| Hotline: 0983.970.780

Nhà nông đua tài tại Đắk Nông: Rất sướng

Thứ Năm 10/01/2019 , 14:30 (GMT+7)

Tiếp theo Lâm Đồng, ngày 9/1, tại thị xã Gia Nghĩa, hội thi Nhà nông đua tài, vòng sơ tuyển (hướng tới Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, năm 2019) đã diễn ra thành công. Ba đội: huyện Đắk RLấp, Đắk Mil và thị xã Gia Nghĩa, đại diện những người trồng cà phê giỏi toàn tỉnh Đắk Nông tham gia hội thi.

14-17-19_ton_cnh_hoi_thi_ti_dknong
Toàn cảnh hội thi tại Đắk Nông

Chương trình do Công ty CP Phân bón Bình Điền phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông và Trung tâm TH Việt Nam tại Tp. Huế thực hiện.
 

Làm được như hôm nay là rất sướng

Đó là nhận xét của ông Hồ Gấm, chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Đắk Nông. Theo ông Gấm, người nông dân giữa đại ngàn Tây Nguyên xa xôi rất thiếu thốn về đời sống văn hóa, nên những hội thi như thế này đã tạo ra được một sân chơi bổ ích. Đây là dịp rất tốt để tạo dựng phong trào, làm bừng dậy không khí vui tươi, nô nức cho nông dân; là dịp tốt để bà con nông dân giao lưu, gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất của mình và tiếp thu thêm được những kiến thức kỹ thuật canh tác cà phê tiên tiến từ các nông dân sản xuất giỏi của các đội bạn và nhất là từ các nhà khoa học trong ban cố vấn chương trình. Nông dân được hưởng lợi rất nhiều. “Nói như bà con Mơ Nông, thì “Làm được như thế này là rất sướng”- Ông Hồ Gấm, nói.

Ông Điểu MRưng, ở ban Đắk RMoan, thị xã Gia Nghĩa, đã hơn 70 tuổi vẫn về đây làm cổ động viên cho hội thi. Ông cho biết: “Nhà trồng 2,4 ha, mỗi năm thu được gần 4 tấn cà phê nhân một ha; năm nay thất mùa cũng được gần 3 tấn. Nông dân tụi tui rất cần có thêm kiến thức để làm cà phê tốt hơn, thu được lời nhiều hơn giúp đời sống kinh tế gia đình ngày một khấm khá lên, đặng còn bắt cho kịp với đồng bào miền xuôi chớ”.

14-17-19_img_1634

Ông Điểu đánh giá hội thi rất vui, rất bổ ích, giúp ông nắm thêm được nhiều cái đúng, cái hay trong canh tác cà phê, ví như: Tại sao phải cắt tỉa cành cho cây cà phê sau thu hoạch; lợi ích quan trọng nhất của việc ghép cải tạo trong vườn cà phê kinh doanh; Thế nào là sản xuất cà phê bền vững; Rồi dùng phân bón chuyên dùng Đầu Trâu mùa khô, mùa mưa cho cây cà phê như thế nào cho hiệu quả?... “Thầy Thủy (TS. Trần Văn Thủy, Trường Đại học Tây Nguyên) chỉ nói ngắn gọn mà lại rất rõ là vì sao phải tái canh cây cà phê”- Ông Điểu Mrưng, nói.

Chị H’ Beo, thành viên đội thi huyện Đắk Mil, chia sẻ: “Giá thành 1 kg cà phê nhân hiện nay là 20 ngàn, bán 32 ngàn, chỉ lời được có 12 ngàn, đó là những nhà làm tốt, nhiều nhà hòa vốn, hoặc lỗ, nhưng chúng tôi quyết không bỏ cây cà phê bởi nó đã gắn bó với người dân giữa đại ngàn này bao nhiêu năm rồi, nó là hồn cốt của buôn làng ta rồi”.
 

Thắng cuộc nhờ khéo léo

Hội thi diễn ra theo hình thức một gameshow “Người nông dân hiện đại”. Mỗi đội thi cử thành viên lần lượt quay số, nhận câu hỏi hay các tình huống thử thách. Nhờ có nền tảng kiến thức thường trực về kỹ thuật canh tác cà phê nên các đội đều chọn được đáp án khá chính xác. Sự chênh lệch điểm số qua các vòng thi không cao. Đội Đắk RLấp đã vượt lên, trở thành đội dẫn đầu số điểm nhờ sự phối hợp nhịp nhàng, khéo léo giữa 5 thành viên của đội trong trò chơi chuyền chanh, với mỗi người ngậm một chiếc thìa rồi chuyền quả chanh cho nhau mang tới chiếc rổ ở cuối sân, đã làm bừng lên những tiếng cười, những tràng pháo tay cổ vũ không ngớt. Các ô chữ, như “Tái canh cà phê”, “Lễ cúng bến nước”, cũng được mở dần ra trong tiếng reo hò cổ vũ, cả sự tiếc nuối của thành viên các đội và đông đảo cổ động viên.

14-17-19_phn_thi_vn_dong
Phần thi vận động

Kết quả, hai đội nông dân sản xuất cà phê giỏi của huyện Đắk RLấp và thị xã Gia Nghĩa xuất sắc giành giải nhất, nhì, sẽ được tập hợp lại thành 1 đội đại diện tỉnh Đắk Nông tham dự vòng chung kết hội thi “Nhà nông đua tài” tại Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 7, vào ngày 11 tháng 3 năm 2019 tới.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Hợp tác nông nghiệp công nghệ cao hỗ trợ nông dân và hợp tác xã

Còn nhiều dư địa để phát triển hợp tác nông nghiệp thông minh, ứng dụng công nghệ cao và trí tuệ nhân tạo tương thích với mô hình sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam.