| Hotline: 0983.970.780

Nhắm mắt đưa chân

Thứ Hai 13/01/2014 , 12:07 (GMT+7)

Thỉnh thoảng chị Hằng hay qua nhà tôi chơi. Đã không ít lần tôi tự hỏi: “Tại sao chị sắc sảo, xinh đẹp, hiền thục là vậy mà lại chịu lấy một người chồng vừa xấu, vừa đen, tính tình thô kệch và nhiều tật xấu như thế?”.

Nhà chị Hằng cách nhà tôi hai ngôi nhà, nên thỉnh thoảng chị hay qua chơi. Đã không ít lần tôi tự hỏi: “Tại sao chị sắc sảo, xinh đẹp, hiền thục là vậy mà lại chịu lấy một người chồng vừa xấu, vừa đen, tính tình thô kệch và nhiều tật xấu như thế?”.

Thế rồi sự thắc mắc của tôi cũng được giải đáp. Một hôm chị sang nhà tôi chơi, tôi bạo miệng hỏi: “Tôi hỏi khí không phải, tại sao chị đẹp vậy mà lấy anh ấy xấu thế?”. Nghe tôi hỏi, nét buồn thoáng đến trên gương mặt, đôi mắt chị nhìn ra cửa hướng về một nơi xa xăm vô hình nào đó.

Đến một lúc lâu chị mới kể: “Ngày còn là sinh viên, tôi yêu một anh học trên tôi một khóa. Vì ba mẹ tôi bị tai nạn giao thông nên tôi đành phải nghỉ học giữa chừng, còn anh ấy thì vẫn miệt mài sách vở, quyết tâm học xong ra trường để cưới tôi làm vợ. Mối tình của hai chúng tôi tưởng chừng như sắp đến ngày đơm hoa, kết trái vì cả hai gia đình đã chính thức xong thủ tục dạm hỏi, chỉ còn chờ ngày lành tháng tốt là chúng tôi cưới nhau. Nhưng số phận lại trớ trêu với tôi.

Anh ấy khi “công thành, danh toại” thì thay lòng, đổi dạ tìm đến một người con gái khác cùng làm chung cơ quan, có nghề nghiệp lại ăn trắng, mặc trơn nên bỏ tôi. Tôi cảm thấy đau khổ, tủi hờn, xót xa và xấu hổ với cha mẹ, làng xóm. Trong khi tâm trạng đang rối bời, thì chồng tôi bây giờ biết được tôi bị người tình ruồng bỏ nên đã bảo gia đình đưa trầu, cau sang dạm hỏi.

Tôi vì quá đau khổ, lại vừa oán ghét kẻ bạc tình nên tôi nghĩ: “Thôi thì lấy ai cũng vậy thà có một tấm chồng còn hơn là không có nên tôi cũng liều nhắm mắt đưa chân kẻo ba mẹ buồn, hàng xóm láng giềng khỏi dèm pha. Tôi cứ đánh ván bài may rủi với số phận, biết đâu khi cưới tôi về con người ấy sẽ thương yêu và tôn trọng tôi thì sao?

Nào ngờ cay đắng, tủi khổ vẫn không chịu buông tha tôi chị ạ! Chúng tôi cưới nhau được gần một năm thì anh ấy dở chứng rượu chè bê tha, thâu đêm suốt sáng. Tôi sinh con tính đến bây giờ đã hơn một năm mà anh ấy chưa hề bế nó một lần nào. Đó là chưa kể ngày tôi sinh nở chưa hết ba tháng ở cữ, đã phải lo chuyện cơm nước, nhà cửa, giặt giũ… Điều đáng sợ hơn, anh ấy còn cấm đoán, không cho tôi đi ra ngoài với l‎ý do ghen bóng, ghen gió.

Nhưng tôi cũng đành “ngậm bồ hòn làm ngọt” im lặng, nhẫn nhục, để ba mẹ tôi khỏi mang tiếng nhưng tôi nào đâu đã được yên hả chị. Đã hơn sáu năm vợ chồng tôi chung sống với nhau như vậy mà anh ấy vẫn đem lòng ghen tuông tôi với người yêu cũ. Không những thế, anh ấy còn nghi ngờ, ghen ghét với tất cả những người đàn ông nào khen tôi là “gái một con... mòn con mắt”. Những lần như vậy, tôi lại nhận được những trận đòn roi vô lý đến thâm tím cả người.

Hơn sáu năm qua, tôi sống với chồng theo kiểu vợ mà không phải vợ, ô sin chẳng phải là ô sin, nhiều lúc tôi tự hỏi: Mình là gì của anh ấy nhỉ? Càng ngày tôi càng cảm thấy mình như đang sống nơi địa ngục trần gian. Tôi không bao giờ biết rõ anh đi đâu, làm gì, thu nhập ra sao, chưa một lần biết đến sự an ủi, động viên từ anh ấy dù chỉ là lời nói hay một cái nhìn thân thiện.

Tôi đã nhiều đêm trằn trọc không sao ngủ được vì ý nghĩ có nên duy trì cuộc sống vợ chồng như thế này nữa hay không? Nếu cứ sống như thế này thì tương lai sau này sẽ đi về đâu? Chính vì những dằn vặt đó mà tôi đã bao nhiêu lần viết đơn ly dị rồi lại xé đơn rồi lại viết. Tôi nói chị đừng cười, chứ người ta đi làm thuê còn có tiền, còn tôi đi “làm thuê” chẳng những không có tiền mà còn bị hành hạ cả về thể xác lẫn tinh thần. Hoàn cảnh của tôi bây giờ sống dở, chết dở. Tuy tôi đã “Cố đấm ăn xôi, nhưng xôi lại hỏng”. Nghĩ lại do mình quyết định thì mình phải chịu, giờ biết kêu ai phải không chị?”.

Kể chuyện với tôi mà chị nghẹn ngào, nước mắt lưng tròng. Tôi chỉ biết lặng im khi nghe chị hỏi: “Tôi có nên tiếp tục cuộc sống như thế này nữa hay không?”. Có lẽ chỉ có chị mới có thể quyết định được. Yêu nhau, tìm hiểu nhau mới đi đến hôn nhân, vậy mà đôi khi còn xô xát, hạnh phúc còn bị đe dọa thì với chị, khi đã nhắm mắt đưa chân liệu hạnh phúc có thể bền lâu được không?

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm