| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy Đường An Khê nâng cao giá trị cây mía

Chủ Nhật 03/02/2019 , 14:50 (GMT+7)

Trong bối cảnh đường Việt Nam phải cạnh tranh khốc với đường nhập khẩu sau khi Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) có hiệu lực, Nhà máy (NM) Đường An Khê (Cty CP Đường Quảng Ngãi) đã đầu tư chiều sâu, đưa tiến bộ KHKT vào sản xuất (SX) để nâng cao giá trị cây mía trong khu vực.

16-19-41_1_1
Thu hoạch mía bằng máy cơ giới

Ngoài ra, để ổn định vùng nguyên liệu đủ cung cấp cho nhà máy hoạt động từ 18.000-20.000 tấn mía cây/ngày vào năm 2020, NM đường An Khê đã xây dựng những giải pháp cụ thể về giống mía, cơ giới hóa, phân bón, nước tưới...

Theo ông Nguyễn Văn Hòa, Giám đốc NM Đường An Khê, để giảm chi phí đầu vào, không con đường nào khác là phải cơ giới hóa đồng bộ từ khâu trồng đến khâu thu hoạch, theo đó, phải lựa chọn giống mới có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với cơ giới hóa.

Để ổn định vùng nguyên liệu đủ cung cấp cho nhà máy hoạt động với công suất 18.000 - 20.000 tấn mía cây/ngày vào năm 2020, NM Đường An Khê đã nghiên cứu, lựa chọn bộ giống bộ giống mía có năng suất, chất lượng cao, phù hợp với việc cơ giới hóa để giảm chi phí thu hoạch, vận chuyển, tăng thu nhập cho nông dân, đồng thời nâng cao hiệu quả thu hồi trong chế biến. Trong 1 - 2 năm tới sẽ giảm diện tích trồng các giống mía không phù hợp thu hoạch bằng cơ giới hóa như K59-84, K94-2-483, thay vào đó các giống mía mới Uthong11 và KK3.

Đồng thời, NM Đường An Khê sẽ nâng diện tích trồng mía cơ giới hóa lên trên 80% diện tích. Hiện Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp An Khê (Cy CP Đường Quãng Ngãi), đang sở hữu 8 hệ thống thu hoạch mía, bao gồm máy thu hoạch công suất 350 mã lực và các thiết bị trung chuyển; mỗi máy có thể thu hoạch 300 - 400 tấn mía cây/ngày, thay thế được 20 - 30 nhân công/ngày; 250 máy kéo và 700 máy nông nghiệp khác.

“Hiện nay Nhà máy đường An Khê đã áp dụng cơ giới hóa 70% diện tích vùng nguyên liệu, dẫn đầu cả nước, sắp tới sẽ nâng lên 80%. Đặc biệt, thu hoạch mía bằng máy sẽ giảm được thất thoát và tăng chất lượng mía, cả người nông dân lẫn DN đều có lợi. Bởi thu hoạch thủ công phải mất chi phí đốn chặt cao, mất nhiều thời gian cây mía mới về đến nhà máy, chất lượng đường bị giảm”, ông Nguyễn Đình Chỉnh, Giám đốc Xí nghiệp Cơ giới nông nghiệp An Khê, chia sẻ.

16-19-41_3
NM Đường An Khê đang hoàn thiện nâng cao công suất

“Hiện nhà máy đang củng cố, hiệu chỉnh hoàn thiện ổn định công suất ép đạt 18.000 tấn mía/ngày và tăng lên 20.000 tấn mía/ngày vào năm 2020 để tiêu thụ hết mía cho nông dân vào ngày 30/4 hàng năm. Nhà máy cũng đang tập trung hoàn thiện dây chuyền đường luyện RE vào tháng 4/2019; hoàn thiện nhà máy điện sinh khối để phát huy hết công suất nhằm ổn định giá trị cây mía trong vùng và hoàn thiện Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng giống mía để kịp thời cung ứng giống chất lượng cho nông dân”, ông Nguyễn Văn Hòe, Giám đốc NM Đường An Khê.

(Kiến thức gia đình số tết)

Xem thêm
Thái Lan dự kiến xuất khẩu 1 triệu tấn sầu riêng trong năm 2024

Thái Lan đặt mục tiêu xuất khẩu khoảng 1 triệu tấn sầu riêng, trị giá khoảng 130 tỷ baht, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc.

Phú Lương lần đầu tổ chức Ngày hội hướng nghiệp, phân luồng học sinh sau THCS

Sáng 21/4, huyện Phú Lương (Thái Nguyên) tổ chức Ngày hội Tư vấn hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS năm 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm