| Hotline: 0983.970.780

'Nhà nông đua tài' hướng tới Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột

Thứ Sáu 25/01/2019 , 07:20 (GMT+7)

Vòng sơ tuyển hướng tới vòng chung kết (vào ngày 11/3), Hội thi Nhà nông đua tài tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019 đã được tổ chức chặt chẽ, thành công tốt đẹp.

Bắt đầu tại Lâm Đồng (ngày 7/1/2019), đến ĐăkNông (ngày 9/1), ĐăkLăk (ngày 11/1), Gia Lai (ngày 13/1) và cuối cùng là Kon Tum (ngày 15/1), vòng sơ tuyển, hướng tới vòng chung kết (vào ngày 11/3), Hội thi Nhà nông đua tài tại Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019 đã được tổ chức chặt chẽ, thành công tốt đẹp.

10-02-36_img_1842
Ban Tổ chức trao thưởng cho đội đoạt giải

Theo ông Huỳnh Quốc Thích, Phó GĐ Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk: “Tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Cty CP Phân bón Bình Điền tổ chức các Hội thi Nhà nông đua tài trong khuôn khổ lễ hội cà phê từ nhiều năm rồi, nhưng từ lần thứ 6 (năm 2017) trở về trước, Hội thi chỉ dành cho nông dân 5 tỉnh Tây Nguyên và không tổ chức vòng thi sơ tuyển. Mỗi tỉnh lựa chọn 1 đội thi, vào ngay vòng chung kết”.

Năm nay hội thi được mở rộng ra, không chỉ với 5 tỉnh Tây Nguyên mà còn có cả 3 đội khách mời, là Sơn La, Quảng Trị và Bình Phước; làm cho hội thi mang ý nghĩa toàn quốc.

Điểm mới của hội thi năm 2019 là tổ chức vòng sơ tuyển tại các tỉnh; trong đó 2 tỉnh Gia Lai, Đắk Lắk mỗi tỉnh tổ chức 4 đội, chia làm 2 bảng thi đấu. Hai đội nhất sẽ được nhập lại thành 1 đội của tỉnh, đi thi chung kết. 3 tỉnh còn lại là Lâm Đồng, Đắk Nông và Kon Tum mỗi tình tổ chức 3 đội thi, chọn ra 2 đội nhất nhì để nhập lại thành 1 đội của tỉnh, đi thi vòng chung kết.

Việc mở rộng này đã làm cho hội thi đến được với nông dân trồng cà phê nhiều hơn, tạo ra một sân chơi hấp dẫn, bổ ích cho người trồng cà phê lúc nông nhàn, cũng là tạo ra phong trào nông dân góp phần xây dựng nông thôn mới.

Điểm mới nữa của hội thi năm nay là hình thức thi được thiết kế theo gameshow “Người nông dân hiện đại”, do Trung tâm Truyền hình Việt Nam tại Thừa Thiên - Huế tổ chức. Đưa hội thi ra ngoài trời, làm sôi động cả một vùng rộng lớn khu vực tổ chức thi.

Nội dung thi bám sát nhận thức của nông dân về kỹ thuật canh tác, chế biến, kinh doanh cà phê; một số hiểu biết về những chính sách xã hội lớn của nhà nước liên quan đến người trồng cà phê.

Đặc biệt có những tình huống thử thách, những lớp kịch do nông dân tự biên tự diễn mà cuối cùng là một câu hỏi cho người thi; những trò chơi vận động đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe tốt, có sự khéo léo và tinh thần đồng đội thật ăn ý, nhịp nhàng, đội chơi mới có thể giành được điểm cao, như: chuyền tranh, đưa nước về buôn hay bịt mắt đánh chiêng, xây tháp… tạo ra những tiếng cười, những tràng pháo tay, những tiếng hô, la không dứt của cổ động viên và khán giả nông dân giành cho các đội thi.

Kết quả lật dở và thử tài đoán các mẹt chữ may mắn cùng lý giải của các nhà khoa học trong ban cố vấn hội thi, cũng tạo ra những bất ngờ và nhiều thú vị, bổ ích cho nông dân trồng cà phê, như các cụm từ: biến đổi khí hậu, tưới nước tiếp kiệm, canh tác cà phê bền vững, bón phân cân đối, tái canh cà phê, trồng cây che bóng… và những địa danh lịch sử, những thắng cảnh du lịch nổi tiếng của địa phương được chọn cho dãy mẹt chữ đặc biệt.

Mang tới lễ hội cà phê một hoạt động của chính người nông dân trồng cà phê, hội thi Nhà nông đua tài với chủ đề “Canh tác cà phê thông minh” do Cty CP Phân bón Bình Điền tài trợ và đồng tổ chức đã đánh tiếng chiêng mở màn và sẽ còn làm sôi động tại lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019, tại thủ phủ cà phê Tây Nguyên vào tháng 3 tới.

 

Xem thêm
Nuôi 30 con chồn hương sinh sản, doanh thu 300 triệu đồng/năm

QUẢNG BÌNH Với 30 con chồn hương sinh sản và 20 con chồn thương phẩm, mỗi năm gia đình anh Đức thu về khoảng 300 triệu đồng.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Đốt rơm rạ là... đốt tiền

ĐỒNG THÁP Chưa khi nào nông dân thấy giá trị của rơm rạ như bây giờ, thu hoạch xong không đốt bỏ mà bán cho hợp tác xã, xử lý thành các sản phẩm đa dụng...

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm