| Hotline: 0983.970.780

Nhà thầu công trình hồ chứa nước Đăk Car đã đền bù cho dân

Thứ Bảy 20/05/2023 , 07:23 (GMT+7)

Sau khi dự án hồ chứa nước Đăk Car bị yêu cầu dừng thi công, nhà thầu đã đền bù tổng số tiền 3,7 tỷ đồng cho các hộ dân theo cam kết.

Thủy lợi Đăk Car trước đó bị yêu cầu dừng thi công. Ảnh: Tuấn Anh.

Thủy lợi Đăk Car trước đó bị yêu cầu dừng thi công. Ảnh: Tuấn Anh.

Ngày 19/5, ông Trần Ngọc Tuấn, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình Nông nghiệp và phát triển nông thôn Kon Tum cho biết,  đơn vị thi công công trình hồ chứa nước Đăk Car (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy), đã chi trả tiền đền bù cho 12 hộ dân đã giao đất tại thôn Đăk Đe.

Theo đó, 9 hộ dân giao đất được đền bù tổng số tiền 3,6 tỷ đồng và 3 hộ dân chưa bàn giao đất nhưng bị đơn vị thi công san ủi đất làm lán trại được đền bù gần 100 triệu đồng.

Ông Tuấn cho biết, quá trình xác định giá đất đền bù có khi đến cuối năm cũng chưa xong, vì vậy nhà thầu muốn thi công nhanh nên đã tự thỏa thuận đền bù với người dân. Tuy nhiên, trong quá trình đền bù lại lại xảy ra sự việc 1 số diện tích đất của người dân (phần sông, suối) không đủ điều kiện để đền bù, nên nhà thầu yêu cầu trả 70% số tiền theo cam kết đền bù. Tuy nhiên, người dân không chịu dẫn đến việc chậm trễ đề bù và người dân không cho thi công.

“Hiện các hộ dân đã nhận được tiền tạm đền bù. Sau này đơn giá đền bù chính thức được ban hành, nếu số tiền đền bù nhiều hơn, sẽ tiếp tục thanh toán cho dân, còn số tiền thấp hơn thì nhà thầu tự chịu”, ông Tuấn cho biết.

Ghi nhận thực tế cho thấy, 12 hộ dân tại thôn Đăk Đe đã nhận được tiền đền bù và cảm thấy rất vui mừng. Chị Y Đia (thôn Đăk Đe, xã Rờ Kơi) cho biết, nhà thầu cũng đã đến đền bù cho gia đình được 596 triệu đồng, đúng với số tiền cam kết trước đó. Gia đình rất vui vì đã nhận được tiền để tiến hành mua đất ở nơi khác thực hiện sản xuất, ổn định cuộc sống.

Các hộ dân đã nhận được tiền đền bù. Ảnh: Tuấn Anh.

Các hộ dân đã nhận được tiền đền bù. Ảnh: Tuấn Anh.

Ông A Viêu, Trưởng thôn Đăk Đe cho biết, các hộ dân rất vui vì đã nhận đầy đủ số tiền theo cam kết. sau khi nhận được tiền, chính quyền địa phương cũng đã tuyên truyền các hộ dân sử dụng số tiền đúng mục đích, tránh việc tiêu xài hết rồi không có đất sản xuất. Hiện các hộ dân cũng ý thức được điều này và đang tính toán phương án sản xuất trong thời gian tới.

Như Báo Nông nghiệp Việt Nam đã đưa tin, dự án sửa chữa, nâng cấp hệ thống hồ chứa nước Đăk Car (xã Rờ Kơi, huyện Sa Thầy, tỉnh Kon Tum) do Ban Quản lý các dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Kon Tum làm chủ đầu tư, có tổng mức đầu tư 118 tỷ đồng. Công ty TNHH MTV Bảo Trân Kon Tum là đơn vị thi công, triển khai từ cuối năm 2022, dự kiến hoàn thành năm 2025. Khi đi vào hoạt động, dự án có mục tiêu tưới nước cho 200 ha cây trồng trên địa bàn. Dự án dự kiến sẽ thu hồi 30ha đất của khoảng 33 hộ dân thôn Đăk Đe (xã Rờ Kơi).

Theo tìm hiểu được biết, để triển khai dự án sớm, chủ đầu tư đã phối hợp với các đơn vị liên quan thuyết phục người dân giao đất thực hiện dự án. Theo đó, chủ đầu tư cam kết sẽ bồi thường cho các hộ dân vào ngày 30/4. Tuy nhiên, đến nay việc thống kê tài sản (cây cối, hoa màu) cũng như việc đo diện tích đất để áp giá đền bù, giải phóng mặt bằng vẫn đang được Ban Quản lý dự án huyện Sa Thầy tổ chức thực hiện.

Chính vì chưa nhận được đền bù, nhiều hộ dân đang gặp rất nhiều khó khăn khi đất thì đã giao hết cho dự án, tiền chưa được nhận để tái đầu tư sản xuất.

Sau đó, UBND huyện Sa Thầy đã yêu cầu dừng thi công dự án để tiến hành thủ tục đền bù cho dân. Hiện UBND huyện đã yêu cầu Ban Quản lý dự án huyện thẩm định, kê khai tài sản để áp giá đền bù cho người dân.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.