| Hotline: 0983.970.780

Nhãn IDO ăn chắc

Thứ Năm 18/04/2019 , 14:10 (GMT+7)

Những năm gần đây, giống nhãn Ido được coi là cây chủ lực của nông dân các tỉnh ĐBSCL. Chỉ riêng TP. Cần Thơ cũng đã có tới 1.830 ha trồng loại nhãn này.

Một trong những người trồng mang lại hiệu quả đáng kể nhất là ông Nguyễn Thanh Kỳ (Tư Kỳ), 55 tuổi, quê ở ấp Trường Khánh, xã Trường Thành, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ.

14-22-35_3_ong_nguyen_thnh_ky_tri_gioi_thieu_chum_nhn_ido_no_tron_mu_sc_tuoi_dep
Ông Nguyễn Thanh Kỳ giới thiệu chùm nhãn Ido trái no tròn

Ông Tư Kỳ cho biết, gia đình có 10 công đất ruộng nhưng làm chỉ đủ ăn. Sau một thời gian đi đó đi đây thấy bà con trồng nhãn Ido mang lại hiệu quả kinh tế cao, ông đã chịu khó tìm tòi, học hỏi kỹ thuật canh tác để chuyển sang trồng.

Năm 2016 ông bắt đầu đào mương, đắp bờ, lên liếp, cải tạo đất để xuống giống. Theo ông, Ido là giống nhãn phát triển nhanh, kháng bệnh tốt, trái sai, năng suất cao nhưng vì đây là giống có nguồn gốc từ Thái Lan nên khi trồng ở nước ta không phù hợp với khí hậu và môi trường nên rất khó ra hoa. Do đó, muốn cho cây ra hoa đậu trái, người trồng phải nắm vững các yếu tố khoa học kỹ thuật, đặc biệt là cách xử lý phân, thuốc sao cho phù hợp và đúng liều lượng.

Nhờ áp dụng đúng các biện pháp kỹ thuật nên hai năm chăm sóc, cây bắt đầu cho trái chín. Vào những ngày này, bước vào vườn nhãn của ông ai cũng ngỡ ngàng vì cây trồng ngay hàng thẳng lối, hàng nối hàng, trái oằn sai từ ngọn xuống tới gốc. Năm đầu tiên ông thu hoạch được 10 tấn, năm thứ hai 20 tấn và năm nay được 30 tấn, bán với giá dao động từ 25.000 – 40.000đ/kg (tùy thời điểm). Riêng năm 2019 ông thu nhập trên 700 triệu đồng.

Ông cho biết cây nhãn càng lâu năm năng suất càng cao. Bước sang năm thứ tư, thứ năm sản lượng sẽ cao hơn nhiều. Người trồng đúng kỹ thuật, đạt năng suất cao có thể thu nhập từ 80 – 120 triệu/công.

Bí quyết thành công của ông là mạnh dạn áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Từ khâu chọn giống, làm đất, bón phân, tưới tiêu, trừ sâu bệnh cho đến lúc thu hoạch đều tuân thủ các biện pháp kỹ thuật một cách nghiêm ngặt. Vì vậy vườn nhãn của ông lúc nào cũng sum xuê.

14-22-35_4_cc_thuong_li_thu_mu_nhn_ido_ti_vuon
Các thương lái thu mua nhãn Ido tại vườn

Sau khi thu hoạch, ông tiến hành cắt tỉa cành già, cành khô héo, bón thêm phân để cây đâm tược chờ mùa sau. Ngoài ra ông còn thành thạo về biện pháp xử lý cho cây ra hoa theo ý muốn.

Theo ông, về chất lượng, nhãn Ido không thua các loại nhãn khác, đặc biệt hạt nhỏ, cơm dầy và giòn, ít nước, độ ngọt vừa phải, được nhiều người ưa dùng. Đây là loại nhãn “ăn chắc mặc bền”, giúp cho nhà vườn yên tâm, không sợ đầu ra...

Xem thêm
Doanh nghiệp là đầu kéo phát triển chăn nuôi quy mô lớn

An Giang xác định được vai trò dẫn dắt của doanh nghiệp trong việc nâng cao giá trị của ngành chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn an toàn sinh học.

Điều trị, làm đẹp cho thú cưng: Đã học rồi còn phải học thêm

Thú cưng đưa vào các phòng khám thú y điều trị được siêu âm, X quang để chẩn đoán bệnh như người nên nhân viên phòng khám phải được đào tạo bài bản.

Đồng Nai hướng tới cơ giới hóa đồng bộ trong trồng trọt

Cơ giới hóa trong trồng trọt ở Đồng Nai đã có nhiều thành tựu nhưng chưa đồng bộ. Tỉnh này đang hướng tới việc cơ giới hóa đồng bộ trong thời gian tới.