| Hotline: 0983.970.780

Nhận biết nhanh 9 rủi ro gây đau tim

Thứ Hai 06/06/2011 , 10:04 (GMT+7)

Có thể kể ra một số rủi ro như: Mức Cholesterol, nhiễm trùng, mắc bệnh thận, sống ở đô thị, bổ sung canxi không hợp lý, ngừng uống aspirin đột ngột...

1. Mức Cholesterol

Một nghiên cứu trên gần 7.000 người do các chuyên gia ở Đại học Indiana, Mỹ thực hiện cho thấy, HDL (cholesterol hay còn gọi là mỡ máu tốt) liên quan mật thiết đến sức khỏe tim mạch. Nếu hàm lượng HDL thấp thì nguy cơ mắc bệnh tim rất cao, nhất là khi tuổi cao. 

2. Nhiễm trùng

Nếu thường xuyên bị nhiễm trùng đường hô hấp thì tỷ lệ mắc cơn đau tim cao gấp 5 lần những người không mắc bệnh. Lý do, nhiễm trùng có thể tạo ra các phản ứng viêm, tạo ra cơn đau tim hoặc đột quỵ. Nên tiêm phòng vắcxin cúm để giúp cơ thể tự vệ, hạn chế rủi ro bệnh tim có nguồn gốc từ viêm nhiễm, stress. 

3. Mắc bệnh thận

Một nghiên cứu ở nhóm bệnh nhân cao tuổi tại Rotterdam, Hà Lan, các nhà khoa học phát hiện thấy những người có thận yếu, mắc bệnh thận có rủi ro mắc phải các cơn đau tim cao hơn nhiều lần so với những người khỏe mạnh khác. 

4. Sống ở đô thị

Do tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, nhất là ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông gây ra và ô nhiễm tiếng ồn đã đẩy nhóm người sống ở các đô thị lớn có rủi ro mắc bệnh đau tim cao gấp 2 lần so với nhóm sống ở làng quê yên tĩnh. 

5. Bổ sung canxi không hợp lý

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học New Zealand, những phụ nữ uống 1 gram canxi citrate/ngày trong vòng 5 năm có nguy cơ mắc bệnh đau tim cao gấp 2 lần so với nhóm không dùng loại dưỡng chất này. Một nghiên cứu thứ hai cũng phát hiện thấy, nhóm phụ nữ trên 70 dùng ít nhất 500 mg canxi/ngày có nguy cơ đau tim cao hơn 30% so với những người không dùng canxi. Lý do, canxi dư có thể gây tích tụ trong động mạch, làm tắc mạch máu. Vì lý do này mà khi bổ sung canxi nhất thiết phải tư vấn kỹ bác sĩ.

6. Ngừng uống Aspirin đột ngột

Theo nghiên cứu của các chuyên gia ở ĐH Chicago, Mỹ, những người thường xuyên uống aspirin hay thuốc kháng viêm phi steroid (NSAIDs) nếu ngừng đột ngột thì sau một tuần rủi ro mắc cơn đau tim sẽ tăng. Vì vậy, khi muốn ngừng thuốc phải ngừng từ từ và có sự giám sát của bác sĩ.

 7. Đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt

Liệu pháp hormone trị ung thư tuyến tiền liệt có thể làm tăng nguy cơ đột tử vì đau tim- đó là cảnh báo của chuyên gia ở ĐH Y khoa Harvard, Mỹ và tuy chưa phát hiện chính xác mối liên quan này, nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy, khi đang điều trị ung thư tuyến tiền liệt thì rủi ro mắc bệnh tim là rất cao.

 8. Bệnh vẩy nến

Theo nghiên cứu của các chuyên gia da liễu ở ĐH Pennsylvania, Mỹ thì những người mắc bệnh bệnh vẩy nến, ezema có nguy cơ đau tim cao hơn cả nhóm người bệnh tiểu đường. Đơn giản những căn bệnh này liên quan nhiều đến bệnh tim như thừa cân, huyết áp cao, thuộc nhóm bệnh rối loạn tự miễn dịch, viêm mạn tính và cuối cùng dẫn đến những cơn đau tim đột ngột.

9. Căng thẳng

Theo nghiên cứu về dịch tễ học của ĐH Luân Đôn, Anh thì mối quan hệ tiêu cực, cho dù là quan hệ bạn bè, đồng nghiệp hay hôn nhân đều có thể dẫn đến tăng căng thẳng, stress, có hại cho sức khỏe tim mạch, làm tăng nguy cơ đau tim tới 34% so với nhóm người sống ôn hòa, có mối quan hệ tốt.

Xem thêm
'Trục xuất' khối bướu khổng lồ hơn 20 kg cho bệnh nhân

TP.HCM Mới đây, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM đã phẫu thuật thành công khối u buồng trứng khổng lồ gây chèn ép nội tạng cho bệnh nhân nữ 46 tuổi.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Bảo tồn bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông tăng sinh lý

Bài thuốc gia truyền Kháu Vài Lèng giúp đàn ông cải thiện sức khỏe sinh lý được Chủ nhiệm Hợp tác xã Dược liệu Nam dược Mạc Minh tâm huyết phát triển.

Bình luận mới nhất