| Hotline: 0983.970.780

Nhà quê ra tỉnh - bộ mới: Hồi thứ Chín

Thứ Hai 28/07/2014 , 09:05 (GMT+7)

Ở hồi trước, trong lúc bác Cả và ông Tư đang ngơ ngác hỏi thăm, bỗng nghe tiếng gọi giật giọng, khiến cả hai ông giật mình quay lại. Người gọi không ai khác, chính là Năm Kèo. Hai ông mừng quýnh./ Hồi thứ Tám

Đơn kiến nghị: Lớp lớp, tầng tầng

Mẹo nhà quê: Đào đào, bới bới

“Ông Tư đi chùa cầu may đó ha?”, ông Năm Kèo vừa chạy tới vừa xởi lởi hỏi. Ông Tư đập đập tay vào tay Năm Kèo, cười hết cỡ: “Tới thăm ông, chứ chùa chiền chi. Đang lo không tìm thấy nhà… À! Xin giới thiệu với ông, đây là bác Cả Tĩn, từ ngoài Bắc mới dô". Năm Kèo nhanh nhảu dẫn đường. Té ra nhà ông Năm cũng không xa lắm. Chỉ hơi bất tiện, là qua một cái cầu khỉ.

Vừa tới nhà, ông Năm đã la lớn: “Sắp nhỏ đi đâu hết trơn rồi? Mang đồ nhậu ra đây. Lẹ lên!”.

Chờ mấy đứa nhỏ mang đồ nhậu tới, cả ba ông ngồi bệt ngay tại hiên nhà. Năm Kèo rót rượu ra chén (bát) hất đầu: “Khai mào chút xíu. Nào! Mời hai ông". Ba chén cụng nhau cái cốp. Năm Kèo lấy tay quệt miệng. Còn ông Tư nhìn ông Năm, cười cười: “Ba năm rồi, hén! Vậy mà ông nhận ngay ra, giỏi thiệt. Tôi đội ơn ông nhiều lắm đó”.

Ông Năm xua xua tay: “Ơn huệ chi. Ông cứ khách sáo thấy mồ. Ở đây chơi, bao giờ tui biểu dzề mới được dzề. Cái ấp Sỏi, vẫn nghèo quá trời. Nghèo nhất vùng đó. Nhưng kỳ này, rồi khởi sắc. Gì chứ xây mới cây cầu khỉ thành cầu bê-tông là cái chắc. Sang năm ông dzề, coi bộ khác lắm đó".

Ông Năm cứ vui miệng kể hết chuyện này sang chuyện khác, đến mức bọn nhỏ mang đồ nhậu lên lúc nào cũng không hay. Qua lời ông Năm, hai ông hiểu ra rằng, ông rất có uy trong ấp. Nhất là cái vụ… phá đường bắc ván.

“Sao? Tôi chưa hiểu”. Ông Tư ngạc nhiên nhìn ông Năm. Năm Kèo đưa cái xâu cá nóc nướng cho ông Tư và bác Cả, đầu gật gật: “Cứ nhậu đi! Nhậu lai rai, thì chuyện cũng lai rai mà. Đâu có đó".


Minh họa: Nguyễn Mạnh Hùng

Xin giải thích thêm chút xíu để bạn đọc được rõ. Ở miền Nam, dẫu là một vùng được coi là nghèo rớt, nghèo tới đáy, thì bà con vẫn cứ nhậu đều đều. Là bởi vì nay kiếm, tiêu hết tiền, đến mai lại kiếm ra. Vùng trù phú thì kiếm được nhiều, kiếm dễ hơn. Vùng khó, kiếm khó hơn chút đỉnh, ít hơn chút đỉnh. Còn nhậu, có lẽ cũng chẳng kém nhau. Nhậu của dân miệt vườn đơn giản lắm. Có gì nhậu đó. Không cầu kỳ. Không câu nệ. Điều đó giải thích vì sao vùng bác Năm được coi là nghèo, mà nhậu thì vẫn đều đều.

Bây giờ trở lại câu chuyện. Nói về cái vụ… phá đường bắc ván, Năm Kèo giải thích như sau:

Ở vùng nông thôn Nam bộ, chỗ nào kênh rạch cũng chằng chịt. Người đi trên sông nước nhiều hơn đi trên bộ. Ngay đi trên bộ, bà con cũng còn gọi là “lội bộ” nữa là. Vùng quê ông Năm không ngoài chuyện đó. Và, như trên bạn đọc đã chứng kiến, trong khi các vùng quê khác đã xóa xong cầu khỉ, thì vùng quê ông Năm vẫn còn.

Vốn nghèo, không có những đại gia đứng ra làm cầu cho bà con nên ấp Sỏi phải nhờ cậy vào chính quyền địa phương. Thế là ông Năm “đầu trò” trong việc đơn từ kiến nghị chính quyền, để xóa những cây cầu khỉ vẫn còn trong ấp.

Bây giờ, dẫu nghèo tới bến thì chí ít mỗi gia đình cũng có một chiếc xe máy để đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản. Nhu cầu đường bộ cũng quan trọng không kém nhu cầu đường thủy. Nguyện vọng của bà con là rất chính đáng.

Ở ấp, ngoài mấy ông cán bộ có chút văn hóa ra, hầu hết bà con ít chữ, thậm chí mù chữ. Bọn trẻ được đào tạo bài bản, có kiến thức, thì đã lên huyện lên tỉnh, ra thành phố cả rồi. Do vậy, bà con nhờ cậy Năm Kèo đơn từ, đề nghị chính quyền địa phương xây cho dân cây cầu kiên cố, thay cho những cây cầu khỉ nay đã quá thời và bất tiện.

Đơn gửi lên ấp, ấp nhận đơn rồi “bảo lưu”. Cái đơn ấy đã chuyển lên cấp trên, hay nằm ở trong ngăn kéo ngăn tủ nào? Chẳng ai rõ. Có khi lại ở trong cái… sọt rác chưa biết chừng. Chờ dài cổ, Năm Kèo phải thảo đơn khác, còn lấy chữ ký của bà con trong ấp. Lần này không gửi cho trưởng ấp, phó ấp nữa, mà đưa lên xã. Xã lại “ngâm cứu” và bặt vô âm tín luôn. Không thối chí, Năm Kèo làm tiếp đơn gửi lên huyện, lên tỉnh. Tỉnh chuyển đơn về huyện, huyện chuyển đơn về xã…

Vậy là chồng đơn cứ dày lên, tầng tầng, lớp lớp. Và đơn cứ chạy tới chạy lui như đèn cù. Cũng có vài đoàn về khảo sát, vẽ địa đồ. Đo đo, đạc đạc. Ngắm ngắm, nghía nghía. Cuối cũng cầu khỉ vẫn hoàn là… cầu khỉ.

Đúng lúc đó, bỗng rộ lên cái vụ đền bà Út Đỏ. Thôi thì lũ lượt người ở đâu kéo về mà khiếp thế. Lại toàn xe ngon, xế hộp. Có cả xe nhiều chỗ, xe ca giường ngồi, giường nằm. Khách khứa về cày nát con đường xuyên ấp tới khu đền. Thật là vui vẻ hết cỡ.

Nhưng vui, là vui của khách, chứ bà con thì rầu thúi ruột, thúi gan. Thế rồi nhân một trận mưa lớn, thay vì sửa lại con đường, dân ấp bỗng nảy ra “sáng kiến” có một không hai. Đó là, đào tiếp cho nó… hư hỏng hơn.

Những chỗ đào, bới đó, bà con huy động nhau góp ván, góp cây, làm một đường sàn để các phương tiện đi qua. Tuy nhiên, khi các phương tiện đi qua con đường sàn - đường độc đạo - này, phải chi tiền.

Số tiền thu được sẽ tích cóp lại, để xây cây cầu mới, thay cho cây cầu khỉ kia. Thôi! Đơn từ mệt mỏi quá rồi, không trông chờ ai tốt hơn bằng trông chờ chính mình. Cái việc trái khoáy ấy, may mắn thay, ấp cũng làm lơ…

Câu chuyện của bác Năm bỗng làm bữa nhậu thêm rôm rả. Bác Năm huơ huơ cái xương cá lên rồi cười: “Cái việc đó, chẳng hay ho chi đâu. Nhưng lòng mình trong, tâm mình sáng, vì quyền lợi của bà con, nên mình cứ làm liều thôi. Được, bà con có cây cầu mới. Mà trên có bắt tội, thì chỉ mình mình ráng chịu. Tui nghĩ vậy đó, hai ông ạ”.

Dường như cả ba ông đã say mèm, nên sau câu nói của bác Năm, họ lại rót rượu đầy tràn, rồi cùng nâng, cùng ngửa cổ, ừng ực.

Thế thực là:

Ở ấp dẫu nghèo tới đáy

Thì dân vẫn nhậu đều đều

Muốn biết chuyện của ba ông tới đâu, xin xem hồi sau sẽ rõ.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Báo Nhân Dân ra mắt MV Kenny G 'Going Home' quảng bá du lịch Việt Nam

Chiều 19/4, Báo Nhân Dân phối hợp IB Group Việt Nam tổ chức ra mắt MV 'Going Home' - một sản phẩm âm nhạc đặc biệt quảng bá du lịch Việt Nam.

Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Việt Nam đặt mục tiêu thắng U23 Malaysia

U23 Việt Nam đã trở lại tập luyện để chuẩn bị cho trận tiếp theo gặp U23 Malaysia tại bảng D VCK U23 châu Á 2024. Đây là trận đấu mang tính bản lề.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm