| Hotline: 0983.970.780

Nhà hàng chỉ phục vụ đồ ăn từ côn trùng ở Nam Phi

Thứ Năm 05/09/2019 , 06:21 (GMT+7)

Mario Barnard, đầu bếp người Nam Phi, từng cảm thấy “ghê tởm” và không thưởng thức trọn vẹn món bọ cạp nướng và côn trùng trộn tỏi, gia vị khi ông thăm Thái Lan cách đây 4 năm.

Trải nghiệm khó quên tại Thái Lan truyền cảm hứng cho Barnard thử nghiệm các món ăn từ côn trùng. Trong tháng 7, ông mở một nhà hàng tạm ở Woodstock, ngoại ô thủ đô lập pháp Cape Town, chỉ phục vụ món ăn từ côn trùng. Thực khách gọi món tại nhà hàng Insect Experience, Cape Town, Nam Phi, hôm 23/8.
Ấu trùng ruồi lính đen khô trên tay đầu bếp Mario Barnard. Insect Experience (Trải nghiệm côn trùng) là nhà hàng đầu tiên chỉ sử dụng côn trùng làm thực phẩm ở Nam Phi, Barnard nói với Reuters. Ông liên kết với start-up Gourmet Grubb, chuyên biến ấu trùng ruồi lính đen thành bột protein và sữa – có thể dùng để làm kem từ côn trùng. 
Barnard thả ấu trùng khô vào mẻ bỏng ngô vừa ra lò. “Vài tháng trước, tôi gặp Jean và Leah (của Gourmet Grubb). Họ có chung vấn đề với tôi là không thích hình dáng nguyên bản của côn trùng. Chúng tôi quyết định biến chúng thành dạng bột rồi chế biến món ăn”.
Một tô sâu bướm khô phục vụ thực khách ở Insect Experience. Những khách hàng thích mạo hiểm có thể thử một tô côn trùng, trong đó có sâu bột cùng các loại sâu bướm khô vốn đã được coi là món ngon tại vài nước châu Phi.
Thực khách Gosiame Makoe thưởng thức món sâu bướm khô. “Mọi người đang tìm kiếm những thứ mới và tình hình đang tốt”, Barnard chia sẻ. Nhà hàng tạm của ông sẽ mở cửa cho đến tháng 11, vượt xa thời điểm đóng cửa dự kiến ban đầu. “Xu hướng này tốt cho môi trường và côn trùng là thực phẩm của tương lai”.
Món mỳ pasta với sợi mỳ làm từ bột ấu trùng ruồi lính đen. Barnard cùng đối tác đang muốn mở rộng sang bia bọ, bánh quy và thậm chí là đồ ăn cho chó từ côn trùng.
Các viên làm từ bột ấu trùng ruồi lính đen với bột đậu gà trắng. Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hợp Quốc (FAO), côn trùng thải ra ít khí nhà kính và chất thải hơn gia súc, đòi hỏi ít đất và nước hơn và có tới 1.900 loại côn trùng ăn được.
Barnard bày biện một món ăn có nguồn gốc từ côn trùng. Giới khoa học ca ngợi côn trùng là nguyên liệu bền vững, rẻ, hàm lượng protein và các khoáng chất cao. “Tôi chưa ăn côn trùng bao giờ”, một thực khách tại Insect Experience chia sẻ. “Món ăn này không có mùi côn trùng mà giống như khoai tây và đậu xanh cùng vị cay nhẹ. Tôi thích nó”.

 

Reuters

Xem thêm
Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp

Sửa nghị định, thông tư để gỡ khó khoa học công nghệ trong nông nghiệp. Xuất khẩu thuận lợi, giá thanh long tăng vọt. Sụt lún nhà kho tại công ty lương thực, thiệt hại hơn 10 tỷ đồng. ĐBSCL có thể đã qua đỉnh điểm hạn mặn.

Tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía

Thời gian qua, các nhà máy đường và người trồng mía đã có nhiều giải pháp liên kết sản xuất nhằm vực lại ngành mía đường sau giai đoạn khó khăn. Các chuyên gia cùng thảo luận, hiến kế để tìm lại 'vị ngọt' cho cây mía.

Mẹo né mặn, tránh hạn ở 'rốn phèn' Hậu Giang

Tình hình hạn hán, xâm nhập mặn đang diễn ra gay gắt, người dân và chính quyền địa phương vùng trũng phèn của tỉnh Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp để đảm bảo sản xuất và sinh hoạt.

Tạm giữ 9 thuyền khai thác 824 m3 khoảng sản trái phép

Nghệ An Công an Nghệ An đã đồng loạt tiến hành kiểm tra, phát hiện 9 thuyền vỏ sắt không mã hiệu, không đăng kiểm cùng 824 m3 khoáng sản bị khai thác trái phép trên khu vực sông Lam, xã Long Sơn, huyện Anh Sơn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm