| Hotline: 0983.970.780

Nhà chứa bò trái phép “ung dung” tồn tại nhiều năm trước trụ sở phường

Thứ Bảy 23/03/2019 , 09:40 (GMT+7)

Một ngôi nhà dùng để nhốt bò không phép ở trong thành phố, cách trụ sở phường An Hòa (TP. Huế) khoảng hơn 100m; gây ô nhiễm và ảnh hưởng đời sống người dân nhiều năm nay nhưng không hề bị kiểm tra và xử lý.

Theo phản ánh của người dân ở phường An Hòa, TP. Huế (TT- Huế), nơi ngôi nhà số 55 Tôn Thất Đàm của một hộ dân ở địa phương từ nhiều năm nay đã trở thành nơi tập kết và giết mổ bò; chất thải của bò bốc mùi hôi thối, nước thải cũng được thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước công cộng không qua xử lý gây ô nhiễm nghiêm trọng.

Điều đáng nói, ngôi nhà này nằm trước mặt và chỉ cách ủy ban phường An Hòa hơn 100m từ con đường Nguyễn Văn Linh đi vào, thế nhưng nó đã tồn tại nhiều năm nay và không hề bị cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý.

Thường xuyên có gần 10 con bò nhốt giữ sau khi mua từ Lào, Thái về.

Từ những phản ánh chúng tôi ghi nhận, tại địa điểm 55 Tôn Thất Đàm, có một ngôi nhà cấp 4 kiên cố, phía bên phải, khu vực được bao bọc xung quanh bởi hệ thống tường rào, mái che và cổng sắt bảo vệ, có khoảng 7- 8 con bò đang được nhốt ở bên trong. Bên trong ngôi nhà, cả một gian nhà rộng lớn với đầy đủ dụng cụ như một cái lò mổ. Đứng từ xa cũng đã thấy mùi chất thải của bò bốc lên nồng nặc, khó chịu, hệ thống nước thải nơi đây bị tắc nghẹn bởi chất thải và nước đọng đen sì và hôi thối.

Ông Nguyễn Thúc Toàn, Phó Chủ tịch UBND phườn An Hòa cho hay, trước đó phường cũng có nhận được phản ánh của người dân qua tiếp xúc cử tri, ngày 17/3 vừa qua, phường tiếp nhận thông tin từ dịch vụ thông minh giám sát điều hành của tỉnh nên đã lập đoàn trực tiếp về kiểm tra tại địa điểm này và được biết đó là nơi nhốt bò tạm mua từ Lào, Thái Lan về của bà Hoàng Thị Kim Liên trú tại 73 Tôn Thất Đàm, TP. Huế.

Ngôi nhà chứa bò không phép nằm cách trụ sở phường An Hòa hơn 100m.

Cũng theo ông Toàn, qua kiểm tra thì thấy khu nhà nhốt bò của bà Liên được làm khép kíp có tường rào và cửa bảo vệ, có khu phân thịt riêng. Theo bà Liên trình bày, trước đây bà làm nghề giết mổ ở lò mổ phường Hương Sơ; cuối năm 2016 sau khi ủy ban tỉnh đóng cửa lò mổ thì bà được chuyển về giết mổ ở phường Thủy Châu (TX. Hương Thủy). Ngôi nhà 55 Tôn Thất Đàm này là bà mua để làm nơi nhốt tạm và phân phối thịt bò sau khi đưa từ lò mổ về; nơi đó thường xuyên có khoảng 10 con bò được nhốt.

“Bà trình bày sau khi mua bò từ Lào, Thái  về nuôi và nhốt tạm ở đó đến khuya đưa về dưới lò mổ phường Thủy Châu (TX. Hương Thủy) mổ xong rồi lại chuyển thịt lên đây phân phối cho tiểu thương. Phân bò bà thu gom bán cho những người trồng cây, nước thải thì xả theo hệ thống thoát nước của khu vực”, ông Toàn thông tin.

 Ông Nguyễn Thúc Toàn, Phó Chủ tịch UBND phường An Hòa

Cũng theo ông Toàn, qua kiểm tra chưa phát hiện việc giết mổ, nên chưa đủ cơ sở để khẳng định đó là lò giết, mổ. Trên cơ sở đó, đoàn kiểm tra đã đề nghị bà Liên phải xây hầm chứa để xử lý trước khi xả nước thải ra hệ thống nước thải chung của khu vực, thời gian khắc phục từ nay đến ngày 26/3.

Lý giải về việc, phường không có hình thức xử lý nào đối với việc nuôi, nhốt bò trái phép của bà Liên sau khi đã kiểm tra, ông Tòan cho hay “do đó là chuồng trại chăn nuôi nhỏ, lẻ của bà hộ gia đình” nên phường chỉ yêu cầu khắc phục việc xả thải và những vấn đề ảnh hưởng môi trường.

Nhiều năm trông chờ sự vào cuộc xử lý của cơ quan chức năng, nhưng có lẽ giờ đây người dân ở phường An Hòa vẫn chưa thể hết lo về vấn đề ô nhiễm môi trường; giờ lại thêm nỗi lo về nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh từ chỗ nuôi, nhốt bò không phép này khi không được xử lý dứt điểm.

 Cống thoát nước dân sinh đầy chất thải từ bò và bốc mùi hôi thối cạnh ngôi nhà nhốt bò

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm