| Hotline: 0983.970.780

Nhạc phim giá bao nhiêu?

Thứ Tư 07/05/2014 , 10:30 (GMT+7)

Nhạc sĩ phải nắm rõ chủ đề phim rồi xem phim để chỉnh sửa nhạc cho phù hợp từng phân cảnh. Và cuối cùng là phần hậu kỳ ghép nhạc vào phim. Quy trình vất vả, thời gian hoàn thành có khi phải cả tuần nhưng thù lao mỗi tập phim chỉ rơi vào mức 1 hoặc 1,5 triệu đồng.

Chỉ với 1 hoặc 1,5 triệu đồng có thể mua được nhạc cho 1 tập phim. Đó là lời khẳng định của rất nhiều nhà SX phim. Cái giá "bèo" này dẫn đến một thực trạng là người xem phim không được thưởng thức nhạc phim đúng nghĩa.

Nhạc sĩ, người cuối được nghĩ tới

Nhạc phim một thời là “lãnh địa” của những tên tuổi gạo cội như Đặng Hữu Phúc, Trọng Đài, Bảo Phúc, Lư Nhất Vũ… Ngoài phần nhạc nền, những ca khúc chủ đề được họ sáng tác cho phim vẫn còn nguyên đời sống cho đến tận hôm nay.

Hiện lứa nhạc sĩ tiếp nối như Huy Tuấn, Quốc Trung, Nguyễn Đức Trung, Xuân Phương, Tiến Minh, Hà Okio, Ngô Hồng Quang… đang bắt đầu tung hoành ở cả hai mảng điện ảnh và truyền hình.

Tuy nhiên, mỗi năm có hàng trăm bộ phim truyền hình được SX ồ ạt lại đang tỷ lệ nghịch với số nhạc sĩ và cả tiền thù lao. Sự chênh lệch này đang dẫn đến vấn đề sử dụng nhạc phù hợp với nội dung phim trở thành bài toán nan giải.

Theo nhạc sĩ Huy Tuấn: “Thực ra, cát-sê dành cho âm nhạc trong phim ở ta (kể cả với các hãng phim tư nhân) vẫn còn rất “hẻo”, vẫn chỉ là lấy công làm lãi thôi. Điều đó chứng tỏ rằng, đối với điện ảnh Việt Nam, âm nhạc chưa được chú trọng đúng mức.

Trong thành phần đoàn làm phim, nhạc sĩ bao giờ cũng là người cuối cùng được nghĩ tới, thậm chí có những phim đang làm hậu kỳ rồi mới bắt đầu đi mời nhạc sĩ. Phim có hình ảnh là tốt rồi, nhạc cũng chỉ gọi là có”.

Còn theo nhạc sĩ Ngô Hồng Quang, làm nhạc phim rất mất thời gian và công sức. Đầu tiên, nhạc sĩ phải nắm rõ kịch bản phim và những phân cảnh giả định trong phim để hiểu được chủ đề mà bộ phim hướng tới. Khi bộ phim hoàn thành, nhạc sĩ lại phải xem phim để chỉnh sửa nhạc cho phù hợp từng phân cảnh. Và cuối cùng là phần hậu kỳ ghép nhạc vào phim. 

Quy trình thì rất vất vả nhưng thù lao mỗi tập phim chỉ rơi vào mức 1 hoặc 1,5 triệu đồng. Chính sự đổ lỗi cho kinh phí của các hãng phim nên nhạc phim đang ra đời một cách thiếu sự đầu tư từ cả phía nhà làm phim và nhạc sĩ.

“Ở Việt Nam chưa có nhạc sĩ nào được đào tạo bài bản về cách viết nhạc cho một bộ phim nên nhạc phim Việt vẫn không thể ăn to nói lớn được. Nhạc phim đâu phải chỉ đơn thuần là thạo nghề khí nhạc và hay viết vài ca khúc. 

Khái niệm về một sounddesigner (đạo diễn âm thanh), là người sẽ lên kịch bản âm thanh và âm nhạc cho bộ phim, người ấy hoàn toàn chưa xuất hiện ở Việt Nam. 

Chúng tôi mới chỉ dừng lại ở mức tập tành thôi, còn phải học nhiều lắm, nếu như không muốn nói là phải học từ A-Z, nên cũng không thể đòi hỏi quá nhiều vào lúc này”, nhạc sĩ Huy Tuấn chia sẻ.

"Trung bình mỗi tập phim tôi làm nhạc mất hơn một tuần mà thu nhập lại rất bèo bọt. Các nhạc sĩ có thâm niên hơn thì chắc sẽ có thù lao cao hơn. Với riêng tôi thì chỉ xác định làm giúp người quen và cho vui nghề thôi, chứ dựa vào thu nhập nhạc phim thì chỉ có uống nước lã mà sống”, Ngô Hồng Quang, tác giả của nhạc phim "Làng ma 10 năm sau" cho biết.

Nhạc ngăn kéo

Lâu nay, giới âm nhạc vẫn thiên về cách làm nhạc cho phim theo lối minh hoạ các tình huống. Chính cách làm nhạc “tả cảnh” này đang khiến phim Việt quên mất nguyên tắc, chỉ để âm nhạc xuất hiện khi ngôn ngữ, hình ảnh trong phim chưa nói hết được ý nghĩa từng phân cảnh.

Ngoài ra, các bộ phim truyền hình vẫn chưa vận dụng nhiều loại nhạc tính cách (gắn với các nhân vật chính là những chủ đề âm nhạc cố định).

Hiện trong giới làm phim đang xuất hiện một tên gọi khá khôi hài “nhạc ngăn kéo”, ám chỉ những đoạn nhạc phim có sẵn, bị lắp ghép một cách tùy tiện, vô lối trong phim hiện nay. Đây là những đoạn nhạc phim mang tính chất “tả cảnh” đúng nghĩa.

Những sắc thái vui buồn, hồi hộp, rùng rợn được những đoạn nhạc “ngăn kéo” mô tả một cách thô thiển. Điều này khiến những bộ phim truyền hình hiện nay đều có phần nhạc nền na ná nhau.

Nhạc sĩ Ngô Hồng Quang cho hay: “Mảng phim truyền hình rất ít gây ấn tượng về âm nhạc. Có rất nhiều đoạn nhạc vụn vặt, mờ nhạt về ý đồ, dễ dãi về ngôn ngữ, thậm chí các nhà làm phim có thể tuỳ ý nhặt nhạc ở phim này gắn sang phim khác cũng chẳng hề hấn gì.

Bởi ở Việt Nam vẫn đang thiếu sự chuyên nghiệp trong đăng ký bản quyền âm nhạc. Các nhà làm phim đang lợi dụng điều này để hạn chế chi phí mà không tính đến việc đang phá hỏng chiều sâu cần có của bộ phim”.

Theo xu hướng hiện nay của khu vực, âm nhạc hoặc các ca khúc trong phim phải có khả năng tồn tại độc lập, là “nhân viên” PR đắc lực cho bộ phim đó. Ít nhiều các bộ phim truyền hình bây giờ đã làm được điều đó với những cái tên như Tiến Minh, Tăng Nhật Tuệ, Nguyễn Hồng Thuận, Minh Thư...

Gần đây những ca khúc bước ra từ những bộ phim như "Nơi tình yêu kết thúc", "Chỉ còn lại tình yêu", "Bỗng dưng muốn khóc", "Đến bên em"... đã có chỗ đứng vững chắc trong lòng người yêu nhạc.

Thậm chí, với mục đích kéo gần khán giả Việt đến với phim của mình, nhà SX bộ phim "The Love of Siam" của Thái Lan còn mời nhạc sĩ Tăng Nhật Tuệ sáng tác 2 ca khúc nhạc Thái lời Việt để thay thế cho ca khúc gốc trong phim. Tuy nhiên, những cái tên kể trên vẫn chỉ là số ít.

Xem thêm
Chiêm ngưỡng màn trình diễn đổ bánh xèo khổng lồ

CẦN THƠ Người dân háo hức chiêm ngưỡng 15 nghệ nhân trình diễn đổ chiếc bánh xèo khổng lồ, đường kính 3m phục vụ 1.000 khách tham quan tại Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm