| Hotline: 0983.970.780

Nhà quê ra tỉnh - bộ mới: Hồi thứ Ba

Thứ Sáu 18/07/2014 , 09:02 (GMT+7)

Lại nói chuyện bác Cả trở về nhà, nung nấu chí phục thù. Thế mới biết, cái bài học cảnh giác chỉ cần sao lãng chút xíu, là phải trả giá liền./ Hồi thứ Hai

Cụ cố xuất chiêu

Tiểu yêu mất vía

Như hồi trước bạn đọc đã rõ, bác Cả do lâu ngày không ra tỉnh, dẫu có kinh nghiệm đầy mình, vẫn bị mắc lừa bởi cái mẹo “hư hư thực thực” khá tinh vi, bài bản của bọn bất lương. Chuyện không nói nữa.

Lại nói chuyện bác Cả trở về nhà, nung nấu chí phục thù. Thế mới biết, cái bài học cảnh giác chỉ cần sao lãng chút xíu, là phải trả giá liền. Nhưng với một người như bác Cả, không bao giờ thối chí, chỉ củng cố thêm sự quyết tâm thôi.

Buổi sáng ở thôn quê thường có một thú vui. Là nói thú vui của người già. Ấy là hãm nồi nước chè tươi đặc, uống chè xanh và hút thuốc lào. Trong lúc bác Cả đang thưởng thức thú vui nho nhỏ ấy, thì bỗng bà Vếu hớt hải chạy vào.

“Có chuyện gì thế?”, bác Cả gắt lên. Bà Vếu gãi đầu gãi tai: “Chả là thế này! Em vừa trúng cái phần thưởng mười bốn triệu đồng”. Bác Cả nhổm dậy: “Xổ số à? Hay bà lại chơi đề đóm?”. “Không! Là… rút thăm trúng thưởng”.

Cái cách diễn giải của bà Vếu lòng vòng, lôi thôi. Tóm tắt nó như thế này: Có ba người là nhân viên tiếp thị của công ty gì đó mang hàng về, nói rằng đợt này đang có khuyến mại lớn, nhiều giải thưởng. Chỉ cần mua một sản phẩm nhỏ, bóc tem ra, nếu có ghi “Trúng thưởng” là trúng.

Bà Vếu bóc và trúng một cái quạt cây hiện đại, giá mười bốn triệu đồng. Cô nhân viên giở máy tính ra, tính các khoản thuế thu nhập, tiền ủng hộ đồng bào lũ lụt… hết tổng cộng ba triệu chín trăm chín nhăm ngàn, gọi tròn là bốn triệu.

 Nay bà Vếu nộp cho họ bốn triệu, họ sẽ mang quạt về trao thưởng tại nhà. Nếu không lấy quạt, họ sẽ mang mười bốn triệu đồng tiền mặt, kèm theo hóa đơn chứng từ có dấu đỏ chót của Cty. Vì thiếu tiền nộp, bà Vếu phải chạy sang bác Cả.

Đợi bà Vếu nói xong, bác Cả mới phân tích cặn kẽ cho bà ta hiểu rằng, đó chỉ là trò lừa đảo. Bà Vếu vẫn không tin. Bằng chứng là sau khi cô tiếp thị gọi về Cty, thì được Cty xác nhận, bà Vếu trúng thưởng. Cô tiếp thị còn đưa cả điện thoại cho bà Vếu nghe.

“Giời ạ”. Bác Cả vỗ tay bồm bộp vào cái miệng điếu: “Bà cứ về, nói với chúng nó, ông bác tôi sắp mang tiền đến. Để cốt giữ chân chúng nó thôi mà".

Đợi cho bà Vếu đi khỏi, bác Cả chưa qua bà Vếu vội, mà đi tắt sang nhà Hai Trí.

Một ông giáo già về hưu, Hai Trí tỏ ra lắm mẹo mực, được coi là cái “túi khôn” của làng. Vừa thấy bác Cả, Hai Trí đã cười cười: “Tôi biết ông định nói gì rồi”. Bác Cả giật mình: “Chuyện gì mà ông đã biết?”. “Thì tôi vừa thấy bóng bà Vếu sang nhà ông. Nay ông lại đến đây, ắt hẳn chuyện rút thăm trúng thưởng”.

Người ta nói, ý lớn thường gặp nhau. Bác Cả cười ha hả, ngồi xuống cạnh ông Hai Trí: “Đúng là chuyện ấy. Bởi thế, tôi muốn nhân dịp này vạch mặt cái trò lừa đảo bất lương của chúng, để mọi người trong làng khỏi bị tiền mất tật mang. Không biết ý bác thế nào?”.


Minh họa: Nguyễn Mạnh Hùng

Hai Trí đập nhẹ tay xuống phản: “Vạch mặt chúng nó, dễ ợt. Nhưng phải làm sao cho chúng tởn đến già, mới thú. Đã chơi, phải chơi tới bến. Tôi bảo đảm với ông, sẽ có đứa vãi tè ra quần ấy chứ”.

Bác Cả khoái chí cười hết cỡ. Hai Trí bèn ghé vào tai bác Cả, nói gì không rõ, chỉ biết bác Cả vỗ đùi bồm bộp, mà rằng: “Hay lắm! Thế là tôi đã có dịp phục thù cái lần trước bị lừa. À này! Ông nói cỗ hậu sự, nhưng kiếm đâu ra?”. Hai Trí khoát tay: “Ở nhà cụ cố tôi chứ đâu? Lại cả gian thờ uy nghiêm, có “không khí” lắm. Ban ngày sáp thắp hai bên… Hết ý chưa nào?”.

Nghe hai ông đối thoại, vẫn chưa biết mưu mẹo ra sao. Vậy ta cứ theo chân bác Cả.

Lại nói chuyện bà Vếu ra khỏi nhà bác Cả, mà cứ sợ cái bọn tiếp thị kia đi mất. Bà không biết rằng chúng gặp bà, như gặp một con vịt béo, đâu có bỏ đi dễ thế. Quả nhiên, mấy đứa vẫn đang ở nhà ngóng bà. Sau khi bà Vếu truyền đạt lại lời bác Cả, bọn kia vẫn tươi cười mà rằng: “Vâng! Không có chi. Chúng cháu sẽ chờ”.

Độ nửa tiếng sau, bác Cả xuất hiện. Trông thấy mấy đứa, bác Cả đã nhận diện ra ngay chúng là ai rồi. Nhưng bác cứ tỉnh khô, coi như không biết tí gì.

“Này! Tôi hỏi khí không phải. Trúng thưởng, các khoản thuế má, làm từ thiện, không trừ vào tiền thưởng, lại thu trước, là sao?”. Dường như các tiếp thị đã có sẵn câu trả lời, nên họ đáp rất trơn tru.

Đại loại đây là quy định của công ty. Rằng có nhiều trường hợp khách hàng đòi lĩnh hiện vật. Rằng để không phiền hà cho khách hàng đi làm các thủ tục, bởi khách hàng là thượng đế cơ mà. Vân vân và vân vân…

Không nghe hết, bác Cả đã gật đầu lia lịa. Rồi như tâm phục khẩu phục, bác Cả mới cao hứng nói: “Ông cụ cố tôi đặt quẻ, phán rằng tháng này cụ có lộc lớn. Có lẽ ứng vào việc bốc thăm trúng thưởng này chăng? Vậy phiền các cháu đến thăm cụ cố, nhân tiện mời cụ mua hàng, bốc thăm. Nếu cụ trúng, ta làm thủ tục luôn thể”.

Ba nhân viên tiếp thị khấp khởi mừng thầm. Cứ ngỡ “con vịt” bà già đã béo, ai ngờ “con vịt” cụ cố còn béo hơn. Thế là họ tay xách nách mang đồ đạc đi theo bác Cả…

Bước vào cổng nhà cụ cố, phải đi qua cái sân rộng, mới đến sảnh đường. Ái chà chà! Thôi thì hoành phi câu đối, sơn son thiếp vàng, choáng ngợp. Một cái ban thờ lớn giữa sảnh. “Ban ngày sáp thắp hai bên” y như cụ Nguyễn Du tả. Cái không khí uy nghiêm, khiến cho ai cũng phải khúm núm, kính cẩn.

Định thần một lúc, khách mới chợt nhận ra một ông lão, râu tóc bạc phơ, quần áo trắng toát, ngồi chỉnh chện giữa nhà. Ai yếu bóng vía, lọt vào cái sảnh đường này, có khi ngất xỉu. Cũng phải một lúc, các vị khách mới nhận ra cách bài trí khá lạ lùng. Bàn tiếp khách gì, mà chiều ngang chỉ cỡ sáu mươi phân, còn chiều dài cỡ hai mét. Hai bên kê hai hàng ghế thấp.

Cụ cố giơ tay, bác Cả hiểu ý, liền mời các vị khách ngồi xuống. Lát sau, bỗng xuất hiện một ông cũng có râu, nhưng còn trẻ. Bác Cả mau mồm: “Đây là ông Hai, con giai cụ cố. Ông Hai muốn có lời với các vị”.

Có lẽ trong cuộc đời tiếp thị, chưa bao giờ được đón tiếp long trọng và kỳ lạ như vậy, nên ba anh chị tiếp thị cảm thấy lung túng. Để phá tan sự lung túng này, ông Hai lên tiếng: “Cụ tôi là người rất giỏi gieo quẻ. Quẻ gieo có thể biết rõ yêu ma, chính tà, lành dữ…".

Ông Hai vừa dứt lời, cụ cố đã gieo quẻ. Ông Hai cúi sát để nghe, rồi ngẩng lên: “Cụ phán, quẻ gieo thể hiện sự giả dối. Cả năm sản phẩm vừa bày ra, đều có giấy trúng thưởng. Vậy đây là một trò lừa đảo”.

Vừa nghe nói, ba vị khách đã giãy nảy cả lên. Ông Hai nghiêm mặt, nhìn thẳng vào khách, giọng đanh thép: “Đây là chỗ tôn nghiêm, không có chuyện nói đùa. Tôi đã liên hệ với công ty, họ khẳng định không có đợt khuyến mãi và cũng không có bất kỳ một đoàn tiếp thị nào của công ty. Các anh các chị có biết rằng, tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản của người khác, là bao nhiêu năm tù không?”.

Khi nghe mấy câu đó của ông Hai, ba tiếp thị bỗng xanh mặt. Ông Hai bèn bồi thêm một đòn chí mạng, khi ông lật tấm khăn phủ cái bàn hẹp lên. Khách giật nảy mình, vì đó chính là một cỗ quan tài gỗ. “Cỗ “hậu sự” đấy - ông Hai giằn giọng - các anh các chị đang ngồi bên cỗ hậu sự".

Khách đưa mắt nhìn nhau. Một anh tiếp thị không dám đứng lên. Thì ra dưới chân cái ghế, mọi người chợt thấy một dòng nước chảy lênh láng...

Thế thực là:

Đã khi có tật giật mình

Chỉ cần mẹo nhỏ, hiện hình yêu ma.

Không biết cái nhóm tiếp thị ấy ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

Nhận định Wolves vs Arsenal: Pháo thủ trút giận?

Trận đấu giữa Wolves vs Arsenal trong khuôn khổ vòng 34 Premier League sẽ diễn ra vào lúc 20h30 ngày 20/4/2024 trên sân vận động Molineaux. 

HLV Hoàng Anh Tuấn: 'U23 Việt Nam hướng đến kết quả tốt nhất trước Malaysia'

U23 Việt Nam đã hoàn tất sự chuẩn bị trước lượt trận thứ hai gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm