| Hotline: 0983.970.780

Nhà quê ra tỉnh - bộ mới

Thứ Tư 16/07/2014 , 09:20 (GMT+7)

Ở cái thời “ra tỉnh” cách đây hơn hai chục năm, bác Cả của chúng ta nay đã khác nhiều. Thành ngữ Việt có câu “Gừng càng già càng cay” chính hợp với bác Cả.

Lời nói đầu:

Cũng xin nhắc lại về cái tên cúng cơm của bác Cả. Hồi bé, chưa có tên Cả. Đến khi thêm cô em, cậu em, thì cái tên Cả định hình. Mới đầu bà mẹ (ở quê gọi là u) gọi theo thói quen. Ví dụ: “Thằng Cả đâu?” hoặc “Thằng Cả đi gọi con Hĩm về đây!”. Nhưng đấy không phải là tên. Hồi nhỏ, bác Cả có tên thằng Tĩn. Nôm na, là một thằng chậm hiểu, cù lần. Bác còn có tên là Ngô, là Ngố, là Nghê. Có lúc lại là Tin, là Tỉnh. Nhưng phổ thông nhất, vẫn là Cả Tĩn.

Hai mươi năm trước ra tỉnh, lần đầu tiên tiếp xúc với văn minh thành phố, cũng va đập luôn với sự ranh ma, lọc lõi của dân thị thành. Bởi thế, bác Cả đáng kính của chúng ta gặp không ít những chuyện bị lỡm, bị lừa, bị ăn quả đắng.

Nay bác Cả ra tỉnh, đã khác xưa nhiều lắm. Như trên đã nói, “gừng càng già càng cay”. Bác Cả khôn ranh, lọc lõi, mưu mẹo hơn. Nhưng chúng ta lại phải thấy một thực tế này, người tỉnh không phải như vài chục năm trước. Chính vì thế, cuộc “cọ xát” bây giờ nó ly kỳ, gay cấn hơn nhiều.

Có lúc bác Cả hạ đối phương những pha lấm lưng trắng phớ. Nhưng có lúc cũng thua đậm, thua đau. Điều đó hiển nhiên là lẽ thường tình. Chúng ta hẳn đã hình dung cuộc đấu trí so tài của bác Cả ra sao. Nhưng xin thưa, vẫn có nhiều tình tiết hết sức bất ngờ.

Bạn đọc hãy dõi theo bước chân bác Cả.

Hồi thứ Nhất

Bảy mươi chưa què, chớ khoe: Tốt!

Trăm lần ra tỉnh, đừng nghĩ: Khôn!

Lâu lắm bác Cả mới ra tỉnh. Thì bạn đọc đã rõ. Lần này có lý do: Thăm ông bạn “nối khố” từ cái hồi còn bao cấp.

Cũng xin nói chút xíu về ông bạn này. Ông Tộ. Cái tên nghe đã có vẻ… hâm hâm, mà tính thì hâm đặc. Ở vùng quê lúa, chỉ cách Hà Nội hơn trăm cây số, có một mảnh đất ba sào, đủ cả vườn cây ao cá. Ấy thế mà không về vui thú cái cảnh tuổi già, lại đi ở ngoài Hà Nội, trong một căn buồng chỉ tám mét vuông, của một khu tập thể vào loại xập xệ nhất Hà Nội. Ở chật thế, nhưng gia đình họ hàng bảo về quê, nhất định không về. Nay nghe nói ốm nằm một chỗ, nhắn bác Cả ra thăm.

Ờ thì ra thăm. Bác Cả tặc lưỡi, như thể nể lời. Nhưng thực ra gãi đúng vào cái chỗ ngứa của bác Cả, là cũng muốn đi một chuyến cho nó khỏi cuồng chân.

Lâu không ra tỉnh, nhưng vốn đã dày dạn kinh nghiệm, nên bác Cả kỳ này cẩn thận lắm. Mỗi lần đi chợ búa mất cái gì, bà con thường nói vui: “Con cháu thì không nuôi, lại chỉ chăm nuôi mấy đứa ăn trộm ăn cắp”.

Bởi vậy, bác Cả sắm cái áo như may - ô mặc bên trong, có hẳn một cái túi “ba gang”, tất tật tiền nong, giấy tờ, bác đều cho vào cái túi này. Chỉ có ít tiền lẻ dùng dọc đường, là để ở túi ngoài. Còn cái tay nải rặt quần áo cũ, khăn mặt, mấy gói quà cho trẻ… tóm lại toàn những thứ lôm côm, rẻ tiền, khiến bọn trộm cắp hết đường làm ăn.


Minh họa: Nguyễn Mạnh Hùng
 

Bây giờ, xin phép bạn đọc không kể về việc bác nhảy tàu lên thành phố ra sao. Chỉ xin nói qua về cái đoạn bác Cả tìm nhà ông bạn.

Chúng ta ngày nay đã quá quen với chung cư cao ốc, cho nên ra Hà Nội mà hỏi thăm nhà tập thể, không mấy ai biết. Có chăng, chỉ mấy người già, sống qua cái thời bao cấp khi xưa. Trong bối cảnh đó, bác Cả đã chồn chân, mà chưa tìm thấy nhà ông Tộ. Quá mệt, bác bèn tìm một quán “chè chén” vỉa hè. Ngay quán “cóc” này, bác Cả cũng kén chọn lắm. Ấy là phải một cái quán phải có chè mạn, và nhất là có điếu cày. Thì đây…

Sau khi ngồi yên vị, bác Cả liền vớ lấy cái điếu, thông rít thử, rồi mới cẩn thận cho viên thuốc vào nõ điếu. Đúng lúc bác Cả đang ngà ngà nhả khói, thì bỗng có hai ông khách vào ngồi ghế đối diện. Bà bán hàng chưa kịp rót nước, đã thấy hai ông tiếp tục câu chuyện bỏ dở từ đâu đó.

Anh bạn trẻ không có râu, còn ông bạn già có râu. Ta tạm gọi gã có râu và gã không râu. Câu chuyện xem ra đang ở hồi kết. Gã không râu đập đập vào cái hộp chữ nhật, được bọc kín bằng giấy báo: “Xin đại ca đừng bớt của em nữa. Em phải nói với đại ca, là nhân cái dịp tham dự ngày hội thể thao hiếm hoi vừa rồi, nên ông anh họ mới được đi Bắc Hàn đấy. Bắc Hàn là Triều Tiên đấy. Vâng! Chứ không phải Hàn Quốc. Mà sâm Cao Ly chỉ có ở Triều Tiên. Ấy mới là thứ “xịn”. Còn tất tật đều là của rởm, hàng công nghiệp cả".

Gã có râu lưỡng lự: “Biết rồi. Thì chính tôi cũng gặp ông anh họ của chú. Cái loại sâm của chú, tôi không có gì lăn tăn. Chỉ có cái giá… Hừm!”

Gã không râu thở dài: “Em không bị thua mấy con đề thì không đời nào bán. Mà cái bệnh tình của bác gái, không có loại này, em sợ… không qua khỏi. Đại ca tính sao?”. Gã có râu: “Với bệnh tình bà nhà tôi, đây đúng là thuốc tiên. Thôi, tôi bớt chú bốn triệu. Sáu triệu đúng”.

Gã không râu lắc đầu quầy quậy: “Đại ca bớt gì mà bớt khiếp thế. Cái hộp sâm Cao Ly này, nó là của độc, khác hẳn thứ hồng sâm, bạch sâm nhan nhản trên thị trường. Em mà không bí thì phải hai chục triệu, em mới chịu nhả. Đại ca…”.

Gã có râu đập đập tay vào vai gã không râu: “Thôi thế này, chú đưa hộp sâm đây. Tôi sẽ về lấy thêm tiền. Lời cuối nhé. Tôi lấy đúng bảy triệu”. Gã không râu: “Em cũng bí quá. Em đồng ý. Em ngồi đây chờ. Nhưng nếu quá nửa tiếng, đại ca không quay lại…”. Gã có râu sừng sộ: “Không quay lại là sao? Chú không được nuốt lời”. Nói xong gã vội vã đứng dậy.

***

Chứng kiến từ đầu đến cuối câu chuyện, bác Cả nghĩ thầm: “Tao không phải cái ông cả Tĩn của mười năm trước. Cái trò ấy cũ lắm rồi”. Chợt bác Cả giật nảy mình, vì có bàn tay ai đó đặt vào đùi. Bác quay phắt lại.

Thì ra là một gã còn trẻ, ngồi ngay bên cạnh từ lúc nào. Gã đưa mắt đầy ý vị. Bác Cả đã lờ mờ hiểu ra ý tứ của gã. Một lát, gã vờ với tay lấy cái điếu, ghé sát vào tai bác Cả mà thì thào: “Bác chớ tin. Trò bịp đấy”.

Thế thực là:

Kịch bản tuy hay, nhưng đã cũ

Ai ngờ ra tỉnh gặp “tri âm”

Chưa biết chuyện bác Cả ra tỉnh ra sao, xin xem hồi sau sẽ rõ.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Bảy
    Truyện dài kỳ 04/12/2021 - 07:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Sáu
    Truyện dài kỳ 26/11/2021 - 15:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Năm
    Truyện dài kỳ 22/11/2021 - 14:46

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ được độc giả để dành đọc cho nhau nghe sau những buổi lên nương lên rẫy, như một món quà tinh thần thú vị.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Tư
    Truyện dài kỳ 21/11/2021 - 10:12

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ là sự thấu hiểu và sự cảm thông của nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu hướng về những người nông dân chất phác.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ Ba
    Truyện dài kỳ 19/11/2021 - 11:04

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’, đã khẳng định tấm lòng của nhà văn – nhà báo với những người nông dân cần cù và thua thiệt.

  • Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa - Hồi thứ hai
    Truyện dài kỳ 17/11/2021 - 20:59

    ‘Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa’ phơi bày bi hài kịch của những kẻ nhẹ dạ và cả tin, khi va chạm với thực tế xô bồ đô thị đầy chiêu trò tinh quái

  • 'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' và tiếng cười nâng đỡ kẻ nhẹ dạ
    Truyện dài kỳ 16/11/2021 - 16:48

    'Nhà quê ra tỉnh diễn nghĩa' được nhà văn – nhà báo Đỗ Bảo Châu ký hai bút danh Tú Sườn và La Quán Gió, từng khiến bạn đọc hào hứng và say mê.

  • Vỡ lẽ
    Truyện dài kỳ 19/08/2016 - 08:37

    Lên Thủ đô, hôm đầu Hải và Dung tá túc trong một nhà nghỉ. Hôm sau, họ tìm nhà, và thật may mắn, thuê được một căn hộ tập thể trên tầng 10 của một chung cư, với giá rất hợp lý, chỉ 5 triệu đồng một tháng.

  • Sát cánh
    Truyện dài kỳ 18/08/2016 - 08:55

    Vừa gặp nhau trong quán cà phê, Dung gục đầu vào vai Hải, khóc òa lên. Hải ôm lấy người yêu, vuốt ve, an ủi cô: Em đừng buồn. Sóng gió rồi sẽ qua thôi.

  • Chia rẽ
    Truyện dài kỳ 17/08/2016 - 09:57

    Ông Quỳnh gầm lên: "Hải. Thằng Hải đâu. Xuống gặp bố ngay". Nghe tiếng chồng, bà Hoa, vợ ông, hớt hải chạy ra: "Con nó ở trên phòng nó. Để tôi lên tôi gọi nó xuống."

  • Bão táp
    Truyện dài kỳ 16/08/2016 - 09:06

    Cả tỉnh như một chảo nước sôi sùng sục trước cơn “bão” dư luận. Báo chí đã “săn” được đích danh ông Quỳnh để phỏng vấn.

  • Tình yêu
    Truyện dài kỳ 15/08/2016 - 09:18

    18 giờ, Hải và Dung mới rời Thủ đô, dự định 22 giờ sẽ về đến nhà. Nhưng mới đi được chừng hơn 20 km, đến thị trấn Liên Khê thì bất ngờ trời nổi cơn dông, rồi mưa như trút.

Xem thêm
Hải Phòng chi khoảng 40 tỷ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024

Lễ hội Hoa Phượng Đỏ 2024 có chủ đề 'Hải Phòng - Bừng sáng miền di sản' với kinh phí dự kiến từ 40-45 tỷ đồng, gần 1.000 nghệ sĩ, diễn viên tham gia.

Vợ NSND Công Lý phẫn nộ khi chồng bị tung tin đồn xấu

Vợ nghệ sĩ Công Lý đã vô cùng bức xúc và phải lên tiếng làm rõ trước thông tin giả đang được lan truyền trên mạng thời gian gần đây.

U23 Việt Nam thắng 2-0 U23 Malaysia, cầm chắc tấm vé vào tứ kết

Thầy trò HLV Hoàng Anh Tuấn đã giành chiến thắng 2-0 trước U23 Malaysia, chúng ta nắm chắc ngôi đầu và tràn trề cơ hội vượt qua vòng bảng.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm