| Hotline: 0983.970.780

Nhà máy tinh bộ sắn Hướng Hoá: Thu mua thêm sắn cho ngoại tỉnh

Thứ Năm 13/10/2011 , 08:34 (GMT+7)

NM sẳn sàng chia sẽ khó khăn với bà con, bằng cách thu mua thêm mỗi ngày của hai địa phương trên 200 tấn sắn tươi với giá cao đến 1.500 đồng/kg.

NM tinh bột sắn Hướng Hoá thu mua sắn cho nông dân tỉnh Quảng Bình

Ông Hồ Xuân Hiếu- TGĐ Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị- kiêm GĐ NM tinh bột sắn Hướng Hoá, cho biết trước tình hình bà con nông dân trồng sắn ở các tỉnh Quảng Bình và Thừa Thiên-Huế đang gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm, NM sẳn sàng chia sẽ khó khăn với bà con, bằng cách thu mua thêm mỗi ngày của hai địa phương trên 200 tấn sắn tươi với giá cao đến 1.500 đồng/kg.

Đều là mồ hôi, công sức của nông dân

Thời sự nhất trong mấy ngày nay ở Quảng Trị là bà con nông dân đi tìm nơi tiêu thụ sắn tươi. Gia đình chị Nguyễn Thị Hường ở làng Thượng Phước, xã Triệu Thượng, huyện Triệu Phong trồng được hơn 5 sào sắn, chưa kịp thu hoạch thì lũ về gây ngập úng, phải bỏ gần một nửa diện tích. Tưởng chừng vụ sắn này trắng tay, nhưng bất ngờ biết tin NM tinh bột sắn Hướng Hoá thu mua sắn cho bà con khắp mọi vùng nên gia đình chị rất mừng. Thu hoạch được chục tấn sắn chị Hường lại vội vả kêu ô tô về chở đi nhập sắn cho NM tinh bột sắn Hướng Hoá. Chị Hường cho biết nếu để thêm vài ngày nữa không thu hoạch kịp, sắn sẽ thối hết, lúc ấy mất cả vốn lẫn lãi.

Còn về phía nhà máy thì ngay cả ông GĐ Hồ Xuân Hiếu cũng luôn có mặt túc trực chỉ đạo anh em công nhân cố gắng thu mua hết sản phẩm sắn cho bà con, vì đó là mồ hôi, công sức của nông dân. “Khi khó khăn, hoạn nạn phải hết sức giúp đỡ bà con nông dân, ấy là cái lương tâm của doanh nghiệp”, ông Hiếu động viên cán bộ của mình tổ chức thu mua sớm hơn mỗi ngày và cũng kết thúc ngày làm việc vào giờ muộn nhất. Trong tình hình “nước sôi lửa bỏng” ấy nghĩa cử này của NM rất đáng được hoan nghênh. Hôm tôi đến NM gặp anh Nguyễn Văn Tùng, một lái xe ở huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình, chở 10 tấn sắn củ vào bán cho NM tinh bột sắn Hướng Hoá. Anh Tùng cho biết thủ tục ở đây rất nhanh, trong ngày là nhập xong đâu vào đấy, khỏi phải đợi lâu nên củ sắn không bị hư hỏng. Giá thu mua 1.500 đồng/kg cũng cao hơn các NM khác từ 300 đến 400 đồng. Cũng theo anh Tùng, mấy ngày nay anh đã nhập hơn 200 tấn sắn tươi cho bà con huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Người trồng sắn rất mừng vì sản phẩm họ làm ra không còn phải sợ mang đi đổ như trước đó nữa, mà đã tìm ra chỗ tiêu thụ.

Cũng giống như anh Tùng, anh Trần Văn Hoài mỗi ngày vượt cả trăm cây số chở sắn của bà con nông dân các xã thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên-Huế, đến nhập cho NM tinh bột sắn Hướng Hoá. Anh Hoài cho biết ảnh hưởng mưa lũ làm hàng trăm ha sắn của bà con bị ngập, phải thu hoạch khẩn cấp. Là người thường xuyên giúp bà con chở sắn đi tiêu thụ nhưng anh Hoài chưa thấy có năm nào các nhà máy “chê” hàng như năm nay. May mà còn có NM tinh bột sắn Hướng Hoá đứng ra thu mua cho bà con ở ngoài tỉnh. “Tôi mừng thay cho bà con và xin nói lời cám ơn NM. Nếu không có nhà máy của ông Hiếu thì bà con chẳng biết đổ sắn đi đâu”, ông Hoài nói.

Ngoài việc cáng đáng thu mua thêm sắn cho nông dân ngoài tỉnh, NM tinh bột sắn Hướng Hoá cũng đang làm rất tốt việc thu mua sắn cho địa phương. Trung bình mỗi ngày có 50 xe ô tô trên địa bàn huyện Hướng Hóa, Đakrông và Cam Lộ, Gio Linh chở sắn đến nhập cho NM. Ngoài ra, có hơn 20 ô tô của các tỉnh bạn cũng mang sắn đến nhập.TGĐ Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị-kiêm GĐ NM tinh bột sắn Hướng Hóa Hồ Xuân Hiếu ,cho biết: “Chúng tôi tăng hết công suất chế biến của NM mỗi ngày lên đến 600 tấn củ tươi. Tính từ đầu vụ đến nay, bình quân mỗi ngày thu mua 600 tấn, trong đó 400 tấn trên địa bàn Quảng Trị và 200 tấn còn lại thu mua cho các huyện phía Nam tỉnh Quảng Bình và phía Bắc tỉnh Thừa Thiên-Huế. Dù khó khăn nhưng NM cố gắng tiêu thụ hết sẳn phẩm cho bà con nông dân.”

Phải có chiến lược

Ông Hồ Xuân Hiếu, cho biết: Với cây sắn nếu không có chiến lược phù hợp thì sẽ rất bị động khi tình hình xấu. Trước khi xây dựng NM ở Hướng Hoá, ban giám đốc đã tính toán đến rất nhiều phương án. Vùng cung cấp nguyên liệu cho NM máy hoạt động ổn định, nằm ở các xã vùng Lìa, ít khi ngập lũ. Khi sắn đến tuổi bà con thu hoạch từ từ, không đổ xô một lúc, vì vậy NM điều tiết được mức độ cung cầu từ đầu vào cũng như đầu ra cho sản phẩm. Hơn nữa, vùng đồng bằng về mùa mưa thường có lũ bất ngờ nên bà con sẽ ồ ạt thu hoạch sắn mang bán. Lúc đó nông dân sẽ bán sắn cho ai, và không khéo họ sẽ bị tư tương ép giá. Vậy, ngoài việc NM luôn chủ động phối hợp thu mua nguyên liệu sắn cho bà con nông dân tại chỗ, thì cũng dành một phần công suất đích đáng để “gỡ bí” cho người trồng sắn các vùng khác địa bàn....Tất cả mọi thuận lợi, khó khăn này từ khi xây dựng NM, ban giám đốc đã tính đến nên bây giờ họ không phải đau đầu với việc tiêu thụ sắn nguyên liệu cho nông dân.

Cùng với việc thu mua sắn tươi thì phải tìm cho ra được nơi tiêu thụ tinh bột sắn do NM làm ra. Thị trường xuất khẩu nông sản ra nước ngoài chủ yếu sang Trung Quốc đang gặp khó khăn. Nếu không tính toán trước mọi chuyện mà làm liều thì gặp khó khắn rất lớn. Biết vậy, NM tinh bột sắn Hướng Hoá luôn chú ý làm ra chất lượng sản phẩm rất tốt, đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Nhiều bạn hàng của Trung Quốc cũng phải thừa nhận điều này khi họ đến hợp đồng mua bán sản phẩm tinh bột sắn với ông Hiếu. 

Xem thêm
Nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL tăng giá

Giá bán nhiều nông sản đều tăng hơn so với cùng kỳ năm ngoái là nhờ thông qua sự liên kết với doanh nghiệp và các kênh tiêu thụ từ hệ thống siêu thị.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

TH và câu chuyện xây dựng thương hiệu từ chữ 'thật'

Đối với Tập đoàn TH, chữ ‘thật’ được khẳng định bằng mô hình kinh tế xanh, tuần hoàn mà doanh nghiệp đang theo đuổi, áp dụng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm