| Hotline: 0983.970.780

Nhạc sỹ viết gì trong hồi ký?

Thứ Tư 26/07/2017 , 14:05 (GMT+7)

Thế kỷ 21 là thế kỷ của văn học tự sự. Những người bình thường nhất cũng được khuyến khích ghi chép lại cuộc đời mình, huống hồ là những người nổi tiếng. 

16-06-20_hoi_ky_quoc_bo
Cuốn hồi ký “không định xuất bản” cũng vừa được in ra.

Thế nhưng, hồi ký chưa bao giờ là một thể loại đơn giản. Dám thổ lộ để người khác viết lại, đã khó. Mà dám cầm bút để viết ra những câu chuyện của đời mình, còn khó hơn. Lần lượt nhiều nhạc sĩ Việt Nam ra mắt hồi ký, mà giá trị thẩm mỹ thực sự dành cho công chúng vẫn là một ẩn số!

Khác với những diễn viên như Kim Cương, Lê Vân, Thương Tín, Ái Vân phải nhờ người chấp bút, các nhạc sĩ đều rất tự tin vào khả năng ngôn ngữ của mình, nên họ khá ung dung khi tự viết hồi ký.

Sau khi về nước để sống những ngày cuối đời, nhạc sĩ Phạm Duy ra mắt hai cuốn hồi ký là “Nhớ” và “Vang vọng một thời”. Vì công chúng hâm mộ những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, nên hồi ký của ông cũng bán như tôm tươi. Tuy nhiên, những gì diễn ra trên trang giấy vẫn quá nhạt nhòa so với sự nghiệp âm nhạc của người đã viết ra nhiều ca khúc bất hủ như “Nghìn trùng xa cách”, “Thuyền viễn xứ”, “Ngày xưa Hoàng Thị”…

Nhạc sĩ Trần Tiến cũng có một cuốn hồi ký lấy tên là “Ngẫu hứng”. Có duyên kể chuyện, nhạc sĩ Trần Tiến viết những đoản văn ngắn tương đối thú vị, nhưng vì “ngẫu hứng” mà cuốn sách dàn trải và không phác thảo đầy đủ diện mạo của tác giả “Ngẫu hứng sông Hồng”, “Ngẫu hứng phố”, “Ngẫu hứng lý qua cầu”… Một giai đoạn quan trọng nhất của Trần Tiến là thời đổi mới với những ca khúc như “Sói con hoang vu” hoặc “Trần trụi 87” thì lại không được đề cập. Có một sự e dè khôn khéo, hay một sự ái ngại thường tình nào chăng? Nếu đã đắn đo trước sự thật, thì hồi ký ít nhiều bị hao hụt về tầm vóc.

Nhạc sĩ Vũ Thành An vốn được yêu mến với những ca khúc không tên mà ông đặt là “Bài không tên số 1”, “Bài không tên số 2” cho đến “Bài không tên cuối cùng”. Vì vậy, hồi ký của nhạc sĩ Vũ Thành An cũng đặt là “Chuyện tình không tên”, được thể hiện với hình thức những lá thư tình.

Ví dụ, lá thư tình thứ năm, ông viết: “… Anh biết em từ khi em thường giúp anh thu âm các chương trình phát thanh, trong đó có chương trình Nhạc chủ đề. Khởi đầu anh rất quý trọng em như một đồng nghiệp giỏi giang, sau đó từ từ thân hơn, trở thành bạn bè. Chúng ta đã có những buổi hẹn để chuyện trò. Mỗi lần gặp anh là em khóc như mưa… Anh có cảm tưởng như anh là người duy nhất được biết những điều thầm kín đó của em. Chính vì vậy anh đã viết trong Bài không tên số bốn: Khóc cho vơi đi những nhục hình, nói cho quên đi những tội tình, đời con gái cũng cần dĩ vãng, người em tôi chỉ còn tương lai”.

Đọc hồi ký của nhạc sĩ Vũ Thành An, có thể thấm thía hơn những ca khúc của ông không? Câu trả lời là không! Bởi lẽ, những gì ông viết ra không tương xứng với chiều kích của bài hát trong trí tưởng tượng của công chúng.

Khác với những nhạc sĩ cao niên, nhạc sĩ Quốc Bảo vừa bước vào tuổi tri thiên mệnh cũng ra mắt cuốn hồi ký có tên gọi “50 - Hồi ký không định xuất bản”. Ơ hay, không định xuất bản thì in làm gì? Nhạc sĩ Quốc Bảo giải thích: “Tên sách không phải là chiêu để quảng cáo hay PR mà thực sự là vì tôi không định xuất bản. Nguyên những cuốn sách từng xuất bản trước đây, tôi đã kể rất nhiều chi tiết về cuộc đời tôi, về hoàn cảnh xuất thân gia đình, về bước đường khởi nghiệp... Do đó, tôi nghĩ không còn điều gì để công bố. Nhưng mà bỗng nhiên, giống như tuổi già thường hay ngồi ngẫm ngợi lẩm cẩm, tôi lại nhớ ra những chi tiết riêng tư và tôi viết lại vào một cuốn sổ tay, thi thoảng có post một vài đoạn như thế lên trang Facebook. Các bạn vào đọc và thích, trong số đó có các bạn đề nghị tôi xuất bản một cuốn sách”.

Nhạc sĩ Quốc Bảo vốn quen thuộc với giới trẻ qua những ca khúc điệu đà như “Em về tinh khôi”, “Còn ta với nồng nàn”, “Tim anh trôi về em”, “Vừa biết dấu yêu”… Người làm sao, chiêm bao làm vậy. Trong cuốn hồi ký của nhạc sĩ Quốc Bảo cũng dành ra một chương “Học trò yêu” để viết về Mỹ Tâm, Ngô Thanh Vân và Nguyên Hà.

Khuyết điểm duy nhất của hồi ký các nhạc sĩ là ít chất tự sự. Điều này có lẽ cũng dễ thông cảm, vì âm nhạc vốn nhiều trầm bổng lắm du dương, chứ hiếm hoi những suy tưởng sâu xa!

Xem thêm
Thái Hòa: 'Tôi thích diễn nhân vật độc ác'

Thảm đỏ ra mắt bộ phim 'Cái giá của hạnh phúc' quy tụ dàn khách mời đình đám của showbiz Việt và nhận được sự quan tâm lớn từ khán giả, truyền thông.

Atalanta tái đấu Liverpool: Chờ một phép màu từ The Kop

Trận tứ kết lượt về giữa Atalanta vs Liverpool trong khuôn khổ Europa League 2023/2024 sẽ diễn ra vào lúc 2h00 ngày 19/4/2024 trên sân vận động Atleti Azzurri d'Italia. 

U23 Indonesia tạo địa chấn khi vượt qua U23 Úc

U23 Indonesia đã tạo nên cú sốc khi có chiến thắng 1-0 trước U23 Australia ở lượt trận thứ 2, qua đó rộng cửa vào tứ kết giải U23 châu Á 2024.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm