| Hotline: 0983.970.780

Nhà Lê sơ chống nạn 'sâu dân, mọt nước'

Thứ Ba 05/07/2016 , 13:15 (GMT+7)

Nhà Lê sơ coi tham nhũng là quốc nạn làm suy yếu tiềm lực quốc gia, dân tộc, xuống cấp đạo đức xã hội, mà bất kỳ một quốc gia nào, một triều đại nào cũng muốn bài trừ, tận diệt.

13-49-00_nh-le-so
Sách Nhà Lê sơ (1428 - 1527) với công cuộc chống nạn “sâu dân, mọt nước”

 

Cuốn sách “Nhà Lê sơ (1428 - 1527) với công cuộc chống nạn “sâu dân, mọt nước” của Trần Đình Ba (NXB Tổng hợp TP.HCM, 2016) thông qua tư liệu lịch sử và phương pháp tiếp cận sử học đã xem xét, đánh giá những nỗ lực của nhà Lê sơ trong việc bài trừ nạn “sâu dân, mọt nước” - ngày nay chúng ta gọi là vấn nạn tham nhũng.

Nhà Lê sơ coi tham nhũng là quốc nạn làm suy yếu tiềm lực quốc gia, dân tộc, xuống cấp đạo đức xã hội, mà bất kỳ một quốc gia nào, một triều đại nào cũng muốn bài trừ, tận diệt.

Cuốn sách cho bạn đọc thấy, hiện thực lịch sử về thời Lê sơ không chỉ ở gam màu sáng mà còn ở cả gam màu tối. Đây là hiện thực lịch sử được nhìn nhận, đánh giá một cách khách quan và toàn diện. Quan điểm về tham nhũng của ngày xưa khá tương đồng với ngày nay. Đó là hành vi “biếm công vi tư”, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để tham ô, bòn rút công quỹ, tư lợi và làm giàu cho bản thân.

Vấn nạn tham nhũng của thời Lê sơ nhưng cũng là vấn nạn của mọi thời đại. Đương nhiên tham nhũng diễn ra chủ yếu ở những người có quyền hành, thường là “quyền cao chức trọng”.

Sách được chia làm 3 chương. Ở chương đầu tiên, tác giả khái quát cho chúng ta biết về tệ nạn tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng của các triều đại trước thời Lê sơ. Thời nước Văn Lang - Âu Lạc không thấy nạn tham nhũng. Sang thời Bắc thuộc, tệ nạn tham nhũng công khai. Thế kỷ X, khi đất nước giành được nền tự chủ, không ghi nhận có nạn tham nhũng. Chỉ từ nhà Lý về sau là tham nhũng lại có điều kiện hoành hành.

Chương 2 và chương 3 bàn tới nạn tham nhũng và biện pháp xử lý tham nhũng của nhà Lê sơ. Chương 2, tác giả đã dựng lại bức tranh về nạn tham nhũng thời Lê sơ trong 100 năm tồn tại khá chi tiết và cụ thể. Có nhân vật, có vụ việc điển hình, thực tế nạn tham nhũng được miêu tả sống động. Từ thực tế đó, dẫn tới những biện pháp xử lý nạn tham nhũng của nhà Lê sơ ở chương 3.

Nạn tham nhũng như “Quan coi đê sợ mối làm sụp đổ đê lúc nào không hay, người đi thuyền sợ hà đục thủng thuyền lúc nào chẳng biết”. Thế nên, vấn nạn này trở thành một nhiệm vụ cấp bách trong kế sách trị nước của nhà Lê sơ, đặc biệt dưới triều Lê Thánh Tông.

Thời Lê sơ tệ nạn tham nhũng tuy chưa phổ biến nhưng cũng đã xảy ra trên nhiều lĩnh vực, với nhiều đối tượng. Ngoài tham ô tiền của, hiện vật, còn cả tham ô về thời gian, về sức lực và về tâm linh - lợi dụng tôn giáo để làm giàu.

Vì vậy, nhà Lê sơ thông qua một hệ thống các biện pháp để nỗ lực ngăn chặn tham nhũng: kết hợp giữa răn đe, trừng phạt và giáo dục; đề cao tinh thần “dưỡng liêm” và năng lực thực hành công vụ của đội ngũ quan lại… đã thu được những kết quả khả quan.

Xem thêm
Diễn viên Midu sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6

Diễn viên Midu vừa thông báo sẽ tổ chức đám cưới vào tháng 6/2024. Cô cũng đã gửi thiệp đến những người bạn thân thiết về sự kiện trọng đại này.

Real Madrid tiến sát ngôi vô địch sau trận siêu kinh điển

Dù bị Barcelona 2 lần dẫn trước nhưng Real Madrid vẫn lội ngược dòng thành công để thắng 3-2 và tiến sát ngôi vô địch La Liga.

U23 Việt Nam hứng khởi trước trận gặp U23 Uzbekistan

Các cầu thủ và ban huấn luyện U23 Việt Nam bày tỏ sự hứng khởi trước trận gặp U23 Uzbekistan tại lượt trận cuối bảng D vòng chung kết U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.