| Hotline: 0983.970.780

Nhạc gì cũng nhảy

Thứ Tư 14/03/2012 , 10:09 (GMT+7)

Nhiều thanh niên nông thôn bây giờ không thiết tha ruộng vườn, không học nghề, không có việc nhưng cũng chẳng làm nghề nông...

Nhiều thanh niên nông thôn bây giờ không thiết tha ruộng vườn, không học nghề, không có việc nhưng cũng chẳng làm nghề nông. Song cũng có người đã nhận thức được phải trang bị cái nghề để làm “cần câu cơm” kiếm sống. 

>> Bài 1: Ruộng đồng con gửi... cha cày

Đa số thanh niên nông thôn không mặn mà việc học nghề

Toát mồ hôi chọn nghề

Chúng tôi đến nhà chị Nguyễn Thị Hoa (xã Nhật Tựu, huyện Kim Bảng, Hà Nam) cũng là lúc đứa con trai vừa mới phóng xe máy về nhà. Vừa thấy mặt con, chị Hoa la lối om xòm: “Bảo mày đi học cái nghề về mà làm thì mày không chịu đi, suốt ngày lêu lổng rồi cũng có ngày chết mất xác thôi con ạ”. Hoàng Văn Tuấn, con trai chị tốt nghiệp xong cấp ba chỉ ở nhà, ăn chơi đàn đúm với bạn bè trên thị trấn. Ngày nào cũng vậy, cứ buổi sáng bố mẹ ra đồng là Tuấn cũng rời khỏi nhà đi chơi, mãi đến tối mịt mới về.

Chị Hoa cho biết: "Đã nhiều lần gia đình gợi ý cho cháu phải đi học nghề, sau này về làm còn có cái mà ăn, không đến lúc bố mẹ chết hết rồi chẳng ai còn lo cho được, nhưng nó chỉ vâng dạ cho qua chuyện. Nói nặng không nghe, rồi phải quay sang nói ngon ngọt, gợi ý cho nó học nghề sửa chữa xe máy để sau này về nhà mở cửa hàng thì Tuấn bảo không thích nghề này vì dầu mỡ bẩn. Bảo học sửa chữa điện dân dụng thì nó lắc đầu lấy lý do là khó học, sau ra xin việc không được.

Cuối cùng tôi bảo con đi học cơ khí rồi ngoài làm một vài năm, khi có kinh nghiệm quay về làm ở nhà cho gần bố mẹ… cũng đều bị nó gạt tay từ chối và nói để con tự tìm nghề. Gia đình tôi đã định hướngnhiều lần nhưng nó bảo không thích thì biết làm thế nào? Nó đã không thích học thì mình có ép cũng chẳng được”.

Khác với Tuấn, anh Lê Văn Hà (31 tuổi) đang bốc đá thuê ở gần nhà, anh chia sẻ: "Trước đây gia đình nghèo quá không có tiền theo học lớp nghề nên giờ mới phải đi làm thuê thế này. Bây giờ nghĩ lại mới thấy tiếc nuối, ở cái tuổi tôi lẽ ra phải có nghề nghiệp ổn định và xây dựng gia đình rồi, nhưng đến nay vẫn còn lông bông đi làm thuê kiếm sống từng ngày. Ở cái tuổi như tớ hiện nay chẳng còn ai muốn học hành đâu. Đi ra ngoài có gì làm nấy, dồn được đồng nào cưới cô vợ là xong”.

Tâm lý của anh cũng như một số bạn cùng lứa, tuổi đã "U30" thì học gì cũng thấy khó, không những thế học xong ra không xin được việc thì cũng khổ. Cứ nghĩ đến chuyện này Hà lại nản chẳng muốn nghề ngỗng gì, phó mặc cho số phận, "đến đâu hay đến đó".

Chị Trần Thị Vân, Bí thư Đoàn Thanh niên xã Nhật Tựu cho biết, hiện nay hướng nghiệp cho thanh niên nông thôn là rất khó. Lớp tuổi 9X đang còn thích chơi bời, không chịu học hành gì cả. Lớp tuổi 8X đa số không muốn học nghề, vì họ nghĩ mình đã già nên muốn đi làm một công việc gì đó lấy tiền để lo cho cuộc sống gia đình.

Theo chị Vân, xã Nhật Tựu có 4 thôn với hơn 700 đoàn viên thanh niên. Người trong độ tuổi lao động là đoàn viên chiếm tới 3/4 nhưng hầu hết đều đi làm ăn xa, số ít ở nhà chỉ làm linh tinh, "nhạc gì cũng nhảy".

Học nghề để kiếm tiền

Tuy nhiên ở nông thôn không phải ai cũng bí bách việc làm ăn, nhiều thanh niên đã chịu khó học hỏi, tìm được lối đi cho mình. Điển hình là trường hợp của anh Trần Văn Long (tiểu khu 5, thị trấn Hà Trung, Thanh Hóa). Trước đây anh Long chỉ học hết cấp ba, sau đó đi làm thuê, lao động chân tay với đủ thứ nghề nặng nhọc. Nhận thấy cảnh làm "đầy tớ" như vậy sẽ không có tương lai, rồi còn việc phải xây dựng gia đình nữa...

Bằng ý chí và quyết tâm, anh đã bỏ số vốn ít ỏi dành dụm được để học nghề sửa chữa điện nước. Học xong  anh quay về quê mở xưởng. Thời gian đầu ở trong xã, huyện cứ nhà nào xây nhà là anh đều nhận được hợp đồng làm điện nước, từ đó cuộc sống cũng khá hơn nhiều.

"Tiếng lành đồn xa" cộng với sự quen biết các mối ở Hà Nội mà trước đây anh từng làm thuê, họ lại mời anh ra cùng hợp tác làm chung. Cũng nhờ đó anh đã có vốn liếng để cưới vợ. Mới đây bố mẹ ở quê cho anh miếng đất, hai vợ chồng đã xây được ngôi nhà khang trang. Giờ anh làm không khi nào hết việc, mỗi khi nhận được công trình mới ngoài Hà Nội, Long phải thuê công nhân ngoài về làm cho mình. Không những thế, Long còn nhờ cả anh trai làm "trợ lý".

Cũng như Long, anh Nguyễn Văn Thôn ở xã Nhật Tựu tham gia một lớp học nghề cơ khí. Sau khi học xong anh ra Hà Nội thuê cửa hàng nhỏ để giao dịch. Một thời gian sau có điều kiện anh đã thuê thêm đất mở rộng quy mô nhà xưởng không chỉ hàn cửa hoa, làm cửa xếp mà anh còn nhận cả việc bắn mái tôn cho công trình nhà ở. Trung bình ngày nào xưởng của anh cũng có ít nhất là vài người đến đặt hàng. Không những thế, xưởng cơ khí của anh còn giải quyết việc làm cho 5 lao động ở địa phương, mỗi tháng trung bình cũng kiếm được 3- 4 triệu đồng. Hiện nay xưởng của anh cũng đang có vài người theo học nghề. Anh Thôn tiết lộ, nhờ vào xưởng cơ khí này mỗi tháng cũng dư được vài chục triệu.

Xem thêm
Tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác

Ông Nguyễn Minh Sơn, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Ninh trả lời câu hỏi của nhà báo về tránh chồng chéo giữa quy hoạch nuôi trồng thủy sản và các ngành khác.

Đề nghị xử lý hình sự đối tượng cố tình đánh bắt cá ở vùng biển nước ngoài

Chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu của Bà Rịa - Vũng Tàu góp phần cùng cả nước gỡ 'thẻ vàng' của EC.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất