| Hotline: 0983.970.780

Nhà văn hoá xã thi công thần tốc đầy bất thường

Thứ Năm 05/12/2019 , 09:08 (GMT+7)

Chỉ trong thời gian ngắn, nhà văn hoá kết hợp hội trường UBND xã Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát, Lào Cai) hoàn thành khối lượng xây dựng rất lớn.

Công trình đã thi công tới phần mái chỉ trong vòng 15 ngày (Ảnh chụp ngày 22/11/2019).

Chúng tôi đã đi tìm lời giải cho việc thi công thần tốc này bởi đây rất có thể trở thành một "điển hình" mà nhiều xã ở huyện Bát Xát đang học hỏi.
 

Bất ngờ khối lượng công việc hoàn thành

UBND xã Sàng Ma Sáo cách thành phố Lào Cai hơn 60km, mặc dù đường đi lại đã thuận lợi hơn nhiều so với trước đây nhưng với địa hình đồi núi, dốc, việc di chuyển vẫn còn khó khăn.

Trên tuyến đường từ thành phố Lào Cai tới xã vùng cao này có nhiều đoạn đường hẹp, xe ngược chiều phải lách khéo mới qua được. Đặc biệt, khi gặp các xe chở vật liệu công trình, xe ngược chiều có lúc phải lùi tới đoạn đường rộng mới tránh được nhau. Chưa kể, có những đoạn đường xấu, xe chỉ có thể đi với tốc độ thấp… Chính vì các yếu tố trên, chi phí xây dựng ở đây khá cao, nhất là giá vật liệu xi xăng, cát, gạch… đều cao hơn so với ở thành phố Lào Cai.

Mặt khác, ở đây không chỉ là chi phí về mặt tài chính mà còn là những chi phí về mặt thời gian khiến việc thi công xây dựng có thể kéo dài, đó là chưa tính tới yếu tố thời tiết có thuận lợi hay không.

Thế nhưng, nhà văn hoá kết hợp hội trường UBND xã Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát, Lào Cai) lại đang được xây dựng hết sức nhanh chóng… tới mức người ta nghi ngờ nó đã được làm từ lâu, trước cả thời điểm có quyết định phê duỵệt kết quả trúng thầu xây dựng công trình này.

Một góc bên trong công trình, với hàng cột bê tông, tường đã xây dựng xong (Ảnh chụp ngày 22/11/2019).

Chiều 22/11/2019, chúng tôi đã có mặt ở UBND xã Sàng Ma Xáo. Công trình nhà văn hoá kết hợp hội trường này được đặt tại phần đồi, cạnh UBND xã. Công trình được xây dựng mới, sử dụng mẫu định hình 200 chỗ với quy mô nhà cấp 3, 1 tầng, kết cấu khung bê tông cốt thép chịu lực; tường xây gạch tuynel dày 220mm…

Ghi nhận tại công trình, toàn bộ phần giải phóng, san gạt hàng trăm mét khối đất đá làm mặt bằng, phần móng, cột bê tông, tường nhà… đã được xây dựng xong. Ở đây, chỉ có khoảng 4 công nhân đang làm việc. Họ đang dựng cốt pha để chuẩn bị đổ bê tông phần mái. Vật liệu như cát, đá và cả máy trộn bê tông tại chỗ… cũng đã được tập kết ở dưới chân công trình.

Thế nhưng ngạc nhiên nhất là ngày 7/11/2019, ông Nguyễn Quang Bình, Phó Chủ tịch UBND huyện Bát Xát mới ký quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu công trình nhà văn hoá kết hợp hội trường UBND xã Sàng Ma Sáo cho đơn vị trúng thầu công trình là Cty TNHH MTV Xây dựng tổng hợp Đức Mạnh.
 

Như vậy chỉ sau 15 ngày sau (từ ngày 7/11 đến ngày 22/11/2019), không hiểu công ty này làm cách nào đã thi công được khối lượng lớn như trên. Đó là chưa tính các phần việc như ký hợp đồng, bàn giao mặt bằng trên thực địa…

Có việc công trình xây dựng trước 3 tháng?

Khi chúng tôi tiếp cận những người lao động ở công trình nhà văn hoá kết hợp hội trường UBND xã Sàng Ma Sáo, hầu hết họ tỏ ra khá dè chừng và không có ý định chia sẻ thông tin nhất là với những câu hỏi liên quan đơn vị thi công, thời điểm khởi công công trình…

Tuy nhiên, rất may một trong số họ cởi mở chia sẻ, hồi đầu năm họ còn làm lát gạch đá ở cổng cửa khẩu và mới chuyển vào đây được 3 tháng nay. Ở đây, có khoảng 7 người làm việc, cao điểm là 10 người, còn đâu thuê nhân công tại chỗ. Cũng theo người này, vừa qua bị dừng một vài tuần không thì đã đổ mái xong. Công trình làm mái tôn nhưng phải xây thêm để giống như kiểu nhà 2 tầng.

Cũng trong chiều 22/11/2019, theo một vị lãnh đạo xã Sàng Ma Sáo, công trình đã được khởi công xây dựng cách đây khoảng 3 tháng, và xã chỉ là đơn vị thụ hưởng đồng giám sát xây dựng. Mọi giấy tờ liên quan đều do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát nắm giữ...

Để có mặt bằng xây dựng, công trình phải múc bỏ hàng trăm mét khối đất đá đi nơi khác (Ảnh chụp ngày 22/11/2019).

Ngày 27/11/2019, chúng tôi đã liên hệ với ông Nguyễn Tuấn Ngọc, Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát để tìm hiểu tiến độ thi công các công trình nhà văn hoá kết hợp hội trường UBND xã trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, ông Ngọc cho biết đang đi học nên giao cho ông Vũ Việt Thắng, Phó Giám đốc Ban trả lời.

Ông Thắng cho biết, trước khi có quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu đã mời nhà thầu xếp hạng nhất vào thương thảo hợp đồng để họ cam kết về nguồn lực, tiến độ... Sau đó, trình UBND huyện phê duyệt để ra quyết định lựa chọn nhà thầu nên ngay khi đặt bút ký hợp đồng, nhà thầu đã triển khai xây dựng ngay...

Còn về vấn đề tiến độ đặc biệt tại công trình ở xã Sàng Ma Sáo, ông Lưu Chung Thành, Phó Giám đốc Ban bất ngờ cho hay, công trình mới xong móng, hiện đang lắp dựng cột và mới xây được ít tường. Điều này hoàn toàn trái ngược với ghi nhận của chúng tôi tại hiện trường trước đó 5 ngày (22/11/2019) như đã nêu ở phần trên, công trình nhà văn hoá kết hợp hội trường UBND xã Sàng Ma Sáo đã làm tới phần mái.

Lý giải về tiến độ trong thời gian ngắn có thể hoàn thành khối lượng công việc lớn như vậy, theo ông Thắng, 10 ngày có thể xong móng, bởi công trình không phải ép cọc, sử dụng bê tông tươi, thời tiết thuận lợi… nên có thể ½ tháng là lên đến cột. “Máy đào móng xong có thể cho vào tổ chức ghép ván khuôn, cốt pha chỉ mất khoảng 2 ngày… thoải mái xong móng trong 10 ngày”, ông Thành nói.

Cũng theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát thì không thể có chuyện xây dựng công trình trước thời điểm có quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu bởi tất cả đều tuân thủ các quy trình, thủ tục.

Tuy nhiên, một lần nữa, để chắc chắn hơn về việc có hay không công trình nhà văn hoá kết hợp hội trường UBND xã Sàng Ma Sáo đã được xây dựng từ trước khi có quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu, sáng 29/11/2019, chúng tôi tiếp tục trao đổi với một lãnh đạo khác của xã Sàng Ma Sáo.

Công nhân lắp dựng ván khuôn chuẩn bị đổ bê tông mái (Ảnh chụp ngày 22/11/2019).

Vị này cho biết, công trình được xây dựng từ khoảng tháng 8 năm nay (trước thời điểm có quyết định phê duyệt kết quả trúng thầu), đã xong phần đổ mái. Vị này cũng lo lắng công trình không kịp kế hoạch đề ra bởi bởi phần móng làm quá lâu. Chỉ riêng phần san gạt đồi để lấy mặt bằng xây dựng, khối lượng đất đá phải múc và chở đi lên tới cả nghìn khối. Và mất gần 1 tháng cho công tác này bởi phải chở đất đi đổ ở xa – theo vị lãnh đạo xã Sàng Ma Sáo.

Công trình nhà văn hoá kết hợp hội trường UBND xã Sàng Ma Sáo (huyện Bát Xát, Lào Cai) có tiến độ thi công 210 ngày (7 tháng) kể từ ngày ký hợp đồng; hình thức ký hợp đồng trọn gói. Trong vòng 15 ngày, công trình này đã được làm tới phần mái nhưng lãnh đạo xã vẫn lo không kịp tiến độ.

Còn lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Bát Xát cho rằng, các đơn vị trúng thầu phải đẩy nhanh tiến độ mới có thể làm được như vậy.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm