| Hotline: 0983.970.780

Nhà chùa giúp giải cơn khát thiếu nước sinh hoạt

Thứ Ba 16/02/2016 , 14:35 (GMT+7)

Đó là nét độc đáo trên vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang), gần như mỗi chùa Khmer đều có 1 đến 2 hồ chứa nước dành cho chư tăng dùng sinh hoạt hàng ngày. 

Qua đó, tạo ra cảnh quan tươi mát giữa mùa khô, góp phần giải quyết tình trạng thiếu nước những tháng cao điểm.

Theo các vị à cha và phật tử cao niên, hồ nước của chùa gắn với tập quán sinh hoạt cộng đồng, bởi các lễ hội đều tập trung về chùa, điều cần đầu tiên vẫn là nước đảm bảo vệ sinh và trữ lượng đủ dùng cả năm.

Nhiều năm nay, hồ nước các chùa Krăng Krốch (xã Châu Lăng), Sà Lôn (xã Lương Phi), Rô và Cô Đơn (xã An Cư), Mỹ Á (xã Núi Voi)… của huyện Tri Tôn luôn được cộng đồng quan tâm. Đặc biệt, hồ nước chùa Krăng Krốch cung cấp nước cho cả người Kinh và đồng bào Khmer khu vực Rò Leng, Mằng Rò.

Sãi cả Chau Vanh (chùa Krăng Krốch) cho biết, nhờ diện tích hồ lớn và nước chứa nhiều, bà con thiếu hụt cứ gánh và chở về xài thoải mái. “Bây giờ, tuy có nước máy, nhưng nhà chùa tiếp tục bảo quản, trồng sen lọc nước. Cao điểm mùa khô, nước máy bị gián đoạn, bà con vẫn có nước sinh hoạt”, sãi cả Chau Vanh nói.

Đối với phum Cô Đơn (ấp Soài Chếk, xã An Cư, huyện Tịnh Biên) là địa bàn hẻo lánh, xa xôi. Anh Chau Pho La (cư dân sở tại) kể, hồ nước chùa Cô Đơn đã được nạo vét và nâng cấp khối lượng dự trữ, nhờ vậy hàng chục hộ đồng bào Khmer hiện sử dụng tới 3 nguồn nước là giếng xây, hồ chùa và trạm cung cấp.

“Nhờ vậy, đồng bào Khmer hổng còn sợ bị gián đoạn nước, thiếu nước sinh hoạt trầm trọng như trước kia”, anh La tỏ ra phấn khởi. Trong chùa Cô Đơn còn có giếng khoan và bơm bằng mô-tơ điện, khi lễ hội lớn cũng không thiếu nước.

Các ngành chuyên môn tỉnh An Giang cho rằng, những hồ của chùa Khmer đã góp phần quan trọng trong việc cung cấp nước sinh hoạt cho hộ riêng lẻ, gia đình sống xa cụm, tuyến dân cư. Đặc biệt, nước hồ của chùa Khmer còn bổ sung cho mùa khô, khi hạn hán gay gắt.

Trong số 60 ngôi chùa Khmer ở các huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, hồ chứa nước đã được nạo vét, cải tạo, tu sửa và nâng cấp hiện đang sử dụng thì hồ chùa Mỹ Á (xã Núi Voi, huyện Tịnh Biên) có diện tích lớn nhất và trữ lượng nước nhiều nhất.

Xem thêm
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung bị khiển trách

Ngày 19/4, ông Đào Ngọc Dung, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội bị Bộ Chính trị quyết định kỷ luật bằng hình thức Khiển trách.

Giá cam sành giảm mạnh, nông dân thất thu

ĐBSCL Hiện tại, cam sành loại 1 chỉ còn 5.000 đồng/kg, giảm 4.000đồng/kg so với dịp Tết Nguyên đán. Với giá bán hiện tại người trồng cam thua lỗ từ 2.000 - 3.000 đồng/kg.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hai giám đốc sở chỉ đạo cứu lúa trên cánh đồng Mường Lò

Giám đốc hai Sở: NN-PTNT và Công thương tỉnh Yên Bái trực tiếp chỉ đạo chống hạn cho diện tích lúa tại cánh đồng Mường Lò (thị xã Nghĩa Lộ).

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm