| Hotline: 0983.970.780

Nhà khoa học lâm nghiệp được vinh danh Thương hiệu Việt Nam 2017

Thứ Tư 11/10/2017 , 09:20 (GMT+7)

Trong chương trình Tự hào Thương hiệu, sản phẩm Việt Nam 2017 được tổ chức tháng 10 vừa qua tại Hà Nội, trong tổng số 123 cá nhân và tập thể được vinh danh, có nhà khoa học duy nhất trong lĩnh vực lâm nghiệp, đó là GS.TS Võ Đại Hải, Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam.

12-38-36_gstsvo-di-hi
GS.TS Võ Đại Hải được vinh danh chương trình Tự hào Thương hiệu, sản phẩm Việt Nam 2017

Đỗ đại học với số điểm loại ưu, GS.TS Võ Đại Hải được cử sang học tập tại Trường Đại học Lâm nghiệp tại Liên Xô (cũ) từ 1983 - 1988. Tốt nghiệp đại học với tấm bằng đỏ thủ khoa lâm sinh, ông về làm việc tại Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam từ năm 1989 đến nay. Mặc dù trải qua rất nhiều công việc và vị trí khác nhau, nhưng GS.TS Võ Đại Hải vẫn một lòng tâm huyết dành hết sức lực của mình cho sự nghiệp phát triển khoa học lâm nghiệp nước nhà.

Tính đến thời điểm hiện tại, GS.TS Võ Đại Hải đã hoàn thành xuất sắc trên 15 nhiệm vụ khoa học các loại, khởi đầu là công trình nghiên cứu về vai trò phòng hộ đầu nguồn của rừng, cho đến các công trình nghiên cứu về khả năng tích lũy các bon và giá trị thương mại các bon của rừng trồng, rừng tự nhiên. Hiện nay là các công trình nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật tổng hợp trồng rừng để kinh doanh gỗ lớn phục vụ đề án tái cơ cấu ngành lâm nghiệp.

Ông cũng đã có nhiều đóng góp vào việc xây dựng hệ thống cơ sở khoa học cho việc quản lý và phát triển rừng phòng hộ, thâm canh tăng năng suất rừng trồng và định lượng giá trị môi trường của rừng ở nước ta, nhiều công trình đã được ứng dụng vào thực tiễn sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, ông đã công bố trên 100 bài báo khoa học trong nước và quốc tế.

Với những nỗ lực và cống hiến của mình, GS.TS Võ Đại Hải đã được trao tặng Huân chương Lao động hạng Ba năm 2016, Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm 2011, Huy chương “Vì thế hệ trẻ” năm 2004, Chiến sĩ Thi đua cấp Bộ năm 2008, 2011, Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp giáo dục” năm 2011 và nhiều bằng khen của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT.

Với lĩnh vực đào tạo, ông cũng dành nhiều thời gian để hướng dẫn, dìu dắt các thế hệ đi sau, tới nay ông đã hướng dẫn thành công 13 tiến sĩ và 63 thạc sĩ, viết 23 cuốn sách giáo trình, chuyên khảo và tham khảo.

Về công tác quản lý, ông cũng là người có nhiều kinh nghiệm trong quản lý khoa học cũng như quản lý của ngành lâm nghiệp. Với 11 năm làm Phó Viện trưởng; gần 4 năm làm Giám đốc Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 15 tháng làm Phó Tổng cục Trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT), ông đã có nhiều giải pháp, đổi mới trong công tác quản lý điều hành, mang lại hiệu quả rõ rệt trong tình hình mới.

Trong đó, ông đã tập trung chỉ đạo viện nghiên cứu các mũi nhọn chuyên môn đến sản phẩm cuối cùng để phục vụ cho tái cơ cấu ngành lâm nghiệp: Kết quả trong hơn 2 năm gần đây, Viện đã được Bộ NN-PTNT trao 1 giải thưởng Bông Lúa Vàng; công nhận 7 giống quốc gia, 51 giống tiến bộ kỹ thuật, 15 vườn giống các loại và 8 tiến bộ kỹ thuật mới.

Đã chú trọng công tác đào tạo cán bộ khoa học có trình độ cao: Trong 4 năm qua số lượng cán bộ có trình độ Giáo sư, Phó giáo sư và Tiến sĩ đã tăng gấp 2 lần so với trước đây. Bên cạnh đó, nhiều đổi mới trong công tác quản lý và điều hành của Viện, trong đó đã đẩy mạnh công tác chỉ đạo qua mạng internet, thực hiện chính quyền điện tử, họp trực tuyến với các đơn vị ở xa; đã chỉ đạo và từng bước thực hiện đổi mới Viện theo cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức Khoa học công nghệ, giúp Viện đứng vững và phát triển trong cơ chế mới hiện nay.

12-38-36_14-51-19_nh-1

GS.TS Võ Đại Hải không chỉ là nhà khoa học, nhà quản lý tốt, ông còn tham gia rất nhiều các hoạt động phong trào, đoàn thể, xã hội. Bản thân ông đã đứng ra thành lập một Quỹ Khuyến Học mang tên “Mái nhà chung” để hỗ trợ cho các em học sinh nghèo vượt khó tại Trường THPT Hà Trung (Thanh Hoá). Quỹ đã đi vào hoạt động được 3 năm, là nguồn động viên rất khích lệ với các em học sinh nghèo vượt khó tại các vùng quê nghèo.

 

Xem thêm
Một con bò có thể tạo ra 2 tỷ điểm dữ liệu trong suốt cuộc đời

Theo các chuyên gia ngành chăn nuôi Mỹ, ứng dụng công nghệ gen đóng vai trò quan trọng trong nhân giống bò sữa, giúp tối đa hóa tiến bộ di truyền.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Lúa đông xuân sớm được mùa, nông dân lãi 20 triệu đồng/ha

QUẢNG BÌNH Các diện tích lúa đông xuân sớm tại Quảng Bình hiện đã thu hoạch, năng suất bình quân khoảng 65 tạ/ha, nông dân lãi hơn 20 triệu đồng/ha…

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm