| Hotline: 0983.970.780

Nhà ở cho người lao động: Vẫn bí!

Thứ Tư 04/04/2012 , 10:50 (GMT+7)

95% công nhân ngoại tỉnh không có nhà ở, nên phải ra ngoài thuê phòng ở tạm bợ, chật hẹp, vệ sinh môi trường không đảm bảo.

95% công nhân ngoại tỉnh đang làm việc trong các khu công nghiệp, khu chế xuất không có nhà ở, nên phải ra ngoài thuê phòng ở tạm bợ, chật hẹp, vệ sinh môi trường không đảm bảo. Đó là kết quả điều tra của Bộ LĐ-TB&XH về nhu cầu nhà ở dành cho công nhân cả nước.   

Một khu nhà ở quận Cầu Giấy (Hà Nội) xây tạm bợ cho công nhân, sinh viên thuê

Không nơi nương tựa

Điều tra của Bộ LĐ-TB&XH cũng cho thấy, trong tổng số 1,5 triệu người lao động (NLĐ) đang làm việc tại các KCN, trung bình có 60% là người ngoại tỉnh; hầu hết đều có nhu cầu nhà ở. Hà Nội có 16 KCN, dự kiến đến năm 2015 sẽ thu hút 460.000 công nhân vào làm việc, trong đó 230.000 NLĐ có nhu cầu về nhà ở. Theo dự báo, đến năm 2015, Bình Dương có 422.000 lao động ngoại tỉnh có nhu cầu nhà ở và con số đó ở Đồng Nai là 320.000 lao động.

Nhu cầu nhà ở của NLĐ tại TP HCM là 445.000 người, nhưng chỉ có 14.000 người được ở nhà của DN hoặc địa phương xây. Còn theo báo cáo của các địa phương, tại các KCN mới chỉ có khoảng 5% số công nhân được ở trong các nhà trọ do DN sử dụng lao động, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đầu tư xây dựng.

95% số công nhân ngoại tỉnh còn lại phải thuê nhà trọ của tư nhân rất chật hẹp, diện tích sử dụng bình quân từ 3- 4 m2/người, không bảo đảm điều kiện tối thiểu về vệ sinh, điện, nước; đã ảnh hưởng đến sức khỏe và năng suất lao động, gây ra tệ nạn xã hội. Nguy cơ một bộ phận công nhân lao động bị tha hóa là khó tránh khỏi.

Bất cập lớn nhất là việc xây nhà ở cho NLĐ tại các KCN, KCX thiếu đồng bộ với việc xây dựng kết cấu hạ tầng xã hội (nhà trẻ, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, bưu điện, chợ, siêu thị...). Một số khu nhà đã được xây dựng hoàn chỉnh nhưng NLĐ không muốn vào ở, vì quy hoạch, thiết kế và quản lý không phù hợp với đặc thù sinh hoạt, làm việc. Theo kết quả điều tra, khảo sát,  trong tổng số 220 KCN, KCX hầu như chưa có KCN nào xây dựng được nhà trẻ, mẫu giáo, trường học phổ thông và trạm y tế để phục vụ những nhu cầu thiết yếu của NLĐ.

DN phải có trách nhiệm

Theo TS Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân - Công đoàn, Tổng Liên đoàn Lao động VN, sau hơn 2 năm thực hiện Quyết định số 66/2009/QĐ-TTg, ngày 24/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế, chính sách phát triển nhà ở cho NLĐ trong các KCN, các tỉnh, thành phố đã đăng ký 110 dự án nhà ở cho NLĐ tại các KCN (giai đoạn 2010- 2015), với tổng vốn đầu tư là 25.554 tỷ đồng (trong đó vốn DN 24.425 tỷ, vốn địa phương 1.129 tỷ) với quy mô xây dựng 6.000.000 m2 sàn, bảo đảm chỗ ở cho 960.000 lao động.

Tuy nhiên, đến nay mới có 25 dự án xây nhà ở cho NLĐ được khởi công với tổng diện tích sàn theo thiết kế 787.500 m2, chỉ đáp ứng được chỗ ở cho 129.000 người. Trong số 25 dự án trên, chỉ có 9 dự án đã hoàn thành, bàn giao và đưa vào sử dụng, trong đó Hà Nội 1 dự án, TP HCM 8 dự án với tổng diện tích 200.000 m2, giải quyết chỗ ở cho 27.000 công nhân. Đây chính là nguyên nhân khiến cho 95% công nhân đang phải chầu trực sống ở bên ngoài.

TS Điều cho hay, để tháo gỡ tình trạng trên cần thay đổi nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề nhà ở cho NLĐ. Bởi nhà ở là điều kiện đầu tiên để phát triển nguồn lực con người, một yếu tố hết sức quan trọng để phát triển SX. Bảo đảm tốt vấn đề này sẽ giúp NLĐ ổn định sức khỏe, tái SX sức lao động, góp phần tạo nguồn lực lao động có chất lượng cho xã hội.

TS Đặng Quang Điều, Viện trưởng Viện Công nhân- công đoàn  chỉ ra ba nguyên nhân dẫn đễn tình trạng công nhân từ chối không ở nhà của DN, đó là giá thuê quá cao; trong khi người lao động chỉ chấp nhận chi phí cho nhà ở từ 80.000  300.000đ/tháng; Thứ hai, thiết kế nhà ở cho công nhân lao động thiếu tiện nghị không phù hợp đối với NLĐ mà giống ký túc xá sinh viên.

Trong khi phần lớn công nhân có nhu cầu xây dựng gia đình, sinh con, cần chỗ gửi trẻ, lớp mẫu giáo và các dịch vụ xã hội thiết yếu. Thứ ba, công tác quản lý nhà ở công nhân chưa phù hợp với điều kiện làm việc, ăn ở, đi lại và các nhu cầu khác của NLĐ, họ cảm thấy bất tiện, không thoải mái và bị gò bó khi ở đó.

Xóa bao cấp về nhà ở nghĩa là không phân phối nhà theo cách thức cũ, với giá thuê quá thấp như trước đây, nhưng với đối tượng cụ thể (cán bộ, công chức, viên chức, NLĐ hưởng lương theo ngạch, bậc nhà nước) phải được hỗ trợ tạo điều kiện phù hợp với tiền lương, thu nhập. Ngoài ra, khi phê duyệt các dự án KCN, KCX, phải dành quỹ đất tương xứng để xây dựng nhà ở và các công trình thuộc kết cấu hạ tầng cho công nhân. Cần có chính sách ưu đãi thích đáng cho DN đầu tư xây dựng nhà ở tại các KCN. DN muốn đầu tư, làm ăn tại các KCN, KCX phải có trách nhiệm dành một khoản tương ứng để đóng góp xây dựng nhà ở cho công nhân.

Ngoài ra, cần rà soát lại các chính sách đã ban hành, làm rõ nguyên nhân của những ách tắc, từ đó có các giải pháp, điều chỉnh chính sách cho phù hợp. Bởi thực tế cho thấy, những khó khăn, cản trở lớn nhất hiện nay là vấn đề đất đai, vốn, quy hoạch, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, các thủ tục hành chính.

Đồng thời, hỗ trợ để có giá thuê, giá mua hợp lý với các đối tượng NLĐ hưởng lương ở khu vực đô thị, đặc biệt NLĐ ở các KCN tập trung, khắc phục thực trạng hiện nay là giá thuê và giá mua quá cao. Đối với DN, cần có chính sách, quy định bắt buộc các chủ DN sử dụng lao động phải có trách nhiệm dành một tỷ lệ vốn tham gia giải quyết nhà ở cho NLĐ thông qua việc đóng góp tài chính hoặc tự xây nhà ở cho NLĐ thuê, mua; nghiên cứu đa dạng hóa các kiểu dáng kiến trúc phù hợp với điều kiện sống của NLĐ.

Xem thêm
Thả 4,7 triệu con tôm giống ra biển Gành Hào

Bạc Liêu Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện Lễ hội Nghinh Ông huyện Đông Hải lần thứ XXI năm 2024.

Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm