| Hotline: 0983.970.780

Nhà báo 'gàn' bỏ nghề về dựng lều chế phân từ chuối chín

Thứ Ba 14/04/2020 , 09:11 (GMT+7)

Bặt tin đã lâu, bỗng một ngày anh nhắn: “Mình xin nghỉ việc về ở bãi sông Hồng làm vườn, chế phân rồi”. Trước ngày cả nước cách ly, tôi bịt khẩu trang tìm đến.

'Gã gàn' Xuân Trường vác chuối chín về chế phân. Ảnh: Dương Đình Tường.

"Gã gàn" Xuân Trường vác chuối chín về chế phân. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bỗng dưng bỏ báo đi buôn

Tôi quen Lương Xuân Trường lúc cùng lội bộ 20km trong bùn lầy vượt núi khi trận lũ kinh hoàng quét qua Du Già - Du Tiến giết 48 người của huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang 16 năm về trước. Lúc ấy anh đang làm phóng viên ảnh của Thông tấn xã…

Giờ gặp lại giữa bờ bãi của sông Hồng, phải định thần hồi lâu tôi mới nhận ra người đàn ông râu rậm rì đang cười hì hì ấy là anh.

“Một năm rưỡi nay tôi bỏ nhà ở nội thành ra đây dựng lều ở một mình trông coi 8 lao động. Dịch dã khiến cho họ về quê từ tết đến giờ không thể lên được nữa, may quá, mới có hai cô công nhân đang thất nghiệp xin vào đây tá túc cho qua đận khó khăn này. Gạo, mắm muối, thức ăn tôi đã tích trữ đủ dùng cho cả tháng rồi còn rau dưa sẵn có hết trong vườn…”.

Đời làm báo của anh đã trải qua những cơ quan lớn, lắm người mơ ước từ Thông tấn xã, Tuổi trẻ đến Nông thôn ngày nay nhưng trò chuyện mới hay cũng thuộc vào loại “đại gàn” không chịu thay đổi.

Khi báo điện tử phát triển, người ta cần nhanh nhạy, cần những tin nóng hổi, giật gân theo xu thế… mà anh cứ thích tỉ mẩn, tỉa tót từng câu chữ, từng hình ảnh… Lại thêm ngán nỗi kiểu nửa làm báo, nửa làm cái loa, rã rời cả chân tay lẫn đầu óc mà chỉ được vài đồng nhuận bút, thế là nghỉ.

Xắt chuối chín để chế phân. Ảnh: Dương Đình Tường.

Xắt chuối chín để chế phân. Ảnh: Dương Đình Tường.

50 tuổi, anh treo bút, bán bộ máy ảnh ngày nào từng chắt chiu mãi mới mua nổi, từng nâng niu như con, quyết làm nông dân mà thường tự trào là "ông vạn đại".

Lại nhớ hồi còn làm nghề sang Xuân Quan của huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên viết về cây cảnh, có quen với mấy người.

Muốn sản xuất thì phải làm được thương mại trước đã, vậy là anh tấp tểnh đi buôn: “Lúc đầu, nghe nói thế mấy ông ấy bảo rằng điên nhưng tính tôi thích là làm, ai can ngăn cũng cứ kệ. 

Buôn được hai năm, lãi chẳng thấy đâu mà còn cụt cả vốn tôi lại nảy ra ý tưởng trồng cây cảnh trong vỏ ốc biển. Nhiều sản phẩm khá đẹp, khá độc đáo nhưng vấp phải vấn đề là vỏ ốc bé quá, để một thời gian thì giá thể bên trong cạn hết dinh dưỡng. 

Chính vào giai đoạn đó tôi lại bị chó cắn, nghi dại. Tiêm phòng xong người quay cuồng không thể làm được việc gì ngoài ôm cái máy tính, tôi bắt đầu lục trên mạng để mò về dinh dưỡng cây trồng, đặt mua cuốn sách sản xuất phân bón từ than bùn mà cả Việt Nam chỉ còn sót đúng 2 cuốn, trong 3 tác giả thì chỉ 1 còn sống…”.

Humic tươi còn người thì héo

Than bùn (đất sú) vùng nào gần như cũng có, thường ở độ sâu khoảng 1 - 3m. Nếu không hoạt hóa chúng, dinh dưỡng tuy rất nhiều nhưng cây không thể ăn được.

Đó là thứ nguyên liệu rất rẻ, chở về tận bãi mà chỉ khoảng 500.000 đồng/khối, muốn hoạt hóa chỉ việc đổ amoniac, xút hoặc kali hiđroxit vào là xong, đơn giản đến độ ngỡ ngàng.

Chuối ương để riêng một góc, chờ chín mới thái. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chuối ương để riêng một góc, chờ chín mới thái. Ảnh: Dương Đình Tường.

Có trong tay quyển sách hướng dẫn cách sản xuất phân Humic từ than bùn anh liền rủ mấy người thân, mỗi kẻ một vài trăm triệu thuê 1ha đất bãi sông Hồng ở xã Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) để thử nghiệm. Liên tiếp thất bại. Ban đầu dịch ra nhanh nhưng để đông kết lại thì rất lâu.

Tài liệu không nói cụ thể về chuyện này bởi đó là bí mật của nhà sản xuất nên anh lại phải mày mò. Mất hơn một năm đến bây giờ mới gọi là tạm ổn: “Trước đây các chất bên trong phân hàm lượng được bao nhiêu thì biết bấy nhiêu nhưng giờ tôi có thể định tính, định lượng một cách chủ động được, cô đặc, thậm chí là sản xuất ở dạng bột”.

Chế xong phân anh trồng 1 mẫu cà, 800 gốc chuối để tưới mà không dùng thêm bất cứ cái gì. Khác biệt thì có nhiều. Vụ cà thông thường 2 - 3 ngày người ta hái một lần còn anh 3 - 4 ngày mà mã lại xấu, quả lại không đều, duy có điều an ủi là cùi dày, giòn, ăn ngon hơn. Dù năm đó, giá cà ngoài chợ cao kỷ lục 30.000 - 40.000 đồng/kg nhưng anh cũng chỉ thu về vừa đủ trả công cho lao động.

Phải chín thế này mới mang vào bào chế. Ảnh: Dương Đình Tường.

Phải chín thế này mới mang vào bào chế. Ảnh: Dương Đình Tường.

800 gốc chuối anh trồng dự định để bán tết thì do phát triển chậm, chín lẻ tẻ tới tận tháng ba âm năm nay giờ vẫn còn. Kể cả chúng có chất lượng vượt trội nhưng mục đích kinh doanh bởi thế xem như là đại bại. Người ta trồng 1 mẫu vườn là dư dả tiền còn anh trồng hơn 2 mẫu vẫn còn ôm lỗ thảm, bù lại là công thức phân bón đã được khẳng định và có thể còn giải độc cho đất nếu chẳng may bị nhiễm.  

Anh gọi sản phẩm phân sơ chế của mình là Humic tươi vì có cái gì đó mang tính chất vui vẻ, mời gọi.

Ngặt thay, nó lại chỉ mang đến nỗi buồn tê tái cho chủ nhân bởi nhiều lần “muối mặt” đi tiếp thị đến tận các trang trại đều bị chê. Phần vì đắt, phần vì nông dân không nhìn rõ sự phát triển của cây hệt như thuốc sinh học phun không chết luôn sâu còn thuốc hóa học phun cái sâu rụng ngay trước mặt.

Thái chuối chín chế phân. Ảnh: Dương Đình Tường.

Thái chuối chín chế phân. Ảnh: Dương Đình Tường.

Chợt nhận ra đối tượng kinh doanh của mình có lẽ là nông nghiệp đô thị, là người trồng để ăn chứ không phải để bán, anh liền chuyển hướng: “Những người yêu làm vườn ở đô thị đang bị lừa nhiều bởi các trang, các nhóm quảng cáo tào lao trên mạng. Khi một người muốn hỏi cái gì là họ ào ào vào tư vấn theo hướng dẫn dụ để mua hàng của mình chứ không mấy khi tư vấn có lợi cho người sử dụng.

Thực ra tôi cũng sẽ tư vấn hướng có lợi cho mình nhưng cái lợi đó phải nhỏ hơn cái lợi của người sử dụng.

Ví dụ như chi phí để đưa 1m3 đất lên mái nhà cỡ 3 - 4 triệu nhưng 2 - 3 tháng sau sẽ bị rửa trôi, bạc màu. Nếu như không có tâm sẽ tư vấn là bỏ hết đi để thay đất, giá thể mới thì mình mới bán được sản phẩm nhưng không, tôi sẽ bán dịch vụ cải tạo bằng phân bón Humic mất chỉ vài trăm ngàn mà thôi.

Tôi đảm bảo, đất trong các chậu sẽ không bị “chai” trong một thời gian ngắn, rau quả trồng ăn sẽ ngon hơn, hoa trồng sắc sẽ thắm, hương thơm và bền hơn…”.

Anh Xuân Trường kiểm tra mẻ phân mới ngâm ủ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Anh Xuân Trường kiểm tra mẻ phân mới ngâm ủ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bao công sức, tiền của đổ ra mới thành công nhưng anh quyết định chia sẻ luôn cách làm dịch tưới EM – Humic qua mạng: “Người ta mua 1 lít EM khoảng 8.000 - 10.000 đồng, 1 lít Humic mấy chục ngàn nhưng nếu tự làm chắc chỉ 2.000 - 3.000 đồng/lít hỗn hợp cả hai chất đó.

Nhu cầu của tôi là chỉ cần bán đủ mỗi tháng một suất lương cho mình sống, một khu vườn cho mình ngồi viết lách mà thôi. Nghĩa là chỉ cần có chừng vài trăm khách hàng thân thiết trồng rau trên mái nhà, trên sân thượng còn ai có nhu cầu tự chế phân, tự cải tạo đất tôi đều sẽ hướng dẫn”.

Kiểm tra phân đang ngâm ủ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Kiểm tra phân đang ngâm ủ. Ảnh: Dương Đình Tường.

Loại phân… thơm hương chuối chín

Trở lại chuyện chuối ế, tuy quả rất ngọt, rất dẻo, rất thơm nhưng bởi mẫu mã hạn chế nên bán 3.000 đồng/kg mà vẫn còn trầy trật. Tiếc quá, anh chợt nghĩ quả là tinh túy của cây hay giữ lại để làm luôn dịch tưới:

“Tưới bằng dịch chuối không phải là thứ gì mới mẻ, tôi cũng chỉ bắt chước mà thôi. Tuy nhiên, chuối mua ở chợ không thể tốt như chuối hữu cơ, thêm vào đó tôi còn để chín trên cây khi dinh dưỡng hội đủ mới đem vào bào chế. Trong than bùn sau khi hoạt hóa thành phần nhiều nhất là Humin, ít hơn là Humic và rất ít, rất quý là Fulvic, nó nằm trong nhóm chất giúp chống lão hóa, cả động vật, thực vật đều cần.

Cái bể chứa chuối chín đó tôi dùng Fulvic làm chất xúc tác để tạo ra loại phân mới với mục đích khi tưới dưỡng chất có thể chui thẳng vào lá, ngấm đến tận mô thay vì phải hấp thụ qua rễ.

Thế nhưng giờ đây tôi vẫn đang mắc ở chỗ là mới chỉ "sờ" được nó, tách được nó chứ chưa khống chế được. Nếu mà thành công, đó sẽ là thứ phân bón lá có giá bình dân mà chất lượng vẫn tốt”.

Bể ngâm chuối chín để làm phân. Ảnh: Dương Đình Tường.

Bể ngâm chuối chín để làm phân. Ảnh: Dương Đình Tường.

Để thử nghiệm loại phân chuối này, máy đang ủi băng cả một phần bãi để sang tháng sẽ trồng những loại rau thuốc, rau dại như bồ công anh, dệu, tầm bóp, sắng… Tôi ra vườn cùng anh, hít hà mùi thơm dịu nhẹ tựa rượu vang đang bốc lên từ bể chuối chín mà lòng bỗng nhẹ lâng lâng giữa thời đại dịch.

Phân vô cơ là tập hợp của những chất mà người ta tìm thấy nên cây trồng vẫn bị thiếu, bị đói dinh dưỡng. Bởi thế ăn rau thủy canh hay rau trồng kiểu thâm canh bón phân vô cơ vẫn thấy nhạt nhẽo hơn là bón bằng phân hữu cơ.

  • Mua bán rùa quý tràn lan từ 'chợ ảo' đến đời thực
    Phóng sự 27/03/2024 - 08:15

    Thời gian qua, hoạt động mua bán rùa diễn ra công khai tại các cửa hàng thú cưng trên địa bàn thành phố Hà Nội, thách thức các cơ quan chức năng.

  • [Bài 3] Bài toán hóc búa ở tỉnh Khánh Hòa
    Phóng sự 27/03/2024 - 06:02

    Tính toán sơ bộ, muốn ra được Đề án thí điểm phát triển nuôi biển công nghệ cao ở Khánh Hòa phải “vượt ải” tới... 9 bộ, ngành trước khi trình Chính phủ phê duyệt.

  • [Bài 2] 'Cuộc cách mạng' giữa trùng khơi ở Vân Đồn
    Phóng sự 26/03/2024 - 06:00

    Phong trào thành lập hợp tác xã nuôi trồng thủy sản đang là trào lưu ở Quảng Ninh để đón nhận chính sách giao biển lâu dài, từ đó ổn định kế sách nuôi biển.

  • Nan giải vấn nạn mua, bán rùa trên Internet
    Phóng sự 25/03/2024 - 13:15

    Năm 2023 ghi nhận gia tăng các vụ liên quan đến mua, bán rùa qua mạng xã hội. Do vậy các cơ quan chức năng cần mạnh tay trong việc xử lý vi phạm.

  • [Bài 1] 7 năm trời vật vã xin giấy phép nuôi biển
    Phóng sự 25/03/2024 - 07:30

    'Khát vọng lớn, quyết tâm cao, tuy nhiên những rào cản cơ chế chính sách đang giống như chiếc vòng kim cô siết chặt giấc mơ nuôi biển của chúng tôi vậy', Hải Bình nói.

  • Chuyện ở 'thiên đường đá cỏ' Tân Lập
    Phóng sự 24/03/2024 - 16:40

    Nhắc đến thầy cúng Vàng A Chứ (còn gọi là ông Chứ cúng) thì không chỉ ở Sơn La và một số tỉnh Tây Bắc mà mãi tận bên Lào cũng có người biết.

  • Tinh hoa nghề đậu bạc Định Công
    Phóng sự 22/03/2024 - 11:09

    Sau khoảng thời gian tưởng chừng như thất truyền, đến nay làng nghề đậu bạc Định Công đang chuyển mình nhằm níu giữ lại cái hồn cốt của nghề tinh hoa truyền thống.

  • Rủ nhau đi hái lộc rừng
    Phóng sự 18/03/2024 - 06:00

    Quảng Bình Cứ vào tháng Ba hàng năm, nhiều người dân sống ở các xã Quảng Kim, Quảng Châu, Quảng Hợp (Quảng Trạch, Quảng Bình) rủ nhau lên rừng hái dâu và có nguồn thu đáng kể.

  • Mùa hoa mộc miên
    Phóng sự 15/03/2024 - 06:00

    Mộc miên, loài cây chung thủy với tháng Ba, cứ độ sau xuân lại rạo rực tự đốt cháy mình thắp lửa những góc trời, từ vùng đồng rừng đến những miền quê yên ả…

  • Hang Táu - miền cổ tích còn phong kín
    Phóng sự 12/03/2024 - 06:05

    Hang Táu là một thung lũng được giấu kín giữa bốn bề núi. Trời đất như chừa ra một khoảng đất tương đối bằng phẳng chỉ để cỏ cây khoe sắc...

  • Chuyện giữ rừng giữa biển
    Phóng sự 11/03/2024 - 06:15

    Qua Tết Nguyên đán, vùng đảo Tây Nam Tổ quốc bước vào cao điểm mùa khô, lực lượng chức năng bắt đầu ‘mướt mồ hôi’ với công tác giữ rừng trên các hòn đảo…

  • Bà Xuân 'hủi'
    Phóng sự 08/03/2024 - 08:45

    Từng là giáo viên mầm non nhưng đến nay nữ y tá Nguyễn Thị Xuân đã có gần 40 năm đồng hành cùng những bệnh nhân tại trại phong Quả Cảm - Bắc Ninh.

Xem thêm
Đảng ủy Bộ NN-PTNT bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024

Ngày 27/3, tại Trường Cán bộ quản lý NN-PTNT, Đảng ủy Bộ NN-PTNT đã tổ chức Bế giảng lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng năm 2024.

Những công trình vá 'lỗ hổng' hệ thống thủy lợi bờ Nam Sông Hậu

Đồng bào bờ Nam Sông Hậu mong chờ âu thuyền Rạch Mọp vận hành ngăn mặn vào cuối 2024, cùng với những công trình đã được đầu tư để khép kín hệ thống thủy lợi.

Kia ưu đãi giá mới, giảm đến 75 triệu đồng trong tháng 9

Từ 11/9/2023, Kia áp dụng giá mới với mức điều chỉnh tương đương 50% lệ phí trước bạ. Chương trình được áp dụng tùy theo dòng xe và phiên bản.

Hiệu trưởng bắt học sinh đi lao động nếu không dự hội trại có thu phí

THỪA THIÊN - HUẾ Yêu cầu học sinh phải đi lao động nếu không dự hội trại là chưa khoa học, không phù hợp với mục tiêu của hoạt động giáo dục, dễ nảy sinh suy nghĩ nhạy cảm.

Bình luận mới nhất