váy Ðình Bảng buông chùng cửa võng/Chị thẩn thơ đi tìm/Ðồng chiều/Cuống rạ./Chị bảo/— Ðứa nào tìm được lá Diêu Bông/Từ nay ta gọi là chồng./Hai ngày sau Em tìm thấy lá/Chị chau mày: — Ðâu phải lá Diêu Bông/Mùa đông sau Em tìm thấy lá/Chị lắc đầu/Trông nắng vãn bên sông/Ngày cưới chị/Em tìm thấy lá/Chị cười xe chỉ ấm trôn kim/Chị ba con/Em tìm thấy lá/Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn/Từ thưở ấy/Em cầm chiếc lá /Ði đầu non, cuối bể/Gió quê vi vút gọi/Diêu Bông hời...!/Ới Diêu Bông...

Chuyện kể rằng: có một người chị thật trong đời Hoàng Cầm, Thi sĩ cho ta biết người chị ấy có nhan sắc tuyệt đẹp, và thi sĩ yêu người chị ấy ngay năm ông mới tám tuổi đời. Và chuyện chị đi tìm đồng chiều cuống rạ, chị hứa: “Ðứa nào tìm được lá diêu bông... chị gọi là chồng” là chuyện có thật. Chuyện xẩy ra năm 1934, khi thi sĩ mới 12 tuổi, những hình ảnh nằm mãi trong ký ức thi sĩ, 25 năm sau — năm 1959 — những hình ảnh ấy, những tình ý ấy, những tâm tư ấy mới chuyển thành bài thơ Lá Diêu Bông.

* Tại sao tên người, thành phố ở Trung Quốc ta dịch sang tiếng Việt như Chu Ân Lai, Hồ Cẩm Đào, Vũ Hán, Thượng Hải... trong khi với các nước khác thì ta không dịch?

Nhiều bạn đọc

Việt Nam và Trung Hoa có mối quan hệ văn hóa truyền thống lâu đời. Trong tiếng Việt có tới 60% là từ Hán Việt (đọc khác với âm Trung Quốc). Riêng trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, văn hóa, chính trị, kinh tế, y học, quân sự... thì có lẽ tới 90% là dùng từ Hán Việt . Việc dùng âm Hán Việt để gọi tên người, tên địa danh là thuận lợi cho người Việt. Các cầu thủ bóng đá Trung Quốc ta gọi theo phiên âm Trung Quốc khiến người nghe rất khó hiểu, khó nhớ.

Bây giờ nói đến các thành phố như Beijing (Bắc Kinh), Shanghai (Thượng Hải), Shenyang (Thẩm Dương), Qingdao (Thanh Đảo), Wuhan (Vũ Hán), Xian (Tây An)... hay các tên Deng Xiaoping (Đặng Tiểu Bình), Hu Jintao (Hồ Cẩm Đào), Wen Jabao (Ôn Gia Bảo)... mà dùng âm chữ Trung Quốc thì thật khó hiểu, khó nhớ. Vì vậy dùng âm Hán Việt là hợp lý.

Tuy nhiên việc dùng âm Hán Việt cho các nước khác là không hợp lý và ta đã sửa phần lớn, chẳng hạn như Bảo Gia Lợi (Bungari), Lỗ Mã Ni (Rumani), Phi Luật Tân (Philippin), Mã Khắc Tư (Mác), Liệt Ninh (Lênin), nhưng cũng có nhiều tên đã dùng quen nên chưa đổi lại (Pháp, Anh, Ý, Bỉ, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Triều Tiên, Hàn Quốc, Mông Cổ, Nga, Thái Lan, Ấn Độ...). Có những tên ta dùng cả hai thứ chữ, như Úc và Australia, Ý và Italia... Đấy là một tồn tại và do thói quen nên chắc là phải thay đổi dần dần.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất