| Hotline: 0983.970.780

Nhầm tên người, nhớ nhầm lịch sử không phải chuyện hiếm gặp

Thứ Năm 15/09/2016 , 07:45 (GMT+7)

Tháng 10/2010 tại Hội nghị thượng đỉnh G-8 tổ chức ở Canada, Naoto Kan, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ, liên tục nói sai tên của tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, cho dù cả hai người này ông Kan đã gặp trước đó.

Đọc/phát âm nhầm tên người trong ngoại giao không phải chỉ riêng giới chính trị Mỹ mới mắc phải. Tháng 10/2010 tại Hội nghị thượng đỉnh G-8 tổ chức ở Canada, Naoto Kan, Thủ tướng Nhật Bản lúc bấy giờ, liên tục nói sai tên của tổng thống Hàn Quốc Lee Myung-bak và Tổng thống Nga Dmitry Medvedev, cho dù cả hai người này ông Kan đã gặp trước đó.

Ông cũng nói sai cụm từ tiếng Anh “emerging companies” (các công ty đang nổi lên) thành “emerging countries” (các quốc gia đang nổi lên) và cứ dùng từ G-7 trong khi hội nghị là thượng đỉnh G-8, tức 8 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất.

 

“Đồng chí tân tổng thống”

Tệ hơn nữa, Tổng thống Mỹ Barack Obama còn không nói được tên ông Naoto Kan và cứ đơn giản gọi ông Kan là “ngài tân tổng thống” (Nhật Bản).


Chuyện lỡ lời của Tổng thống Mỹ Barack Obama không phải hiếm

 

Theo trang watchingamerica.com, điều thú vị là, hai năm sau đó, vào tháng 12/2012, thủ tướng mới đắc cử của Nhật Bản là Shinzo Abe nói chuyện với ông Obama qua điện thoại và sau đó nói với người bên cạnh rằng ông ta vừa nói chuyện với Tổng thống Mỹ George W. Bush. Dù ngay lập tức nhận ra mình lầm và sửa sai, ông Abe vẫn trở thành trò cười trên mặt báo. Cho dù quan hệ giữa hai đồng minh Nhật - Mỹ rất tốt đẹp, chuyện nói nhầm tên nhau vẫn khiến đối tác không hài lòng.

Vào ngày 6/2/2013, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 12 của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo diễn ra tại Cairo, Ai Cập. Trong lễ khai mạc, Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi chúc mừng Palestine trở thành nhà nước quan sát viên của Liên hợp quốc và nói rằng vấn đề Palestine là tâm điểm của Tổ chức Hợp tác Hồi giáo. Ông kêu gọi mọi thành viên của tổ chức ủng hộ thành lập một nhà nước Palestine hoàn toàn độc lập và toàn vẹn. Sau đó, Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas có bài diễn văn cảm ơn.

Ông Abbas mở đầu bài diễn văn bằng cụm từ “Tổng thống Mohamed Hosni,” nhưng ngay lập tức nhận thấy mình đã lỡ miệng. Sau khi dừng lại vài giây, ông nói chữa lại thành “Tổng thống Mohamed Morsi.” Các nhà báo quan sát thấy ông Morsi trông có vẻ bình tĩnh, nhưng cái nhếch mép nhẹ chứng tỏ ông không hài lòng, bởi người tiền nhiệm bị lật đổ ở Ai Cập chính là cựu Tổng thống Hosni Mubarak, tên đầy đủ là Mohamed Hosni Mubarak.

 

Dốt cả lịch sử

Nhiều chính trị gia thường trích dẫn lịch sử trong các bài phát biểu nhưng chỉ cần bất cẩn đôi chút là sự cố đến ngay sau đó.

Năm 2010, Thủ tướng Anh David Cameron thăm Mỹ. Để thể hiện tầm quan trọng của mối quan hệ Anh - Mỹ, trong một cuộc phỏng vấn, ông Cameron nhấn mạnh về sự hợp tác giữa hai quốc gia trong Thế chiến II. “Chúng ta là đối tác mới từ năm 1940 khi chúng ta đánh lại bọn phát xít”, ông nói.

Trong thực tế, dù Mỹ thường xuyên ủng hộ Anh trong Thế chiến hai, nước này chưa chính thức tham chiến cho đến năm 1941. Trước đó, Pháp bị Đức thôn tính và Anh phải chiến đấu một mình và chịu tổn thất nặng nề và do vậy người Anh thường rất lấy làm tự hào về giai đoạn này. Những từ ngữ của ông Cameron đã làm công chúng Anh nổi giận bởi nhiều người cho rằng Cameron nịnh Mỹ mà quên mất lịch sử nước nhà.

15-47-29_london_blitz_791940
Anh đã phải chiến đấu với phát xít Đức một mình trong năm 1940 và chịu nhiều tổn thất...

 

Một tướng quân đội Anh tuyên bố: “Tôi khá chắc chắn nếu Winston Churchill (Thủ tướng Anh thời chống phát xít) còn sống tới ngày nay, ông ấy có thể rất thất vọng”. Đối mặt với sức ép của công luận, Văn phòng Thủ tướng Anh chỉ biết làm ngơ và bao biện rằng ý ông Cameron là “thập niên 1940 chứ không phải năm 1940”.

Về chuyện “nhớ nhầm” lịch sử, ông Obama cũng từng “dính chưởng”. Ngày 29/5/2012, ông Obama tổ chức một buổi lễ tại Nhà Trắng nhằm trao Huân chương Tự do của tổng thống cho Jan Karski đã quá cố nhằm công nhận những thành tựu mang tính lịch sử của ông: Karski, người Mỹ gốc Ba Lan, người đầu tiên phơi bày tội ác của các trại hỏa thiêu người Do Thái mà Đức Quốc xã lập ra.

Ông Obama nói Karski tự thân tới các khu ổ chuột ở thủ đô Warsaw (Ba Lan) và một “trại giết người Ba Lan” và chứng kiến các cuộc thảm sát. Từ ngữ của ông Obama đã ngay lập tức tạo ra làn sóng phẫn nộ chuyển thành biểu tình phản đối ở Ba Lan. Chính phủ Ba Lan tin rằng lời lẽ của ông Obama khiến dân chúng Ba Lan nghĩ rằng Ba Lan phải chịu trách nhiệm cho các vụ thảm sát. Cụm từ chính xác phải là “Các trại tập trung của Đức trong lãnh thổ Ba Lan mà Đức Quốc xã chiếm đóng”.

15-47-29_103173051_cmeron_obm_news-lrge_trnsgqr7tmwevfyg0th6j-ry47_vtesg9b0egxjbsgdg
...trong khi ngài Thủ tướng David Cameron ca ngợi vai trò của Mỹ

 

Ngoại trưởng Ba Lan Radek Sikorski nói công khai trên internet rằng Nhà Trắng nên xin lỗi vì “sai lầm to lớn này”. Đại sứ quán Ba Lan tại Mỹ cũng phát hành những chỉ dẫn trên website về “cách chỉnh sửa cho đúng cụm từ “trại giết người Ba Lan”, nói thêm rằng “chúng ta không thể cho phép lịch sử bị bóp méo”. Tổng thống Ba Lan Komorowski nói rằng từ ngữ của ông Obama “không phải ánh quan điểm hay ý định của những người bạn Mỹ của chúng ta”, nhưng quả quyết rằng ông Obama đã dùng từ “không công bằng và gây đau đớn”. Ông Komorowski cũng gửi một lá thư tới ông Obama về vụ việc. Lá thư trả lời vỏn vẹn: “Tôi rất lấy làm tiếc về sự nhầm lẫn”.

Xem thêm
Quy Nhơn đăng cai giải đua mô tô nước thế giới

Từ ngày 22-24/3, tại thành phố Quy Nhơn (Bình Định) sẽ diễn ra Giải đua mô tô nước thế giới UIM-ABP Aquabike World Championship với sự tham gia của hơn 60 vận động viên…

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc

Tuyển Thái Lan gây địa chấn với trận hoà tuyển Hàn Quốc với tỷ số 1-1 ở lượt trận thứ 3 vòng bảng tại vòng loại World Cup 2026.

HLV Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam

Ông Philippe Troussier rời đội tuyển Việt Nam và chính thức không còn nắm giữ vị trí HLV trưởng của đội bóng sau trận thua muối mặt trước tuyển Indonesia.

Cây phong lá đỏ 115 tuổi hút du khách ở Sa Pa

LÀO CAI Cây phong lá đỏ ở Sa Pa thu hút nườm nượp du khách đến chiêm ngưỡng, chụp ảnh.

Bình luận mới nhất