| Hotline: 0983.970.780

Nhân hội thăm đồng nghĩ về "nhất giống, nhì phân"

Thứ Tư 01/04/2015 , 06:12 (GMT+7)

Những năm gần đây, Việt Nam đã vươn lên vị thế dẫn đầu về sản lượng gạo xuất khẩu thế giới nhưng giá trị lại khiêm tốn. 

Sản lượng lúa cả nước đã đạt con số 46 triệu tấn trong khi đó chỉ xuất khẩu 25 -30%, còn lại tiêu thụ nội địa và dự trữ quốc gia.

Như vậy, thị trường nội địa cũng rất tiềm năng trong khi chúng ta chỉ tập trung vào thị trường xuất khẩu khi mà nguồn cung đã vượt cầu.

Ngoài ra, bất cập nổi cộm hiện nay trong SX lúa gạo còn là diện tích nông hộ còn quá nhỏ nên chi phí giá thành tăng lên. Một khi vấn đề hạn điền vẫn còn đặt ra thì không thể nào tiết giảm được giá thành SX mà như thế thì nông dân khó có thể tăng thu nhập.

Xây dựng các cánh đồng mẫu lớn chỉ là một cách để khắc phục. Muốn giải quyết điểm yếu này, trong tương lai phải đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của các hình thức trang trại, hợp tác xã.

Thực tế để giải bài toán này thật sự chúng ta còn gặp nhiều lúng túng. Do đó, lúa gạo Việt Nam cần thay đổi tư duy SX mới. Như vậy thì chúng ta cần thay đổi như thế nào?

Ông cha ta có câu “nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống” nhưng trong thời hiện đại của tiến bộ khoa học kỹ thuật câu nói đó có lẽ phải chuyển đổi lại thành là “nhất giống, nhì phân, tam cần, tứ nước”.

Vai trò của yếu tố giống cần phải đặt lên vị trí quan trọng hàng đầu trong quy trình SX lúa nói chung. Do đó, muốn phần nào nâng tính cạnh tranh cho gạo Việt trên thị trường quốc tế, đồng thời cải thiện đời sống người nông dân thì phải làm tốt khâu giống.

Hiện nay, miền Bắc vẫn thường nhập giống lúa lai từ Trung Quốc, còn miền Nam gieo trồng chủ yếu các giống của viện, trường như Viện Lúa ĐBSCL, Viện Phát triển đồng bằng, ĐH Cần Thơ và các trung tâm, các công ty giống.

Trong nhiều năm trở lại đây có rất nhiều Cty tham gia vào thị trường giống lúa và đặc biệt là lúa lai F1 thì Cty Bayer Việt Nam cũng đã rất thành công với giống lúa Arize B-TE1 từ năm 2007 đến nay vẫn được bà con nông dân tin tưởng và canh tác số lượng lớn trên cả nước; đặc biệt là mô hình tôm - lúa.

Tiếp nối thành công đó, Bayer đã cho ra đời giống lúa lai Arize TEJ Vàng được Cục Trồng trọt công nhận SX thử đầu năm 2014 và đang trong giai đoạn trình công nhận chính thức.

Nhiều người từng nghĩ lúa lai chỉ có năng suất còn chất lượng gạo chỉ đáng làm thức ăn gia súc, làm bánh, nấu rượu… Đó là những giống lúa lai ở giai đoạn đầu, có nguồn gốc từ Trung Quốc. Ngày nay, Tập đoàn Bayer chọn giống theo hướng chất lượng cao cho mục tiêu xuất khẩu, chống chịu tốt còn năng suất thì khỏi phải bàn.

Vụ ĐX 2014-2015 ở các tỉnh ĐBSCL, Cty Bayer Việt Nam tiếp tục làm trình diễn với quy mô canh Arize TEJ Vàng tác lớn hơn, từ 1 ha trở lên để tăng tính thuyết phục.

Arize TEJ  Vàng đã được Cục Trồng trọt công nhận cho SX thử từ đầu năm 2014. Qua 2 vụ SX thử trên phạm vi cả nước với diện tích lên tới 1.400 ha. Arize TEJ Vàng có kích thước hạt gạo dài 7,1 mm, gạo trong, mềm là một đại diện sáng giá cho phân khúc xuất khẩu gạo chất lượng cao.
Ngoài ra, Arize TEJ Vàng còn kháng bạc lá rất tốt, giảm chi phí sử dụng thuốc BVTV. Do đó Arize TEJ Vàng là niềm mong mỏi của nhiều bà con nông dân SX lúa hàng hóa, là nhu cầu cần thiết trong chọn giống lúa chất lượng cao cho xuất khẩu và đã giải được bài toán trong tư duy mới của lúa gạo Việt Nam.

Vào ngày 13/3/2015 vừa qua, chúng tôi có dịp tham gia ngày hội thăm đồng, đánh giá giống lúa lai Arize TEJ Vàng diện tích 2 ha tại ruộng của anh Nguyễn Thanh Hiếu ở ấp Mũi Tàu, xã Bình Giang, Hòn Đất , Kiên Giang.

Cuộc hội thảo có sự tham gia của Trung tâm KN-KN Kiên Giang, đại diện chính quyền địa phương, đại lý cấp 1, cấp 2 trong tỉnh và khoảng hơn 100 nông dân.

Cty cho bà con đi thăm đồng đánh giá và so sánh Arize TEJ Vàng với một giống lúa khác và tham gia trò chơi dự đoán năng suất lý thuyết. Sau khi thăm đồng bà con quay trở lại hội trường để lắng nghe Cty giới thiệu về nguồn gốc, đặc tính của giống lúa, đồng thời tham gia tọa đàm với Anh Phù Khí Nguyên, Trung tâm KN-KN Kiên Giang và Cty Bayer.

Có rất nhiều ý kiến thắc mắc xoay quanh chủ đề canh tác giống lúa mới này hiệu quả ra sao và hướng đầu ra.

Anh Hai Bình là thương lái đã có nhiều năm kinh nghiệm và đã mua lúa giống này năm ngoái rất vui: “Gạo giống lúa này rất giống với OM 5451 thuộc nhóm gạo chất lượng cao, trong mềm, ít bạc bụng và vỏ mỏng nên tỷ lệ thu hồi khi xay trà rất cao, giá hiện tại khoảng 4.700 đồng/kg lúa ướt thu bằng máy gặt đập liên hợp.

Ở đây làm chưa đủ ghe nên tui chưa dám mua bằng OM 5451, nếu bà con làm nhiều thì tương lai giống lúa này bán được giá cao hơn các giống lúa khác”.

Để hiểu rõ hơn về quá trình canh tác, tôi đã trao đổi với chủ nhân ruộng Arize TEJ Vàng  - anh Nguyễn Thanh Hiếu.

Anh Hiếu nói: “Đây là lần đầu tiên tôi sạ giống lúa mới này sau khi nghe anh em kỹ thuật Cty Bayer tư vấn. Ban đầu tui mang có 80 kg giống về chuẩn bị sạ cho 2 ha so với trước phải dùng tới 300 kg giống OM mới đủ nên vợ tôi là người phản đối quyết liệt. Đến lúc sạ lượng giống quá ít nên tôi và anh bạn không tự tin nên phải uống 2 xị rượu xong mới dám làm.

Ban đầu lúa lên rất thưa, bà con chòm xóm cứ lời ra tiếng vào và đặt cho tôi cái tên biệt danh là Hiếu "liều". Vợ tôi cằn nhằn bởi lo nếu năm nay không thành công sẽ phải bán ruộng đi mà trả nợ.

Nhưng sau khi lúa được 20 ngày tuổi trở đi phát triển nhanh đến bất ngờ. Nhiều nông dân không tin nên kết luận là thằng Hiếu nó mua lúa cấy thêm vào”.

Sau tọa đàm, bà con sôi động với màn dự đoán năng suất. Tất cả có 5 người dự đoán năng suất đều vượt hơn 9 tấn/ha trong đó có 1 nông dân đoán tới 10 tấn/ha. Cty ghi nhận những dự đoán này và công bố kết quả gặt ô mẫu và tính năng suất lý thuyết của tổ kỹ thuật quy đạt 10,5 tấn/ha.

Hiện tại lúa còn khoản tuần nữa sẽ cho thu hoạch, với giá lúa tính bằng với OM 6976 khoảng 4.600 đồng/ kg, trừ đi các chi phí đầu vào cũng thu lãi hơn 3,1 triệu đồng/công (25 triệu đồng/ha).

Ngoài ra, vì giống kháng bệnh vi khuẩn bạc lá và đạo ôn rất tốt nên tiết kiệm thuốc BVTV, tiết kiệm thời gian và nhất là tiết kiệm sức khỏe.

Xem thêm
Giải bài toán nguồn thức ăn cho ngành chăn nuôi

GIA LAI Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi là chủ trương đang được tỉnh Gia Lai hướng đến.

Truy tố những trường hợp để chó, mèo gây hậu quả nghiêm trọng

Đắk Lắk sẽ điều tra, truy tố, xử lý nghiêm những trường hợp không tuân thủ quy định trong việc nuôi, quản lý chó, mèo để xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Cần trợ lực chính sách

Người dân còn e ngại khi lắp đặt hệ thống tưới tiết kiệm bởi chi phí đầu tư cao, trong khi việc bảo quản các trang thiết bị này gặp rất nhiều khó khăn.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm